Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý

Tải xuống 2 10.5 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, gồm 2 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6:

 Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý (ảnh 1)

Tác giả tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Ngữ văn lớp 6

I. Tác giả

- Minh Nhương

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại : Văn thuyết minh là một kiểu văn bản thông dụng trong đời sống cung cấp những tri thức, đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của một sự vật hiện tượng nhất định.

2. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh

3. Tóm tắt: Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Bắt đầu vào hội thi làm lễ dâng hương. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

4. Bố cục (3 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...các xóm trong làng): Giới thiệu hội thi

- Phần 2 (Tiếp theo đến …sánh nổi đối với dân làng): Diễn biến hội thi

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa hội thi

5. Giá trị nội dung: Bài văn nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

6. Giá trị nghệ thuật: Bài viết sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Đối tượng và mục đích thuyết minh

- Đối tượng thuyết minh: hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

- Mục đích thuyết minh: giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

2. Diễn biến

- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội: Ngày rằm tháng Giêng, tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

- Diễn biến của lễ hội:

+ Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, vót đũa bông châm lửa, giã thóc, giần sàng, lấy nước và nấu cơm.

+ Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi (gạo trắng, cơm dẻo, không có cơm cháy), cách chấm thi để đảm bảo tính chính xác, công bằng.

3. Ý nghĩa: 

 - Văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc bên dòng sông Đáy xưa.

- Dịp trai trang trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh, gái làng thể hiện bàn tay khéo léo.

- Vang lên những tiếng cười hồn nhiên sau ngày lao động vất vả.

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Phamthi Lequyen

Phamthi Lequyen

2021-10-13 15:23:52
hay
Tải xuống