Tài liệu tóm tắt Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn môn Ngữ văn lớp 10 ngắn gọn, chi tiết gồm 2 trang trong đó có 5 bài tóm tắt tác phẩm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Bài giảng: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Tóm tắt bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - mẫu 1
Trần Quốc Tuấn là con An Sinh Vương, lúc mới sinh được dự báo sau có thể giúp nước cứu đời. Lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, văn võ toàn tài. Vốn có hiềm khích với Trần Thái Tông, trước khi mất cha ông đã dặn phải vì cha mà lấy được thiên hạ. Ông ghi để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải. Ông đem lời cha dặn hỏi hai gia nô và rất cảm phục trước sự khẳng khái quyết không làm điều bất trung của họ. Ông cũng vờ hỏi hai người con. Người con thứ nhất trả lời “không nên”, ông ngầm cho là phải. Người con thứ hai có ý nên thừa cơ để giành thiên hạ. Ông rút gươm định giết bởi tội loạn thần, bất hiếu, sau tha nhưng không cho nhìn mặt lần cuối.Có công lớn, ông được vua Trần phong là Thượng quốc công nhưng vẫn luôn “giữ tiết làm tôi”. Ông là vị tướng tài ba, luôn khích lệ, động viên tướng sĩ, tiến cử nhân tài, soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư cho đất nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm tới cùng. Tên tuổi của ông khiến quân giặc phải kinh sợ. Khi nằm trên giường bệnh, ông vẫn giúp vua lo tính kế sách giữ nước, an dân. Ngày 8 tháng 12, ông mất ở Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Tóm tắt bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - mẫu 2
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn sinh thời nhiều lần đưa ra kế sách đánh giặc, giữ nước giúp vua. Là một vị tướng lĩnh tài ba, là anh hùng dân tộc với nhiều phẩm chất đẹp đẽ. Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp cầm quân hai lần đánh bại giặc Nguyên. Trần Quốc Tuấn là người chính trực, công tư phân minh, ông vì nghĩa lớn, vì lợi ích quốc gia mà bỏ qua lợi ích gia tộc, lợi ích cá nhân. Vì cảm phục tài năng đức độ của bề tôi, nhà vua phong ông là Thượng quốc công, cho ông quyền phong tước cho kẻ khác nhưng ông luôn kính cẩn giữ tiết làm tôi, không một lần lạm dụng quyền hành ấy. Quốc Tuấn cũng đã từng soạn nhiều cuốn sách quý giá để dạy đạo trung, khích lệ các binh tướng. Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Đoạn trích kể về những câu chuyện xảy ra trong cuộc đời nhân vật này.
Tóm tắt Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - mẫu 3
Trần Quốc Tuấn là con An Sinh Vương. Lúc mới sinh đã được dự báo là có thể giúp nước cứu đời. Lớn lên ông thông minh hơn người, văn võ toàn tài, đọc rộng biết nhiều. Cha có hiềm khích với Trần Thái Tông, trước khi mất dặn Quốc Tuấn phải vì cha mà chiếm lấy thiên hạ. Quốc Tuấn ghi nhớ lời cha nhưng không cho điều đó là phải. Ông hỏi ý kiến hai gia nô, gia nô khẳng khái quyết không làm điều bất trung, Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Hỏi người con thứ nhất nhận được câu trả lời là "không nên", ông ngầm cho là phải. Người con thứ hai có ý nên thừa cơ để giành thiên hạ, Quốc Tuấn rút gươm luận tội "loạn thần", "bất hiếu" và định giết, sau thôi nhưng không cho nhìn mặt lần cuối. Vì có công lao lớn, Quốc Tuấn được vua Trần gia phong là Thượng quốc công, được quyền phong tước cho người khác nhưng Quốc Tuấn vẫn "kính cẩn giữ tiết làm tôi". Ông luôn khích lệ, động viên tướng sĩ, tiến cử người tài cho đất nước, soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền nhưng dạy binh pháp. Đối mặt với kẻ thù, Quốc Tuấn kiên quyết "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng". Tên tuổi của ông khiến giặc phải kinh sợ. Những ngày tháng cuối đời, nằm trên giường bệnh, Quốc Tuấn vẫn giúp vua lo tính kế sách giữ nước an dân, ông đặc biệt thương yêu, lo lắng cho dân, lấy dân làm gốc của nước. Ngày 8 tháng 12, Hưng Đạo Đại Vương Quốc Tuấn mất ở Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công. Nhân dân lập đền thờ tôn là Đức Thánh Trần và tin rằng ông vẫn hiển linh phù trợ cho họ.
Tóm tắt Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - mẫu 4
Trần Quốc Tuấn là con Trần Liễu, cháu ruột Trần Thái Tông. Vì bị Trần Thủ Độ ép nhường vợ của mình cho Trần Thái Tông nên Trần Liễu có hiềm khích với vua. Lúc mới sinh, Trần Quốc Tuấn được dự báo sau có thể giúp nước cứu đời. Lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, văn võ toàn tài.Trước khi mất cha ông đã dặn phải vì cha mà lấy được thiên hạ. Ông ghi để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải. Ông đem lời cha dặn hỏi hai gia nô và rất cảm phục trước sự khẳng khái, trinh trung của họ. Ông cũng vờ hỏi hai người con. Người con thứ nhất trả lời “không nên”, ông ngầm cho là phải. Người con thứ hai có ý nên thừa cơ để giành thiên hạ. Ông rút gươm định giết bởi tội loạn thần, bất hiếu, sau tha nhưng không cho nhìn mặt lần cuối.
Ông khiêm tốn “kính cẩn giữ tiết làm tôi” dù luôn được vua trọng đãi rất mực. Ông chủ trương “khoan thư sức dân” vì hiểu dân là gốc của nước. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ tiến cử người tài. Ông cẩn thận phòng xa trong việc hậu sự. Tên tuổi của ông khiến quân giặc, Phạm Nhan phải kinh sợ đến mức không dám gọi tên. Khi ông ốm nặng và sắp qua đời, ông vẫn giúp vua lo tính kế sách giữ nước, an dân. Ngày 8 tháng 12, ông mất ở Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Tóm tắt Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - mẫu 5
Khi Hưng Đại Vương ốm, vua tới thăm, hỏi kế sách chống giặc. Ông thẳng thắn trả lời, nhà vua muốn thắng cần phải tùy thời để tạo thế. Điều cốt lõi là quân đội một lòng như cha con, lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của quân vương. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho đó là phải. Ông kể chuyện với gia nô và con để phân định người hiền, kẻ bạc. Quốc Tuấn có công lớn, được vua bản thưởng, cho quyền phong tước. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai. Ông từng soạn sách để khích lệ binh tướng, cứu nước, giúp vua. Ông từng ra quân đánh thắng trăm trận, lập nên chiến công hiển hách, còn lưu truyền muôn thuở.