Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Lời giải:
- Dụng cụ và thiết bị cần chuẩn bị:
- Cách thực hiện:
Có thể thực hiện các hoạt động sau:
+ Quan sát bằng mắt thường
+ Quan sát bằng kính lúp
+ Quan sát bằng ống nhòm
+ Chụp ảnh
+ Ghi chép
+ Làm bộ sưu tập ảnh
+ Viết bài thu hoạch
Lời giải:
1. Dâu tằm:
Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L. Morus acidosa thuộc họ dâu tằm moraceae. Cây dâu tằm là cây gỗ cao khoảng từ 2 đến 3m, lá mọc so le hình bầu dục. mép lá có răng cưa. Hoa mọc thành bông hay khối hình cầu, quả dâu khi mới mọc có màu xanh, sau đó chuyển đỏ và cuối cùng có màu đen sẫm, được dùng để ăn, làm thuốc hay ngâm rượu.
Cây dâu là loại cây ưa ẩm và sáng thường được trồng ở những nơi như bãi sông, đất bằng, cao nguyên...Loại cây này thu quả chín vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, quả hái khi ngả màu đen và được dùng tươi hay khô.
2. Con bọ que
Bọ que (hay còn gọi là Phasmida hoặc Phasmatoptera ) là loài côn trùng thuộc nhóm Động vật chân đốt có hình dáng giống chiếc que, cành cây…
Bọ que sở hữu kích thước tương đối lớn (dài từ 1-30 cm), một số loài có hình chiếc que, hình trụ nhưng một số khác lại có dạng phẳng, hình chiếc lá, có nhiều màu sắc khác nhau phụ thuộc vào môi trường sống (xanh lá, xám, nâu…). Hầu hết các loài Bọ que đều không có cánh hoặc cánh đã bị thu gọn lại. Bọ que là động vật ăn thực vật, chủ yếu là ăn lá cây, chồi non…
3. Cây chò chỉ
Cây chò chỉ (danh pháp khoa học: Parashorea chinensis) là một loài thực vật thuộc họ Dipterocarpaceae. Loài này có ở Trung Quốc và Việt Nam. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống.
Cây chò ngàn năm là một trong những cây cổ thụ có tuổi đời lớn nhất trong rừng quốc gia Cúc Phương. Đây cùng là một trong những cây đại thụ nghìn năm tuổi hiếm có ở Việt Nam hiện nay.
Cây chò ngàn năm này có 3 thân chính, đường kính thân khoảng 5m. Cây cao gần 50m, nằm ở giữa rừng Cúc Phương, để đến được nơi cây đại thụ này sống phải đi bộ 3km đường rừng nhiều giờ đồng hồ mới đến được.
4. Voọc quần đùi trắng
Voọc quần đùi trắng hay là voọc mông trắng (danh pháp khoa học: Trachypithecus delacouri, là một loài linh trưởng cỡ lớn thuộc họ Khỉ Cựu thế giới (Cercopithecidae), bộ Linh trưởng (Primates), đặc hữu của Việt Nam. Tại Việt Nam, voọc quần đùi trắng là loài đặc hữu quý hiếm, có tên trong "Sách Đỏ" của Việt Nam và thế giới; cần được bảo vệ. Đây là một trong năm loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu.
Trên đỉnh đầu có mào lông màu đen, có vệt lông trắng khá rộng hai bên má kéo dài lên phía trên vành tai. Chân có bộ lông màu đen. Vùng mông có lông màu trắng kéo dài tới tận gốc đuôi và đùi; chân tay dài. Đuôi dài hơn thân, lông đuôi màu đen. Thức ăn chủ yếu là chồi cây, lá và quả cây.
5. Chào mào
Chào mào (Pycnonotus jocosus) là một loài chim thuộc bộ Sẻ phân bố ở châu Á. Nó là một thành viên của họ Chào mào. Nó là một loài động vật ăn quả thường trú được tìm thấy chủ yếu ở châu Á nhiệt đới.
Chào mào có chiều dài khoảng 20 cm. Nó có phần trên màu nâu và phần dưới màu trắng với hai bên sườn bóng và một cái cựa sẫm màu chạy trên bầu ngực ngang vai. Nó có mào đen nhọn cao, mặt đỏ và đường viền đen mỏng. Đuôi dài và có màu nâu với các đầu lông màu trắng, nhưng vùng lỗ thông hơi có màu đỏ. Con non thiếu mảng đỏ phía sau mắt và vùng lỗ thông hơi có màu cam đỏ.
Câu hỏi 2 trang 143 Bài 39 Khoa học tự nhiên lớp 6: Kể tên các loài thực vật mà em đã quan sát được.
Lời giải:
Các loài thực vật em đã quan sát là:
- Cây chò
- Cây ô rô
- Cây dẻ
- Cây dâu tằm
- Cây cói
Lời giải:
- Nhóm thực vật gặp nhiều nhất: thực vật hạt kín
- Nhóm động vật gặp nhiều nhất: côn trùng
- Nhóm thực vật gặp ít nhất: thực vật hạt trần
- Nhóm động vật gặp ít nhất: cá
→ Có kết quả trên là do ở rừng Cúc Phương là rừng nhiệt đới nên sẽ có ít thực vật hạt trần (cây ôn đới) và các loài động vật thuộc nhóm cá ở nước.
- Còn thực vật hạt kín và côn trùng là các sinh vật có số lượng nhiều nhất trong từng ngành nên sẽ chiếm ưu thế hơn.
Lời giải:
Tên cây |
Môi trường sống |
Đặc điểm |
Vị trí phân loại |
Vai trò |
||
Rễ cây |
Thân cây |
Cơ quan sinh sản |
||||
Cây chò |
Trên cạn |
Rễ lớn trồi lên mặt đất |
Đường kính thân cây khoảng 5m, cao 50m |
Hoa và quả |
Thực vật hạt kín |
- Cung cấp O2 và lọc CO2 Cung cấp chỗ ở cho động vật |
Cây dương xỉ |
Nơi ẩm ướt |
Rễ thật |
Thân cụm nhỏ, nàm sát mặt đất |
Túi bào tử |
Dương xỉ |
- Cung cấp O2 và lọc CO2 - Cung cấp thức ăn cho động vật |
Cây phong lan |
Nơi nóng ẩm |
Rễ thật |
Thân phân đốt |
Hoa |
Thực vật hạt kín |
- Cung cấp O2 và lọc CO2 - Làm cảnh |
Cây dẻ |
Trên cạn |
Rễ thật đâm sâu |
Thân gỗ |
Hoa và quả |
Thực vật hạt kín |
- Cung cấp O2 và lọc CO2 Cung cấp chỗ ở cho động vật |
Rêu |
Nơi ẩm ướt |
Rễ giả |
Thân nhỏ, mảnh, cao vài mm |
Túi bào tử |
Rêu |
Cung cấp thức ăn cho động vật khác |
Lời giải:
- Loài thực vật nhỏ nhất là rêu và lớn nhất là cây chò.
- Các loài thực vật xung quanh em không những củng loại phong phú mà kích thước và hình dạng của các loài cũng có rất nhiều sự khác nhau.
Lời giải:
Tên động vật |
Môi trường sống |
Đặc điểm hình thái nổi bật |
Vị trí phân loại |
Vai trò |
Vọoc quần đùi trắng |
Trên cây |
- Trên đỉnh đầu có mào lông màu đen - Vùng mông có lông màu trắng kéo dài tới gốc đuôi; lông đuôi màu đen |
Lớp Thú |
- Là động vật đặc hữu có tên trong sách đỏ Việt Nam - Cung cấp cá thể tiến hành nhân giống |
Cầy vằn |
Trên cạn |
- Lông màu vàng hoặc xám bạc - Có 4 - 5 sọc đen lớn vắt ngang lưng xuống 2 bên sườn - 2 sọc đen chạy song song từ đỉnh đầu đến đùi chân trước |
Lớp Thú |
- Là động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam - Cung cấp cá thể tiến hành nhân giống |
Bọ que |
Trên các cành cây |
- Thân dài hình que, màu vành nâu |
Lớp côn trùng |
- Làm thức ăn cho động vật khác |
Bướm |
Trên cây |
- Có 2 đôi cánh lớn, màu sắc sặc sỡ |
Lớp côn trùng |
- Thu phấn cho cây - Làm thức ăn cho các động vật khác |
Chào mào |
Trên cây |
- Có nhúm lông mào trên đỉnh đầu - Lông màu nâu, lông bụng màu trắng - Dưới mắt có nhúm lông màu đỏ |
Lớp chim |
- Bắt sâu bọ gây hại |
Lời giải:
- Sự phân bố và động đa dạng của động vật và thực vật ở từng môi trường là không giống nhau.
+ Ở trên cạn, các sinh vật nhiều và phong phú hơn
+ Ở dưới nước, số lượng sinh vật ít hơn
Lí thuyết Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
I. Chuẩn bị
1. Địa điểm
- Lựa chọn địa điểm thuận lợi và phù hợp với vị trí, điều kiện của trường
- Địa điểm tìm hiểu có thể là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thảo cầm viên…
2. Dụng cụ
- Nhãn dán mẫu bằng giấy trắng, kích thước 5×8 cm, đục lỗ ở góc để buộc dây và để trong túi nilon tránh bị ướt. Nhãn bao gồm các thông tin sau:
3. Yêu cầu
- Quan sát theo nhóm với các nội dung được phân công để hoàn thành bài thu hoạch.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của buổi ngoại khóa (kỉ luật, nguyên tắc thu mẫu).
- Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của giáo viên.
- Trang phục gọn gàng, phù hợp.
- Khi thu và bắt mẫu phải lưu ý vì một số sinh vật có thể gây độc.
II. Cách tiến hành
1. Hướng dẫn chung
- Quan sát bằng mắt thường: đối với các loài có kích thước đủ lớn
- Quan sát bằng kính lúp: đối với các loài có kích thước nhỏ
- Quan sát bằng ống nhòm: đối với các loài ở xa
- Chụp ảnh: chụp hình các loài sinh vật đã quan sát được để tạo bộ sưu tập ảnh
- Ghi chép: ghi các thông tin về tên và môi trường sống của loài đã quan sát được, số lượng cá thể và kích thước loài
- Làm bộ sưu tập ảnh: có thể trình bày bằng hình thức làm tập san
2. Tìm hiểu về thực vật và động vật
a) Quan sát môi trường sống, va trò của thực vật và động vật
* Yêu cầu:
- Quan sát và ghi vào số tên các loài thực vật đã quan sát được và vai trò của chúng. Chỉ ra vai trò của các loài đã quan sát.
- Quan sát các loài động vật sống trong các môi trường khác nhau. Ghi chép lại tên các loài quan sát được cùng môi trường sống và vai trò của chúng trong tự nhiên.
- Chụp ảnh các loài đã quan sát được cùng môi trường sống của chúng. Thu lại mẫu các thực vật đã quan sát, sử dụng nhãn dán để ghi lại mẫu vật.
- Phương pháp quan sát: bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.
b) Quan sát hình thái, phân loại một só nhóm thực vật và động vật
* Yêu cầu:
- Quan sát và ghi vào sổ đặc điểm hình thái các loài thực vật bao gồm: đặc điểm rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản để phân loại các mẫu đã thu được và các loài đã quan sát vào các ngành phù hợp.
+ Rễ: có rễ thật hay không?
+ Lá: hình dạng và cách sắp xếp lá như thế nào?
+ Thân: thân gỗ hay thân cỏ?
+ Cơ quan sinh sản: bào tử hay hoa?
+ Hạt: hạt ở trong quả hay hạt lộ ra ngoài?
- Sử dụng máy ảnh để chụp lại các đặc điểm nổi bật dùng để phân loại mẫu vật và làm bộ sưu tập ảnh.
- Quan sát đặc điểm hình thái của các loài động vật, dựa vào đặc điểm đặc trưng giữa các ngành, lớp động vật đã học để phân loại động vật vào các ngành/lớp thuộc động vật không xương sống hay động vật có xương sống. Đối với các loài có đời sống bay lượng có thể sử dụng ống nhòm để quan sát, chụp ảnh mẫu để quan sát chi tiết.
- Tìm và ghi vào sổ các đặc điểm hình thái cấu tạo phù hợp với môi trường sống của các loài động vật.
- Phân loại một số nhóm động vật thu được: sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại mẫu vật
- Phương pháp quan sát: bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm
c) Cách bắt thả mẫu
- Do có đặc tính di chuyển nên việc bắt mẫu thả mẫu động vật phụ thuộc vào từng đối tượng. Với động vật ở nước, sử dụng vợt bắt động vật thủy sinh để vợt lên rối chuyển sang khay nước.
- Với các động vật có khả năng bay, nhảy thì sử dụng vợt bắt bướm để thu mẫu. Sau khi đã vợt được côn trùng, cần có động tác khóa vợt để ngăn không cho côn trùng bay ra khỏi vợt.
- Một số loài côn trùng khác cũng có thể dùng tay để bắt vào cho vào lọ như: cào cào, châu chấu, dế,… một số loài cánh cứng (xén tóc, cánh cam,…)\
- Các loài có khả năng đốt, cắn hoặc tiết ra chất độc thì phải dùng panh kẹp để bắt.
- Với các động vật lớn như động vật có xương sống cần dùng dụng cụ phù hợp để bắt thả.
III. Thu hoạch
- Hoàn thành báo cáo theo mẫu