Liên hệ với kiến thức đã học ở những bài trước, em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau

Tải xuống 1 1.7 K 1

Với giải luyện tập và vận dụng 2 trang 90 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 90 Lịch Sử lớp 6: Liên hệ với kiến thức đã học ở những bài trước, em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

Lời giải:

- So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang – Âu Lạc

 

Cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Cư dân Chăm-pa

Giống nhau

- Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò.

- Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

Khác nhau

- Nghề luyện kim được chuyên môn hóa. Kĩ thuật đúc đồng, rèn sắt phát triển.

- Các nghề thủ công: dệt, làm gốm... đạt đến trình độ cao.

- Phát triển nghề khai thác lâm – thổ sản.

- Hoạt động giao thương trên biển phát triển. Chăm-pa trở thành trung tâm buon bán quốc tế, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước A-rập.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ

A. Chăm cổ.

B. Mã Lai cổ.

C. Khơ-me cổ.

D. Môn cổ.

Đáp án: A.

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ Chăm cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 94).

Câu 2. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.

B. Chữ La-tinh của La Mã.

C. Chữ Hán của Trung Quốc.

D. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

Đáp án: A.

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ Phạn của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ Chăm cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 94).

Câu 3. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ.

Đáp án: D.

Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 86 Bài 19 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dưới đây là đài thờ Trà Kiệu, một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa...

Câu hỏi 1 trang 88 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở đâu và từ khi nào...

Câu hỏi 2 trang 88 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy giới thiệu khái quát các giao đoạn phát triển của Vương quốc...

Câu hỏi 3 trang 89 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa...

Câu hỏi 4 trang 89 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy vẽ sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nêu nhận xét...

Câu hỏi 5 trang 90 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm...

Câu hỏi 6 trang 90 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào hình 6, em có nhận xét gi về những công trình kiến trúc...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 90 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Lập bảng tóm tắt những nét chính về hoạt động kinh tế...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 90 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu...

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống