TOP 15 mẫu Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng 2024 hay, ngắn gọn

Tài liệu tóm tắt Chiếc lá cuối cùng môn Ngữ văn lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chi tiết gồm có 15 bài tóm tắt tác phẩm Chiếc lá cuối cùng hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng hay, ngắn gọn  (ảnh 1)

Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng 

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 1

Xiu và Giôn-xi là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già cũng sống ở đó; cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xung sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men âm thầm thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi nghĩ lại, cô hy vọng và muốn được sống. Tuy nhiên, cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau một đêm đội mưa đội gió để vẽ hình chiếc lá cuối cùng lên tường nhằm cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên bạn báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 2

Giôn-xi viêm phổi nặng và phó mặc cuộc đời mình cho chiếc lá cuối cùng trên cây, cô sẽ chết nếu chiếc lá ấy rụng xuống. Xiu và cụ Bơ-men hết sức lo lắng. Và rồi vào một đêm giông bão, cụ Bơ-men đã vẽ một chiếc lá thường xuân hệt như thật thay thế vào nơi chiếc lá đã rụng xuống. Cụ đã bị viêm phổi và chết sau đó, cụ đã hi sinh tính mạng của mình để cứu lấy Giôn-xi.

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 3

Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện nói về tấm lòng cao cả, của tình người dành cho nhau lúc khó khăn. Xiu và Giôn xi là hai người hoạ sĩ nghèo, Giôn xi bị mắc chứng bệnh sưng phổi nên không muốn sống nữa. Cô đã nghĩ rằng, khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân lìa cành thì cô cũng phải ra đi thôi. Sau đêm mưa tuyết, chiếc lá ấy vẫn còn trên cây, Giôn xi ngạc nhiên trước sức sống mạnh mẽ của nó và quyết tâm gượng dậy, nhanh chóng hồi phục. Hóa ra, chiếc lá ấy là kiệt tác do cụ Bơ men - một họa sĩ già cũng mắc bệnh sưng phổi - biết mình chẳng còn sống được bao lâu nên đã dùng hết tấm lòng và tâm huyết của bản thân để đem hi vọng đến cho cô gái ấy.

Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 4

Giôn-xi, Xiu và Bơ-men là những hoạ sỹ nghèo, thuê trọ ở một khu phố tồi tàn phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết. Nhưng qua một buổi sáng và 1 đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Một người bạn gái đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh hoạ sĩ già Bơ-men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn-xi, trong khi chính cụ bị chết vì sưng phổi.

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 5

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể về nhân vật chính là Giôn xi, cô bị mắc chứng bệnh sưng phổi và tuyệt vọng trước cuộc sống. Giôn xi tự nhủ rằng chừng nào chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân ở phía bên ngoài cửa sổ kia rụng xuống thì cũng là lúc cô ra đi, từ bỏ cuộc sống. Khi biết được ý nghĩ đó của Giôn xi thì cụ Bơ men - người thuê phòng ở tầng dưới, cũng là một họa sĩ già mắc chứng bệnh sưng phổi - đã vẽ nên kiệt tác chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa bão để Giôn xi có niềm tin vào cuộc sống. Sáng hôm sau, cụ đã qua đời và Giôn xi thì cũng lấy lại được hi vọng khi tưởng rằng chiếc lá đó là thật, bởi cụ Bơ men đã vẽ nó bằng cả tấm lòng mình.

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 6

Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ Men là những họa sĩ nghèo sống cùng trong một căn hộ 2 tầng ở gần thành phố Oa-sinh-tơn. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị chứng sưng phổi, cô tuyệt vọng tự nhủ rằng bao giờ chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ ngu ngốc của Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men vô cùng tức giận và lo lắng. Nhưng sau đêm mưa bão đầu tiên, chiếc lá vẫn còn đó. Rồi đêm thứ hai nữa. Giôn-xi chợt nhận thấy mình đã sai, cố gắng hồi phục. Tuy nhiên sau đó Xiu nhận được tin là cụ Bơ-men mất. Cô ôm chầm lấy Giôn-xi và kể rằng trong đêm mưa bão, cụ Bơ-men đã một mình vẽ nên chiếc lá cuối cùng đó để cứu lấy Giôn-xi. Đó chính là một kiệt tác của cụ Bơ-men, một kiệt tác mà cụ luôn mơ ước.

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 7

Hai họa sĩ nghèo là Xiu và Giôn xi phải sống cùng với nhau trong một căn nhà thuê. Không may, Giôn xi bị mắt phải căn bệnh sưng phổi. Căn bệnh này giày vò cô khiến cô chẳng còn muốn sống nữa. Hằng ngày, Giôn xi nằm nhìn ra cây thường xuân bên ngoài cửa sổ, cô tự nhủ với chính mình rằng khi nào chiếc lá cuối cùng trên cây rụng xuống thì cô sẽ lìa đời. Sau một đêm mưa tuyết khắc nghiệt, Giôn xi những tưởng rằng cây sẽ trụi sạch lá vì mưa quét, ấy thế nhưng cô vẫn thấy có một chiếc lá kiên cường còn sót lại. Vì vậy mà cô đã có thêm động lực, cô nhanh chóng khỏe lại và vượt qua được căn bệnh ấy. Sau đó, cô biết rằng, cụ Bơ men - một người họa sĩ già ở tầng dưới đã qua đời sau đêm mưa bão vì cụ đã vẽ nên kiệt tác để cứu sống Giôn xi.

Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng hay, ngắn nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 8

Tại một ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía tây công viên Oa- sinh- tơn, vào khoảng tháng 11, khi gió lạnh mùa Đông tràn về, Xiu và Giôn-xi đến thuê chung một căn phòng trên tầng thượng ngôi nhà. Cụ Bơ-men cũng là một hoạ sĩ nghèo sống ở tầng dưới cùng…

Giôn –xi bị bệnh sưng phổi nặng, mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn -xi cứ nằm quay ra cửa sổ nhìn những chiếc lá thường xuân trên dây leo bám vào tường gạch phía cửa sổ trước mặt rụng dần từng chiếc. Mỗi lần có một chiếc lá rơi, cô lại đếm ngược số lá còn lại và chờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng buông xuôi lìa đời.

Cụ Bơ- men nghe Xiu kể, rất bực mình vì ý nghĩ ngớ ngẩn của Giôn-xi. Cụ lên gác, gặp Xiu, hai người sợ sệt nhìn cây thường xuân. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Xiu chán nản kéo tấm mành che cửa lên theo lệnh của Giôn-xi thì ngạc nhiên, thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn còn bám trên cây.

Một đêm mưa gió nữa lại qua, chiếc lá thường xuân vẫn dai dẳng bám trên cây. Giôn-xi nhìn ngắm chiếc lá, rồi cô thấy rằng “muốn chết là một tội”. Cô ngồi dậy ăn cháo, uống thuốc, và cùng với sự chăm sóc của Xiu, Giôn-xi đã chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng cũng thời điểm đó thì cụ Bơ-men đã qua đời vì cụ đã mắc phải bệnh viêm phổi sau cái đêm thức vẽ chiếc lá cuối cùng trong mưa gió.

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 9

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ với nhiều khát vọng, sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy Giôn- xi mắc chứng viêm phổi và tình trạng vô cùng bi kịch. Cô tuyệt vọng không còn lí trí mặc cho Xiu lo lắng và a ủi, khích lệ bạn hết lời. Ngay cửa sổ phòng trọ hai người có một cây thường xuân đang ngày ngày rụng lá. Giôn- xiu quyết định khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng lạ lùng thay, sau cơn bão dữ dội, chiếc lá cuối cùng ấy vẫn không hề rụng và Giôn- xi lấy lại tinh thần rồi nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm. Cô nhanh chóng bình phục mỗi ngày và cho đến một ngày, cô được Xiu cho biết chiếc lá cuối cùng ấy là kiệt tác vĩ đại của cụ Bơ- men, cụ mới mất vì chứng viêm phổi nặng, cụ mắc nó chỉ sau một đêm, chính là đêm mà cụ chiếc lá của sự sống khi mà chiếc lá cuối cùng rụng.

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 10

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Lúc đó vào mùa đông, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. Biết được suy nghĩ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân như thật. Chiếc lá khiến Giôn-xi nghĩ lại, cô hy vọng và muốn được sống. Tuy nhiên, cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi khi sáng tạo chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 11

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thỏa ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đầu mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Tóm tắt Chiếc lá cuối cùng hay, ngắn gọn (ảnh 2)

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 12

Câu chuyện về những người hoạ sĩ nghèo nơi khu trọ đã làm bao trái tim nhói lên.

Hai nữ hoạ sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong căn gác của nhà trọ nhỏ bé phía dưới là căn nhà của cụ Bơ-men một người hoạ sĩ lớn tuổi. Nhưng cuộc sống cho họ tài năng nhưng lại lấy của Giôn-xi sức khỏe. Cô bị sưng phổi nặng. Nằm trên giường bệnh cô đếm từng ngày sống sót của mình. Cô tự nhắn nhủ với mình rằng khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ xa rời cuộc sống này mãi mãi. Và trong đêm bão tuyết gầm rú đó ai cũng nghĩ chiếc lá thường xuân mỏng manh kia sẽ rơi xuống nền tuyết trắng. Nhưng nào ngờ đâu chiếc lá đó vẫn ở đó khi mọi người nhìn qua. Không đó là một bức vẽ mà cụ Bơ-men để lại trong đêm tuyết đó trước khi vào viện. Cụ đã hi sinh sự sống của mình để cứu tâm trí như rơi vào vực thẳm của con người trẻ tuổi kia. Và đúng như cụ nghĩ; Giôn-xi đã lấy lại chính bản thân mình để hy vọng về những tác phẩm mới sẽ ra đời. Chiếc lá đó sẽ mãi ở đó như lời nhắn nhủ của chính người hoạ sĩ đã vẽ lên kiệt tác đó

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 13

Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ Men là những họa sĩ cùng sống trong một căn hộ 2 tầng ở gần thành phố Oa-Sinh-Tơn.

Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị chứng sưng phổi, cô tuyệt vọng tự nhủ rằng bao giờ chiếc thường xuân cuối cùng ở gần đó rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ ngu ngốc của Giôn-xi, cụ Bơ Men vô cùng tức giận và lo lắng.

Sau đêm mưa bão đầu tiên, chiếc lá vẫn còn đó. Rồi đêm thứ hai chiếc lá vẫn còn. Giôn-xi nhận thấy mình đã sai, dần hồi phục.

Tuy nhiên sau đó Xiu nhận được tin là cụ Bơ-men đã chết. Cô ôm chầm lấy Giôn-xi và kể rằng trong đêm mưa bão, cụ bơ-men đã một mình vẽ nên chiếc lá cuối cùng để cứu lấy Giôn-xi. Đó chính là một kiệt tác của cụ bơ men, kiệt tác mà bấy lâu nay cụ vẫn mong muốn vẽ được.

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 14

Tại một khu nhỏ phía tây công viên Oa - Sinh - Tơn là cái làng Greenwich cổ kính. Các nghệ sĩ nghèo thường lui tới tìm thuê những căn phòng có cửa sổ hướng bắc, những buồng xép sát nóc kiểu Hà Lan với giá tiền rẻ.

Phòng họa của hai nữ sĩ trẻ đặt tại tầng thượng ngôi nhà cổ gạch 3 tầng thấp lè tè, tầng cuối cùng là của cụ Bơ-Men đã ngoài 60 tuổi. Cụ nghiện rượu, đã hơn 40 năm mà ngòi bút màu của cụ chưa với tới được gấu áo của vị thần nghệ thuật. Cụ luôn luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tác nhưng chưa bao giờ cụ bắt đầu cả. Hai nữ họa sĩ trẻ, một người tên Giôn-Xi, một người tên là xiu. Một cô đến từ Ban-men, cô kia đến từ Ca-li-pho-ni-a. Họ kết nghĩa, gắn bó trong tình chị em tha thiết.

Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã đánh ngã hàng chục nạn nhân bên khu phía đông...Thế rồi Giôn-Xi bị cảm lạnh nằm bất động trên chiếc giường sắt. Viên bác sĩ cho Xiu biết, bệnh tình của Giôn-Xi mười phần chỉ hy vọng được một thôi. Xiu tranh thủ vẽ để kiếm tiền mua rượu đa, pha sữa, mua thuốc để săn sóc, chạy chữa cho đứa em tội nghiệp. Ngày đêm trôi qua Giôn-Xi nằm yên bất động và trắng bệch như pho tượng đổ. Cô chỉ biết nhìn ra cửa sổ nhẩm đếm từng chiếc lá trên cây thường xuân, mệt mỏi buông xuôi nghĩ sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.

Cụ Bơ-Men lại lên gác 3 ngồi làm mẫu cho xiu vẽ, Xiu đã nói với cụ về nỗi niềm tuyệt vọng của Giôn-Xi. Một đêm mưa tuyết lạnh lẽo nữa lại ào tới. Những chiếc lá dũng cảm màu vàng úa vẫn bám vào cành. chiếc lá thường xuân, chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó. Giôn-Xi bình phục dần.

Cụ Bơ-Men đã chết vì sưng phổi sau 2 ngày nằm viện. Giày và áo quần cụ ướt sũng vẫn còn để lại trong phòng. Chiếc thang, chiếc đèn bão và chiếc bút rơi vung vãi...ở ngoài cửa sổ. Xiu khẽ nhắc em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá cuối cùng trên cây, rồi bảo: "Ồ em thân yêu, đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-Men đấy. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng..."

Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng - Mẫu 15

Xiu và Giôn –xi là hai họa sĩ nghèo sống với nhau hòa thuận. Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi, cô không chịu chữa trị, tuyệt vọng không muốn sống tiếp. Hằng ngày cô ngắm những chiếc lá thường xuân và đợi chiếc lá cuối cùng rơi là cô cũng lìa đời. Biết được ý định đó, cụ Bơ- men đã lặng lẽ vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng vào đêm mưa gió. Giôn-xi nhìn chiếc lá cuối cùng không rụng nên quyết tâm vực lại mình, cuối cùng cô khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men thì chết vì sưng phổi khi sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng cứu sống Giôn-xi.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter

- Quê quán: là nhà văn người Mỹ

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi

   + Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó. Ông đi nhiều nơi và làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên, kế toán, thủ quỹ ngân hàng…

   + Sau này, khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn chuyên viết truyện ngắn

   + Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ…

- Phong cách sáng tác:

   + Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả

- Tác phẩm chính: Căn phòng đầy đủ tiện nghi (The furnished room) 1904 , Một cuộc đổi đời (A retrieved reformation) (1903), Hoàng tử xứ Chaparrall (A chaparral prince) (1903)

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

3. Phương thức biểu đạt : Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

5. Tóm tắt: 

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ với nhiều khát vọng, sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy Giôn- xi mắc chứng viêm phổi và tình trạng vô cùng bi kịch. Cô tuyệt vọng không còn lý trí mặc cho Xiu lo lắng và a ủi, khích lệ bạn hết lời. Ngay cửa sổ phòng trọ hai người có một cây thường xuân đang ngày ngày rụng lá. Giôn- xiu quyết định khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng lạ lùng thay, sau cơn bão dữ dội, chiếc lá cuối cùng ấy vẫn không hề rụng và Giôn- xi lấy lại tinh thần rồi nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm. Cô nhanh chóng bình phục mỗi ngày và cho đến một ngày, cô được Xiu cho biết chiếc lá cuối cùng ấy là kiệt tác vĩ đại của cụ Bơ- men, cụ mới mất vì chứng viêm phổi nặng, cụ mắc nó chỉ sau một đêm, chính là đêm mà cụ chiếc lá của sự sống khi mà chiếc lá cuối cùng rụng.

6. Bố cục: 

Đoạn 1: (từ đầu đến “mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Tâm trạng tuyệt vọng của Xiu

Đoạn 2: (tiếp đến “bồi dưỡng và chăm nom”): Sự hồi sinh của Giôn-xi

Đoạn 3: còn lại: Sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi

7. Giá trị nội dung: 

 Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.

8. Giá trị nghệ thuật: 

 Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống