Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 47: Một số dạng năng lượng chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 47: Một số dạng năng lượng
Lời giải:
- Các dạng năng lượng xuất hiện trong hiện tượng bắn pháo hoa:
+ Năng lượng âm
+ Năng lượng nhiệt
+ Năng lượng ánh sáng
+ năng lượng hóa học
- Các dạng năng lượng xuất hiện trong hiện tượng trời dông bão có tia sét:
+ Năng lượng ánh sáng
+ Năng lượng điện
+ Năng lượng nhiệt
+ Năng lượng gió
+ Năng lượng âm
Lời giải:
- Những vật đang sử dụng năng lượng:
+ Năng lượng điện: Máy tính, quạt, điều hòa
+ Năng lượng nhiệt: Bình nước năng lượng Mặt Trời.
+ Năng lượng âm thanh: Loa.
+ Năng lượng ánh sáng: Cây cảnh.
- Những điều đang xảy ra với các vật đó:
+ Máy tính sử dụng năng lượng điện để hoạt động: màn hình máy tính sáng, nhiệt do máy tính tỏa ra…
+ Quạt sử dụng năng lượng điện để hoạt động: cánh quạt đang chạy tạo ra gió, phát ra âm thanh, động cơ quạt tỏa nhiệt….
+ Điều hòa sử dụng năng lượng điện để hoạt động: nhiệt do điều hòa tỏa ra, quạt gió của điều hòa đang chạy và phát ra âm thanh….
+ Bình nước sử dụng năng lượng nhiệt từ Mặt Trời tỏa ra để làm nóng nước ở trong bình.
+ Loa của máy tính sử dụng năng lượng âm: màng loa dao động tạo ra âm thanh.
+ Cây cảnh sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để quang hợp giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng để phát triển.
Lời giải:
a/ Đọc sách ở sân trường: năng lượng được sử dụng chính là năng lượng ánh sáng.
b/ Chơi cầu trượt: năng lượng được sử dụng chính là thế năng.
c/ Bật máy vi tính: năng lượng chính được sử dụng là năng lượng điện.
Ví dụ 1 - d
Lời giải:
1 – d: Hóa năng lưu trữ trong các hóa chất tạo thành vật (trong thực phẩm, pin, nến, diêm, pháo hoa,…).
2 – a: Nhiệt năng tỏa ra từ Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt,…
3 – e: Năng lượng âm được lan truyền từ một nguồn phát âm (dây đàn, mặt trống, màng loa,…).
4 – b: Điện năng tạo ra từ pin, acquy, máy phát điện, pin mặt trời, thủy điện, sét,…
5 – c: Quang năng phát ra từ Mặt Trời, từ các phản ứng hóa học, từ một số loài động vật (đom đóm, sứa biển)….
Lời giải:
- Dạng năng lượng dễ vận chuyển:
+ Hóa năng: Ta có thể vận chuyển được năng lượng hóa năng qua việc vận chuyển thức ăn, lương thực, thực phẩm; diêm,…
+ Năng lượng nhiệt: Ta có thể vận chuyển được năng lượng nhiệt qua việc vận chuyển các vật: củi, gỗ, xăng, dầu, gas….
- Dạng năng lượng dễ sử dụng:
+ Năng lượng điện: Ta có thể sử dụng dễ dàng năng lượng điện qua việc ta sử dụng ti vi, điều hòa, quạt điện.
+ Năng lượng ánh sáng: Ta có thể sử dụng dễ dàng năng lượng điện qua việc ta sử dụng ánh sáng từ Mặt Trời, bóng đèn….
- Dạng năng lượng dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác:
+ Năng lượng điện: Ta thấy năng lượng điện dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác ví dụ như: điện năng chuyển hóa thành cơ năng trong khi sử dụng quạt điện, điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng khi sử dụng bếp từ,….
+ Năng lượng hóa năng: Ta thấy năng lượng điện dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Ví dụ như: năng lượng hóa năng chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng khi chúng ta quẹt diêm, năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành năng lượng nhiệt khi chúng ta phơi nắng ở ngoài trời,….
Lí thuyết Bài 47: Một số dạng năng lượng
I. Nhận biết năng lượng
- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể nhận ra năng lượng nhờ các biểu hiện của nó.
Ví dụ:
Nhận biết quang năng khi nhìn thấy ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng: Mặt Trời, bóng đèn, đèn pin,…
Nhận biết động năng khi ta thấy vật đang chuyển động: người đi xe đạp, ô tô đang chạy…
II. Các dạng năng lượng
- Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động.
- Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).
- Năng lượng hóa học (hóa năng): năng lượng sinh ra do phản ứng hóa học của các hóa chất.
- Năng lượng điện (điện năng): năng lượng được tạo ra bởi dòng điện (cung cấp bởi máy phát điện, pin…)
+ Năng lượng ánh sáng (quang năng): năng lượng được phát ra từ các nguồn sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo).
- Năng lượng âm: năng lượng lan truyền từ các nguồn âm.
- Năng lượng nhiệt (nhiệt năng): năng lượng được sinh ra từ các nguồn nhiệt.
Ví dụ:
Khi em bé đang trượt cầu trượt, thì:
+ Em bé đang chuyển động: em bé có động năng.
+ Em bé ở trên cao so với mặt đất: em bé có thế năng hấp dẫn.