Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
Lời giải:
Sự tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào diễn ra như sau:
- Tế bào là đơn vị cấu trúc
- Các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định hợp lại với nhau tạo thành mô
- Nhiều mô kết hợp tạo nên cơ quan
- Các cơ quan có cùng chức năng kết hợp tạo thành hệ cơ quan
- Cơ thể được cấu tạo từ các cơ quan và các hệ cơ quan
Lời giải:
Các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao là:
Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể
1. Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp.
2. Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình.
Lời giải:
1.
- Cá cóc Việt Nam:
+ Hình A: Tế bào
+ Hình B: Mô
+ Hình C: Cơ quan
+ Hình D: Hệ cơ quan
+ Hình E: Cơ thể
- Sâm Việt Nam:
+ Hình A: Tế bào
+ Hình B: Mô
+ Hình C: Cơ quan
+ Hình D: Hệ cơ quan
+ Hình E: Hệ cơ quan
2. Tên cơ quan:
- Cá cóc Việt Nam: Tim
- Sân Việt Nam: Lá
Lời giải:
- Ở người: mô liên kết, mô cơ, mô biểu bì
- Ở thực vật: mô mạch gỗ, mô biểu bì, mô mạch rây
Lời giải:
- Não ở trong hộp sọ
- Tim và phổi ở trong khoang ngực
- Dạ dày, gan, thận, ruột ở trong khoang bụng
1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng
2. Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể
3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể
4. Tạo ra quả và hạt
Lời giải:
1 – C 2 – B 3 – D 4 – A
1. Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?
2. Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đối với cơ thể.
Lời giải:
Hệ cơ quan: Hệ tuần hoàn
1. Hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch
2.
- Tim co bóp đẩy máu và hệ mạch
- Hệ mạch đưa máu đi khắp cơ thể
Lý thuyết Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
I. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào
- Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau. Các tế bào phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể) để tạo thành cơ thể.
II. Từ tế bào tạo thành mô
- Nhóm các tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành mô.
III. Từ mô tạo thành cơ quan
- Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan.
IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan
- Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống của cơ thể gọi là hệ cơ quan.
→ Các hệ cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại cà phát triển cơ thể.