Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 22 (Kết nối tri thức): Cơ thể sinh vật

Tải xuống 3 2.3 K 3

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 22: Cơ thể sinh vật chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 22: Cơ thể sinh vật

Mở đầu trang 75 Bài 22 Khoa học tự nhiên lớp 6: Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không?

Lời giải:

Chúng ta có thể nhìn thấy con ếch mà không thể nhìn thấy trùng amip bằng mắt thường vì:

- Con ếch là cơ thể đa bào được cấu tạo nên bởi rất nhiều loại tế bào khác nhau

- Trùng amip là cơ thể bào, cơ thể được cấu tạo bởi một tế bào.

Câu hỏi 1 trang 75 Bài 22 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 22.1 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể.

Quan sát hình 22.1 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể

Lời giải:

Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm:

- Hô hấp

- Dinh dưỡng

- Bài tiết

- Cảm ứng và vận động

- Sinh trưởng

- Sinh sản

Hoạt động 1 trang 76 Bài 22 Khoa học tự nhiên lớp 6: Nhận biết và mô tả đặc điểm cơ thể sống

Nhận biết và mô tả đặc điểm cơ thể sống

Lời giải:

1.

- Vật sống: em bé, con khỉ, cái cây

- Vật chết: bức tường, hàng rào, biển tên, gạch lát đường

- Những đặc điểm giúp em nhận ra một vật sống là:

+ Có khả năng trao đổi chất

+ Có khả năng cảm ứng

+ Có khả năng sinh trưởng, phát triển 

2. 

- Vật sống giống với ô tô, xe máy ở chỗ cùng sử dụng O2 để tạo ra năng lượng và thải ra CO2

- Ô tô, xe máy không phải vật sống vì nó không có khả năng cảm ứng, sinh trưởng, phát triển.

Câu hỏi 2 trang 77 Bài 22 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 22.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

Quan sát hình 22.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào

Lời giải:

- Cơ thể đơn bào: tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván

- Cơ thể đa bào: em bé, con bướm, cây hoa mai

Em có thể 1 trang 78 Bài 22 Khoa học tự nhiên lớp 6: Phân biệt được cơ thể sống và vật không sống

Em có thể 2 trang 78 Bài 22 Khoa học tự nhiên lớp 6: Dựa vào các quá trình sống cơ bản của cơ thể sinh vật để có hành động phù hợp giúp chăm sóc và bảo vệ sinh vật

Lý thuyết Bài 22: Cơ thể sinh vật

I. Cơ thể là gì?

Cơ thể sinh vật | Kết nối tri thức

- Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản (cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản,...)

II. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

- Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể là một tế bào và thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản.

Cơ thể sinh vật | Kết nối tri thức

+ Ví dụ: vi khuẩn, nấm men,…

- Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt  nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống cơ bản của cơ thể.

Cơ thể sinh vật | Kết nối tri thức

+ Ví dụ: con mèo, cây đào,…

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống