Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý

Tải xuống 3 18.1 K 21

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ thuộc bộ sách Cánh diều hay nhất, gồm 3 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ – Cánh diều Ngữ văn lớp 6:

Tác giả tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ - Ngữ văn lớp 6

I. Tác giả

- Tên: Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018)

- Quê quán: Hà Nội

Vị trí: Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Văn nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005.

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

4. Bố cục: 

- Phần 1: (từ đầu… đến nhạy cảm của mình): Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động

- Phần 2 (tiếp … đến tôi đâu): Hoàn cảnh gia đình là một nguyên nhân tạo nên con người nhạy cảm của Nguyên Hồng

- Phần 3 Còn lại: Môi trường sống đã tạo nên “chất dân nghèo” ở tác phẩm của ông

5. Giá trị nội dung: 

Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thương và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.

- Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp ngữ.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Nguyên Hồng là con người có tính nhạy cảm

- Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc:

+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt.

+ Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.

+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.

+ Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật.

→ Liệt kê, điệp từ, điệp cấu trúc "Khóc khi...."

- Không biết Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần.

- Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm. → So sánh.

 Tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng.

2. Thuở ấu thơ bất hạnh của Nguyên Hồng

- Hoàn cảnh:

+ Mồ côi cha từ năm 12 tuổi.

+ Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa.

+ Sinh ra trong cuộc hôn nhân ép uổng.

→ Vì cảnh ngộ éo le, gia đình chồng khinh ghét nên mẹ không hay gần gũi Hồng. 

- Sự cô đơn, bị khinh ghét:

+ Không được gần mẹ.

+ "Giá ai cho tôi 1 xu nhỉ?", "Đi học một mình", "Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!".

→ Thiếu thốn, khao khát cả vật chất lẫn tình thương nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với người bất hạnh.

3. Hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyên Hồng

- Hoàn cảnh sống cực khổ:

+ Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã.

+ Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị.

- Tạo nên "chất dân nghèo, chất lao động":

+ Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió.

+ Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống,...

→ Chất dân nghèo, lao động thấm sâu vào văn chương ông.

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Thao Thu

Thao Thu

2021-12-15 13:28:05
Very good
Tải xuống