Phú sông Bạch Đằng – Ngữ văn lớp 10

Tài liệu nội dung chính bài Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn lớp 10 gồm 2 trang đầy đủ bố cục, tóm tắt, phương thức biểu đạt, thể loại, ngôi kể, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật giúp học sinh nắm được những nét chính của văn bản.

Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)

Bài giảng: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

phú bạch.pdf (ảnh 1)

Tìm hiểu chung về văn bản:

1. Bố cục: 4 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến …luống còn lưu): Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng.

- Phần 2 (Tiếp đó đến …nghìn xưa ca ngợi): Lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.

- Phần 3 (Tiếp đó đến …chừ lệ chan): Suy ngẫm, bình luận của các bô lão về những chiến công xưa.

- Phần 4 (Còn lại): Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

2. Tóm tắt: Qua những hoài niệm về quá khứ, Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Thể loại: Phú cổ thể.

5. Giá trị nội dung:

- Lòng yêu nước.

- Tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lí nhân nghĩa.

- Tư tưởng nhân văn cao đẹp:

+ Khẳng định và đề cao vai trò của con người, đạo lí chính nghĩa.

+ Nỗi niềm cảm khái trước sông Bạch Đằng trong hiện tại.

6. Giá trị nghệ thuật

- Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn với bố cục chặt chẽ.

- Lời văn linh hoạt.

- Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa có giá trị gợi hình vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.

- Ngôn từ trang trọng, tráng lệ, lắng đọng và giàu suy tư.

- Điển cố được sử dụng chọn lọc, giàu sức gợi.

Xem thêm
Phú sông Bạch Đằng – Ngữ văn lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Phú sông Bạch Đằng – Ngữ văn lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống