TOP 4 mẫu Tóm tắt Việt Nam quê hương ta 2024 hay, ngắn gọn

Tải xuống 2 1.9 K 3

Tài liệu tóm tắt Việt Nam quê hương ta môn Ngữ văn lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chi tiết gồm 2 trang trong đó có 4 bài tóm tắt tác phẩm Việt Nam quê hương ta hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Tóm tắt Việt Nam quê hương ta hay, ngắn gọn  (ảnh 1)

Tóm tắt Việt Nam quê hương ta 

Tóm tắt bài Việt Nam quê hương ta - Mẫu 1

Bài thơ gợi cho người đọc hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây. Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh. Đồng thời gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.

Tóm tắt bài Việt Nam quê hương ta - Mẫu 2

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” ca ngợi vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng thủy chung và sự tài hoa. 

Tóm tắt bài Việt Nam quê hương ta - Mẫu 3

Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

Tóm tắt Việt Nam quê hương ta hay, ngắn nhất | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt bài Việt Nam quê hương ta - Mẫu 4

Bằng thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, … Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng thủy chung và sự tài hoa.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam hiện đại.

- Ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Luông Pra Băng, nước Lào nhưng quê gốc ở Vũ Thạch - Hà Nội.

- Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm ngoan và hiếu học. Ông đặc biệt thích học và nghiên cứu rất kỹ môn Triết học cũng như chủ nghĩa Mác.

- Năm 1940, sau khi tốt nghiệp Tú tài ông bắt đầu tham gia vào con đường cách mạng và trở thành thành viên của Hội Văn hoá Cứu quốc. Từ đây tinh thần yêu nước trong ông càng mạnh mẽ hơn.

- Phong cách nghệ thuật: Thơ của ông rất giản dị, giàu tính triết lý nhưng cũng không kém phần lắng đọng. Những bài thơ của ông thường viết về tình yêu quê hương, đất nước, con người cùng với niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.

- Tác phẩm chính:

+ Thơ: Người chiến sỹ (1958), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1985),…

+ Tiểu thuyết: Xung kích, Vỡ bờ, Thu đông năm nay (1954), Bên bờ sông Lô (1957), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967)…

+ Kịch: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1975), Rừng trúc (1978),…

+ Bài hát: Người Hà Nội và Diệt phát xít.

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải sáng tác 1955 – 1958 (nguồn: Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục (2 phần): 

- Khổ 1: Vẻ đẹp thiên nhiên

- Khổ 2,3,4,5: Vẻ đẹp con người

5. Giá trị nội dung: Qua vẻ đẹp cảnh sắc và vẻ đẹp con người, ta thấy được tình cảm tự hào, tình yêu nước của tác giả.

6. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát, âm điệu vừa nhẹ nhàng, bay bổng vừa sôi nổi, trầm hùng.

- Bài thơ giàu hình ảnh với biện pháp tu từ ẩn dụ, những tính từ, động từ gợi cảm,…

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Ngữ Văn 6
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống