Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 15 (Kết nối tri thức): Một số lương thực, thực phẩm

Tải xuống 7 2.3 K 4

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm

Mở đầu trang 52 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Chúng ta sử dụng lương thực, thực phẩm hàng ngày để ăn uống, lấy năng lượng (nhiên liệu), dưỡng chất (nguyên liệu) cho cơ thể phát triển và hoạt động. Em có thể lựa chọn thức ăn cho mình và gia đình như thế nào để đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh?

Lời giải:

Em có thể lựa chọn những loại thức ăn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và lựa chọn nhiều loại thức ăn khác nhau để đa dạng các chất dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn thường xuyên nhưng vẫn đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể.

Câu hỏi 1 trang 53 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 15.1 và trả lời câu hỏi:

Quan sát hình 15.1 và trả lời câu hỏi

a) Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật? từ động vật?

b) Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín?

Lời giải:

a) - Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật:lúa gạo, ngô, khoai lang, mía, hoa quả, mật ong, đậu, đỗ, dầu thực vật, lạc, vừng, rau xanh.

- Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: cá, thịt, trứng, bơ, mỡ lợn, sữa.

b)- Lương thực, thực phẩm có thể ăn sống: khoai lang, mía, hoa quả, mật ong, bơ, dầu thực vật, lạc, vừng, sữa.

- Lương thực, thực phẩm phải nấu chín: gạo, ngô, cá, thịt, trứng, đậu đỗ, mỡ lợn, rau xanh

Câu hỏi 2 trang 53 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách?

Lời giải:

Cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách vì chúng rất dễ bị hỏng, nhất là trong môi trường nóng ẩm. Khi đó chúng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khỏe người dùng.

Câu hỏi 3 trang 53 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy kể tên các lương thực có trong hình 15.1 và một số thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó.

Hãy kể tên các lương thực có trong hình 15.1 và một số thức ăn được chế biến từ các loại lương thực

Lời giải:

Các lương thực có trong hình: gạo, ngô, khoai lang,..

Các thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó là: cơm, bánh gạo, bánh ngô, bánh khoai,...

Câu hỏi 4 trang 53 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể?

Lời giải:

Nhóm carbohydrate có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nhóm carbohydrate chứa tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đường cũng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Hoạt động 1 trang 53 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Cho một thìa gạo vào 2 hộp nhựa nhỏ, thêm nước vào 1 hộp cho ướt hết gạo.Để yên ngoài không khí khoảng 5-10 giờ. So sánh độ cứng của hạt gạo hai hộp nhựa bằng cách ép chúng bằng một vật cứng.

Lời giải:

Khi ép hai hạt gạo bằng một vật cứng, ta thấy hạt gạo ướt mềm hơn hạt gạo khô

Hoạt động 2 trang 53 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Em đã từng thấy cơm bị thiu chưa?Em chỉ ra dấu hiệu (mùi,màu sắc,...) cho thấy cơm đã bị thiu.

Lời giải:

Em đã từng thấy cơm bị thiu rồi. Khi cơm bị thiu, sẽ có mùi hôi, chua, bị nhớt, đôi khi có mốc xanh, mốc vàng.

Hoạt động 3 trang 53 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô(gao, ngô,khoai,sắn) và lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo).

Lời giải:

Bảo quản lương thực khô(gao, ngô,khoai,sắn): để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, khiến mọc mầm, thôi.

Bảo quản lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo): để nơi khô ráo, trong tủ lạnh, đun sôi trước khi cất đi sẽ giữ được lâu hơn.

Câu hỏi 5 trang 54 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 15.1 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cung cấp lipid.

Quan sát hình 15.1 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cung cấp lipid

Lời giải:

Thực phẩm cung cấp protein: cá, thịt, trứng, sữa, đậu, đỗ

Thực phẩm cung cấp lipid: sữa, thịt,cá,  trứng, dầu thực vật, lạc, bơ, mỡ lợn, vừng.

Câu hỏi 6 trang 54 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người.

Lời giải:

Mặt tốt : Cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ thể,cấu thành các tổ chức, thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo

Mặt xấu: tiêu thụ nhiều lipid và cơ thể thừa chất béo sẽ gây béo phì, mắc các bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, ...

Câu hỏi 7 trang 54 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể.

Lời giải:

Những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: sữa, rau xanh, hải sản, trái cây, ...

Câu hỏi 8 trang 54 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Vitamin nào tốt cho mắt?

Lời giải:

Vitamin A tốt nhất cho mắt. Vitamin A là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe ở niêm mạc và giác mạc. Đồng thời chống lại các bệnh nhiễm trùng do các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Câu hỏi 9 trang 54 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương?

Lời giải:

Vitamin D tốt cho sự phát triển của xương. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hoá canxi và xương. Loại vitamin này giúp tăng hấp thu canxi ở ruột, tăng sự thành lập xương.

Hoạt động 4 trang 54 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát một số loại rau khi để ngoài không khí một vài ngày và nhận xét sự biến đổi của chúng.

Lời giải:

Khi để một vài ngày, rau lúc đầu xanh và tươi sẽ héo dần, sau đó úa vàng rồi cuối cùng là thối.

Hoạt động 5 trang 54 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát một miếng cá hoặc thịt hoặc một ít sữa khi để ngoài không khí một vài ngày và nhận xét sự biến đổi của chúng.

Lời giải:

Thịt, cá để ngoài không khí alau sẽ bị ươn, đổi màu, mùi hôi và thối

Sữa để lâu ngoài không khí sẽ có váng, mùi chua

Hoạt động 6 trang 54 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy cho biết người ta bảo quản thịt tươi và thịt nấu chín bằng cách nào.

Lời giải:

Thịt tươi: rửa sạch, đóng gói cẩn thận, để vào ngăn mát tủ lạnh

Thịt chín: cho vào hộp đậy kín rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc thêm vài lớp bên ngoài, chờ thịt nguội sau đó cho vào tủ lạnh.

Câu hỏi 10 trang 55 Bài 15 Khoa học tự nhiên lớp 6: Tại sao khẩu phần cho một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau?

Lời giải:

Khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau vì các loại thức ăn khác nhau cung cấp lượng năng lượng và các chất ding dưỡng khác nhau. Năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, cân nặng và chiều cao,...Bên cạnh đó, mỗi bữa có nhiều loại thức ăn khác nhau giúp chúng ta ngon miệng, không bị chán ăn.

Lý thuyết Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm

I. Vai trò của lương thực, thực phẩm

- Lương thực, thực phẩm là nguồn thức ăn quan trọng của con người. Thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành   năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

Cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách vì chúng rất dễ bị hỏng, nhất là trong môi trường nóng ẩm. Khi đó chúng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khỏe người dùng.

VD: Cơm để lâu bị thiu, lạc bị mốc,...

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

II. Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm

1. Carbohydrate: nguồn năng lượng chính

- Carbohydrate là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ.Phần lớn carbohydrate có nguồn gốc thực vật.

- Khi tiêu hóa, tinh bột chuyển hóa thành đường, rồi thành nước và khí carbon dioxide đồng thời giải phóng năng lượng. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

- Đường cũng là một loại carbohydrate. Đường cung cấp nhiều năng lượng và có nhiều trong cây mía, thốt nốt, củ cải đường, các hoa quả ngọt.

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

2. Các chất dinh dưỡng khác  

a) Protein (chất đạm)

- Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Protein liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể và cần thiết cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

- Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt như đậu, đỗ,...

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

b) Lipid (chất béo)

- Lipid là nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể và có tác dụng chống lạnh. 

- Lipid có ở dạng sản phẩm đã chế biến như bơ, dầu thực vật,... và trong các thực phẩm tự nhiên như sữa, lòng đỏ trứng, thịt, cá, lạc, vừng,...

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

c) Chất khoáng và vitamin

- Chất khoáng trong cơ thể người gồm: calcium(canxi), phosphorus (photpho), iodine(iot), zinc(kẽm),...Chất khoáng cần thiết cho sự  phát triển của cơ thể.

Ví dụ: Thiếu calcium thì xương trở nên xốp, yếu.Thiếu iodine gây bệnh về tuyến giáp (bướu cổ,...)

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

- Vitamin là những chất chỉ cần lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi chất. Cơ thể không tự tổng hợp được đa số vitamin mà phải lấy vào qua thức ăn. 

+ Vitamin chia thành 2 nhóm: vi tamin tan trong chất béo(vitamin A,D,E,K) và nhóm vitamin tan trong nước (vitamin B,C,...)

+ Thiếu vitamin sẽ dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa.

Ví dụ: thiếu vitamin A khiến mắt kém, thiếu vitamin D khiến xương và cơ thể kém phát triển,...

- Nguồn thực phẩm giùa chất khoáng và vitamin: hải sản, các loại rau xanh, củ, quả tươi,...

Một số lương thực, thực phẩm | Kết nối tri thức

III. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng

- Các loại thức ăn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau.

- Mỗi người cần năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau phù hợp với lứa tuổi, giới tính, công việc,...

- Nếu ăn quá nhiều nhưng không hoạt động thức ăn sẽ dự trữ dạng chất béo, nếu ăn quá ít không đủ chất cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng.

- Một số chất cần thiết cho cơ thể với lượng nhỏ (chất khoáng, vitamin) nhưng rất quan trọng.

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống