Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp

Tải xuống 3 1.2 K 1

Với giải luyện tập 1 trang 18 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Khoa học tự nhiên 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

Luyện tập 1 trang 18 Khoa học tự nhiên lớp 6: Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành. Đề xuất cách xử lí an toàn cho tình huống đó?

Trả lời:

- Khi làm thí nghiệm liên quan tới đèn cồn, không may làm đổ sẽ dần tới cháy nổ.

Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp

Cách xử lý:

+ Báo giáo viên

+ Dập tắt nguồn cháy: sử dụng khăn ẩm đậy nguồn cháy hoặc sử dụng bình chữa cháy

+ Sơ cứu bệnh nhân: loại bỏ các tác nhân gây cháy, bỏng khỏi nạn nhân (quần áo, giày,…); giữ sạch vùng bỏng, không làm vỡ đám da phỏng nước. Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng. Phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch.

- Khi làm thí nghiệm không may hít phải khí độc gây ngộ độc

Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp

Cách xử lý:

+ Báo giáo viên

+ Cần đưa bệnh nhân ra khỏi nơi có khí độc

+ Mở toang các cửa, tạo không khí thoáng đãng và hà hơi thổi ngạt

+ Nếu bệnh nặng hơn cần gọi cấp cứu y tế

- Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất.

Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp

Cách xử lí:

+ Báo ngay với giáo viên.

+ Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong.

+ Nếu bị hoá chất bám vào người, quần áo thì phải cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

+ Nếu bị chảy máu, xây xát thì phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 12 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây...

Vận dụng 1 trang 13 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng...

Tìm hiểu thêm 1 trang 14 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy quan sát hình 2.4 và mô tả cách đo thể tích của một hòn đá. Em cần phải thực hiện...

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 14 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không...

Tìm hiểu thêm 2 trang 14 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Em hãy sử dụng hai ống đong giống nhau có chia độ a/ và b/. Cắm cành cây...

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 15 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy quan sát gân lá cây (các loại lá có gân to như lá bưởi...

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 15 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy quan sát hình 2.7 và cho biết tác dụng của các bộ phận...

Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và trong...

Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 16 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Dùng kính hiển vi quang học, quan sát tiêu bản thực vật...

Luyện tập 2 trang 18 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy mô tả hoặc vẽ lại kí hiệu cảnh báo có trong phòng thực hành mà em biết...

Vận dụng 2 trang 18 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Em hãy tự làm bảng “Nội quy an toàn phòng thực hành” phù hợp với điều kiện...

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống