26 câu Trắc nghiệm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

A.5. Vài nét về tác giả Phan Trọng Luận

Câu 1. Phan Trọng Luận được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ đợt 1 năm bao nhiêu?

A. 1999

B. 2000

C. 2001

D. 2002

Đáp án: B

Giải thích:

Phan Trọng Luận trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ đợt 1 năm 2000

Câu 2. Phan Trọng Luận được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ đợt 1 năm 2000 cho tác phẩm nào?

A. Lý luận dạy văn học

B.  Lý luận học văn học

C. Lý luận dạy học

D. Lý luận dạy và học văn học

Đáp án: D

Giải thích:

Phan Trọng Luận trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ đợt 1 năm 2000 cho cụm công trình Lý luận dạy và học văn học.

Câu 3. Phan Trọng Luận được trao tặng danh hiệu nào dưới đây?

A. Nhà giáo Nhân dân

B. Nhà giáo Ưu tú

C. Nhà giáo Cống hiến

D. Nhà giáo Danh dự

Đáp án: A

Giải thích:

Phan Trọng Luận được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho những cống hiến xuất sắc của ông đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Câu 4.  Phan Trọng Luận quê ở đâu?

A. Hà Tĩnh

B. Thanh Hóa

C. Nghệ An

D. Quảng Bình

Đáp án: A

Giải thích:

Quê hương: xã Đông Thái, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).

Câu 5. Phan Trọng Luận sinh ra trong một gia đình như thế nào?

A. Gia đình tiểu thương

B. Gia đình dòng dõi khoa bảng

C. Gia đình nông dân

D. Gia đình quan lại đã suy tàn

Đáp án: B

Giải thích:

Phan Trọng Luận sinh ra trong một gia đình dòng dõi khoa bảng yêu nước.

Câu 6. Phan Trọng Luận giảng dạy ở trường đại học nào?

A. Đại học Hà Nội

B. Đại học Văn hóa

C. Đại học Sư phạm Hà Nội

D. Đại học Tổng hợp

Đáp án: C

Giải thích:

Phan Trọng Luận giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Câu 7. Nội dung sau về Phan Trọng Luận đúng hay sai?

“Ông là nguyên tổng chủ biên bộ sách giáo khoa văn học ở bậc trung học phổ thông”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Ông là nguyên tổng chủ biên bộ sách giáo khoa văn học ở bậc trung học phổ thông.

A.6. Tìm hiểu chung về Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Câu 1. Tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Lâm Thị Mỹ Dạ

C. Bùi Mạnh Nhi

D. Nguyễn Đức Mậu

Đáp án: A

Giải thích:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Phan Trọng Luận.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     “Ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy. Nhân dân sinh sống bằng cấy lúa, trồng màu và có nghề đan lát rổ rá. Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian. Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng.” 

A.  Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân

B. Diễn biến của hội thổi cơm ở Đồng Vân

C. Ý nghĩa của hội thổi cơm ở Đồng Vân

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     “Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc.

     Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Các nồi cơm được đánh số ứng với người dự thi để giữ bí mật với ban giám khảo. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.”

A. Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân

 B. Diễn biến của hội thổi cơm ở Đồng Vân

C. Ý nghĩa của hội thổi cơm ở Đồng Vân

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Diễn biến của hội thổi cơm ở Đồng Vân

Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Hội thi là dịp trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội còn vang lên những trận cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt nhọc. 

     Với những nét đặc sắc của mình, hội thổi cơm thi Đồng Vân đã góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay.”

A. Giới thiệu khái quát về hội thổi cơm ở Đồng Vân

B. Diễn biến của hội thổi cơm ở Đồng Vân

C. Ý nghĩa của hội thổi cơm ở Đồng Vân

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Ý nghĩa của hội thổi cơm ở Đồng Vân.

Câu 5. Tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc thể loại nào?

A. Văn thuyết minh

B. Văn tự sự

C. Văn miêu tả

D.  Văn biểu cảm

Đáp án: A

Giải thích:

Thể loại: văn bản thuyết minh.

Câu 6. Tình cảm của tác giả được thể hiện qua tác phẩm Hội thi thổi cơm ở Đồng Văn?

A. Tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

B. Lòng biết ơn và ý thức gìn giữ những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

C. Sự tiếc nuối đối với những vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc đã phai một

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Văn, tác giả thể hiện tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

Câu 7. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân?

A. Ngôn ngữ nghệ thuật 

B. Ngôn ngữ khoa học

C. Ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án: B

A.7. Phân tích chi tiết Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Câu 1. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân diễn ra bên dòng sông Hồng, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân diễn ra tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng bên dòng sông Đáy chứ không phải sông Hồng.

Câu 2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân diễn ra vào thời gian nào?

A. Tết Nguyên Đán

B. Tết Nguyên Tiêu

C. Tết Đoan Ngọ

D. Tết Trung Thu

Đáp án: B

Giải thích:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân diễn ra vào rằm tháng Giêng hàng năm, tức là Tết Nguyên Tiêu (ngày 15 tháng 1 âm lịch).

Câu 3. Đâu là thứ tự đúng của diễn biến hội thi thổi cơm?

A. Lấy lửa – thổi cơm – dâng hương – chấm thi

B. Thổi cơm – chấm thi – lấy lửa – dâng hương 

C. Dâng hương – lấy lửa – thổi cơm – chấm thi

D. Chấm thi – thổi cơm – lấy lửa – dâng hương

Đáp án: C

Giải thích:

Hội thi diễn ra theo thứ tự: Dâng hương – lấy lửa – thổi cơm – chấm thi.

Câu 4. Lễ dâng hương được diễn ra ở địa điểm nào?

A. Dưới gốc đa già

B. Trên bến nước làng 

C. Ven bờ sông

D. Trước cửa đình

Đáp án: D

Giải thích:

Lễ dâng hương diễn ra trước cửa đình.

Câu 5.  Nguồn gốc của hội hổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

A. Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ 

B. Bắt nguồn từ tục nấu cơm xa xưa của người Việt 

C. Bắt nguồn từ tục thờ cúng Tổ Tiên

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

Câu 6.  Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì?

A. Sự khéo léo của dân làng

B. Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

C. Sự mê tín của người dân

D. Tình yêu của người dân đối với cuộc sống

Đáp án: B

Giải thích:

Lễ dâng hương nhằm mục đích tưởng nhớ vị thánh hoàng làng có công cứu dân, độ quốc. 

Câu 7.  Nguồn gốc của hội hổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

A. Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ 

B. Bắt nguồn từ tục nấu cơm xa xưa của người Việt 

C. Bắt nguồn từ tục thờ cúng Tổ Tiên

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

Câu 8.  Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì?

A. Sự khéo léo của dân làng

B. Sự biết ơn của dân làng dành cho các vị thánh thần

C. Sự mê tín của người dân

D. Tình yêu của người dân đối với cuộc sống

Đáp án: B

Giải thích:

Lễ dâng hương nhằm mục đích tưởng nhớ vị thánh hoàng làng có công cứu dân, độ quốc. 

Câu 9. Theo hội thi, người chơi phải lấy lửa trên cây gì?

A. Cây chuối

B. Cây đa

C. Cây gạo

D. Cây tre

Đáp án: A

Giải thích:

Các thí sinh phải lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, thân cây được bôi mỡ.

Câu 10. Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, thử thách lấy lửa trên cây chuối đòi hỏi điều gì từ người tham gia?

A. Sự thông minh

B. Sự khéo léo

C. Sự khỏe mạnh

D. Sự chăm chỉ

Đáp án: B

Giải thích:

Việc trèo lên cây chuối đã bôi mỡ là việc khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người chơi.

Câu 11. Ban giám khảo chấm thi dựa theo mấy tiêu chuẩn?

A. Hai tiêu chuẩn

B. Ba tiêu chuẩn

C. Bốn tiêu chuẩn

D. Năm tiêu chuẩn

Đáp án: B

Giải thích:

Ban giám khảo chấm theo 3 tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo, không cháy.

Câu 12.  Chọn các đáp án đúng

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân để lại những ý nghĩa gì?

A. Nhắc nhớ về truyền thống đánh giặc của cha ông

B. Góp phần phát triển kinh tế đất nước

C. Rèn luyện sự khéo léo, thông minh cho người tham gia

D. Giải tỏa căng thẳng, đem lại tiếng cười cho người nông dân

E. Chứng minh sự phát triển về quân sự của dân tộc

Đáp án: A, C, D

Giải thích:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân để lại những ý nghĩa:

- Nhắc nhớ về truyền thống đánh giặc của cha ông

- Rèn luyện sự khéo léo, thông minh cho người tham gia

- Giải tỏa căng thẳng, đem lại tiếng cười cho người nông dân

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sự tích Hồ Gươm

Trắc nghiệm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Trắc nghiệm Lý thuyết về Từ đơn, từ phức

Trắc nghiệm Lý thuyết về Từ ghép, từ láy

Trắc nghiệm Lý thuyết về Thành ngữ

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 27

Đánh giá

0

0 đánh giá