Với giải bài tập Toán lớp 6 Luyện tập chung trang 43 chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 6 Luyện tập chung trang 43
Video giải Toán 6 Luyện tập chung trang 43 - Kết nối tri thức
Giải Toán lớp 6 trang 43 Tập 1
a) Các số đó chia hết cho 5;
b) Các số đó chia hết cho 3.
Lời giải:
a) Gọi số tự nhiên cần tìm có ba chữ số khác nhau là
Vì số đó chia hết cho 5 nên chữ số tận cùng là 0 hoặc 5. Do đó c = 0 hoặc c = 5.
+) Với c = 0, ta có bảng chữ số a, b khác nhau và khác 0 thỏa mãn là:
a |
1 |
5 |
3 |
5 |
1 |
3 |
b |
5 |
1 |
5 |
3 |
3 |
1 |
Do đó ta thu được các số: 150; 510; 350; 530; 130; 310.
+) Với c = 5, a 0 nên a = 1 hoặc 3, ta có bảng chữ số a, b khác nhau thỏa mãn là:
a |
1 |
3 |
1 |
3 |
b |
0 |
0 |
3 |
1 |
Do đó ta thu được các số: 105; 305; 135; 315
Vậy các số tự nhiên có ba chữ số khac nhau chia hết cho 5 được viết từ các chữ số đã cho: 130; 135; 105; 150; 310; 315; 350; 305; 510; 530.
b) Gọi số tự nhiên cần tìm có ba chữ số khác nhau là
Vì số đó chia hết cho 3 nên tổng các chữ số của nó phải chia hết cho 3 hay (a + b + c) chia hết cho 3.
Ta thấy cặp 3 chữ số khác nhau có tổng chia hết cho 3 là: (5, 0, 1); (5, 1, 3) vì (5 + 0 + 1 = 6 chia hết cho 3 và 5 + 1 + 3 = 9 chia hết cho 3)
+) Với (5, 0, 1) ta có các số cần tìm là: 105; 150; 510; 501
+) Với (5, 1, 3) ta có các số cần tìm là: 135; 153; 351; 315; 513; 531
Vậy các số tự nhiên có ba chữ số khac nhau chia hết cho 3 được viết từ các chữ số đã cho: 135; 153; 351; 315; 513; 531; 105; 150; 510; 501.
Bài 2.26 trang 43 Toán lớp 6 Tập 1: Hãy phân tích các số A, B ra thừa số nguyên tố:
A = 42.63
B = 92.152
Lời giải:
Bài 2.27 trang 43 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số tự nhiên x không vượt quá 22 sao cho:
a) 100 - x chia hết cho 4
b) 18 + 90 + x chia hết cho 9
Lời giải:
a) 100 - x chia hết cho 4. Mà 100 chia hết cho 4 nên x chia hết cho 4
Do đó x là bội của 4
Ta có: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;…}
Vì x không vượt quá 22 nên x ∈ {0; 4; 8; 12; 16; 20}
Vậy x ∈ {0; 4; 8; 12; 16; 20}.
b) 18 + 90 + x chia hết cho 9. Mà 18 và 90 chia hết cho 9 nên x chia hết cho 9
Do đó x là bội của 9
Ta có: B(9) = {0; 9; 18; 27;…}
Vì x không vượt quá 22 nên x ∈ {0; 9; 18}
Vậy x ∈ {0; 9; 18}.
Lời giải:
Gọi số nhóm là x (nhóm, x ∈ N)
Vì cô giáo muốn chia lớp có 40 học sinh thành nhiều nhóm có số người như nhau nên
40 ⁝ x hay X ∈ Ư(40)
Ư(40) = {1; 2; 4; 5; 8; 10; 20; 40}
Ta có bảng sau:
Số nhóm |
1 |
2 |
4 |
5 |
8 |
10 |
20 |
40 |
Số người mỗi nhóm |
40 |
20 |
10 |
8 |
5 |
4 |
2 |
1 |
Vì mỗi nhóm có nhiều hơn 3 người nên mỗi nhóm có thể có 4 người; 5 người; 8 người; 10 người; 20 người hoặc 40 người.
Vậy mỗi nhóm có thể có 4 người; 5 người; 8 người; 10 người; 20 người hoặc 40 người.
Lời giải:
Các cặp số nguyên tố sinh đôi nhỏ hơn 40:
+) 3 và 5
+) 5 và 7
+) 11 và 13
+) 17 và 19
+) 29 và 31.
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 11: Ước chung. Ước chung lớn nhất
Bài 12: Bội chung. Bội chung nhỏ nhất