Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 3 (Kết nối tri thức): Sử dụng kính lúp

Tải xuống 4 2.1 K 3

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 3: Sử dụng kính lúp chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Sử dụng kính lúp

Mở đầu trang 13 Bài 3 Khoa học tự nhiên lớp 6: Muốn nhìn rõ dấu vân tay, một con bọ cánh cứng nhỏ hoặc gân của một chiếc lá thì theo em phải dùng dụng cụ nào?

Lời giải:

Muốn nhìn rõ dấu vân tay, một con bọ cánh cứng nhỏ hoặc gân của một chiếc lá

Muốn nhìn rõ dấu vân tay, một con bọ cánh cứng nhỏ hoặc gân của một chiếc lá thì theo em phải dùng kính lúp.

Câu hỏi 1 trang 13 Bài 3 Khoa học tự nhiên lớp 6: Lựa chọn loại kính lúp trong hình 3.1 để thực hiện các công việc sau:

- Đọc chữ nhỏ trong sách;

- Sửa chữa đồng hồ;

- Soi mẫu vải.

Lựa chọn loại kính lúp trong hình 3.1 để thực hiện các công việc sau

Lời giải:

- Đọc chữ nhỏ trong sách cần kính lúp ở hình a).

Lựa chọn loại kính lúp trong hình 3.1 để thực hiện các công việc sau

Vì kính lúp nhỏ, có thể cầm tay dễ dàng di chuyển theo mắt người đọc.

- Sửa chữa đồng hồ cần kính lúp ở hình c.

Lựa chọn loại kính lúp trong hình 3.1 để thực hiện các công việc sau

Vì người thợ vừa không cần dùng tay để cầm kính, 2 tay có thể sửa đồng hồ, ngoài ra loại kính này áp sát vào mắt giúp cho người thợ có thể di chuyển đầu và mắt dễ dàng để sửa các chi tiết nhỏ.

- Soi mẫu vải cần kính lúp ở hình b.

Lựa chọn loại kính lúp trong hình 3.1 để thực hiện các công việc sau

Vì kính có dạng này giúp người làm có thể đặt các mẫu vải ở dưới, 2 tay có thể thao tác với các mẫu vải vì kính cố định ở bàn.

Hoạt động 1 trang 14 Bài 3 Khoa học tự nhiên lớp 6: Dùng kính lúp quan sát một dòng chữ thật nhỏ.

Lời giải:

Học sinh dùng kính lúp quan sát dòng chữ.

Dùng kính lúp quan sát một dòng chữ thật nhỏ

Hoạt động 2 trang 14 Bài 3 Khoa học tự nhiên lớp 6: Giữ kính lúp phía trên chiếc lá, điều chỉnh kính để em có thể nhìn rõ các chi tiết trên lá.

a) Từ từ dịch kính lúp ra xa chiếc lá, em có nhìn rõ chi tiết hơn trước không?

b) Bây giờ, nếu tiếp tục dịch kính xa chiếc lá hơn một chút, ảnh của chiếc lá sẽ rõ nét hơn hay mờ đi? Khi đó, kích thước của chiếc lá nhìn thấy qua kính to hơn hay nhỏ đi?

Lời giải:

a) Từ từ dịch kính lúp ra xa chiếc lá, hình ảnh chiếc lá được phóng to dần, do đó em sẽ nhìn rõ chi tiết hơn trước.

b) + Nếu tiếp tục dịch kính xa chiếc lá hơn một chút, ảnh của chiếc lá sẽ mờ đi.

+ Khi đó, kích thước của chiếc lá nhìn thấy qua kính to hơn.

Em có thể 1 trang 14 Bài 3 Khoa học tự nhiên lớp 6: Dùng kính lúp quan sát và mô tả gân của một chiếc lá.

Lời giải:

Học sinh dùng kính lúp quan sát và mô tả gân của một chiếc lá.

Ví dụ: Dùng kính lúp quan sát lá gai, ta thấy lá có gân hình mạng. 

Dùng kính lúp quan sát và mô tả gân của một chiếc lá

Lý thuyết Bài 3: Sử dụng kính lúp

I. Tìm hiểu về kính lúp

- Kính lúp cầm tay đơn giản là một tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, thường được bảo vệ bởi một khung và có tay cầm.

Sử dụng kính lúp | Kết nối tri thức

- Kính lúp là dụng cụ có thể phóng to ảnh của vật được quan sát từ 3 đến 20 lần. Do đó, người ta thường sử dụng kính lúp để quan sát các vật có kích thước nhỏ để:

+ Phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học.

Sử dụng kính lúp | Kết nối tri thức

+ Phục vụ đời sống con người: đọc sách, soi mẫu vải, nghiên cứu tem, sửa chữa đồng hồ, sửa chữa vi mạch điện tử…

Sử dụng kính lúp | Kết nối tri thức

II. Sử dụng và bảo quản kính lúp

1. Sử dụng

- Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính.

- Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.

Sử dụng kính lúp | Kết nối tri thức

2. Bảo quản

- Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.

- Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng (nếu có).

- Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn.

Sử dụng kính lúp | Kết nối tri thức

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống