TOP 16 mẫu Tóm tắt Cô bé bán diêm 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 2 8.2 K 5

Tài liệu tóm tắt Cô bé bán diêm môn Ngữ văn lớp 8 ngắn gọn, chi tiết gồm có 16 bài tóm tắt tác phẩm Cô bé bán diêm hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 8.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Cô bé bán diêm

Bài giảng: Cô bé bán diêm

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 1

Trong đêm giá rét tuyết phủ đầy trời, có một em bé bán diêm đầu trần, chân đất đi giữa màn đêm, mong bán được diêm. Nhưng không ai đoái hoài đến cô bé tội nghiệp. Em liền tìm một góc khuất, có hai bức tường để ngồi nghỉ. Vì quá giá lạnh, em đã đốt các que diêm và ảo ảnh dần hiện ra trước mắt em: Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel và cả bà em. Thấy bà em đã đốt cả bao diêm và đi với bà lên với thượng đế.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 2

Truyện kể về một cô bé mồ côi mẹ, sống với một ông bố khắc nghiệt và phải đi bán diêm để kiếm sống. Vào ngày cuối năm, đã nửa đêm em vẫn không bán được que diêm nào và không dám về nhà. Vì quá lạnh nên em đã đốt những que diêm của mình lên để sưởi ấm, mỗi một que đốt lên là một ước mơ của em hiện ra và khi que cuối cùng cháy hết là lúc em lìa đời. Ngày đầu năm, mọi người tìm thấy một cô bé đã lạnh cóng với nụ cười nở trên môi.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 3

Trong đêm Noel giá rét tuyết phủ đầy trời, có một em bé bán diêm đầu trần, chân đất đi giữa màn đêm, mong bán được diêm. Nhưng không ai đoái hoài đến cô bé tội nghiệp. Em liền tìm một góc khuất, có hai bức tường để ngồi nghỉ. Vì quá giá lạnh, em đã đốt các que diêm và ảo ảnh dần hiện ra trước mắt em: Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel và cả bà em. Thấy bà em đã đốt cả bao diêm và đi với bà lên với thượng đế.

Tóm tắt Cô bé bán diêm nhanh nhất, ngắn ngọn (16 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 4

Truyện xoay quanh hình ảnh Cô bé bán diêm với những bất hạnh, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Từ nhỏ, cô đã không được sống trọn vẹn trong mái ấm, tình thương yêu của gia đình. Mẹ mất sớm, chẳng lâu sau đó người bà cũng qua đời, gia sản tiêu tan, người cha suốt ngày rượu chè đánh đập hành hạ cô bé, bắt cô đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Ngày lễ giáng sinh ai ai cũng được ấm êm trong ánh đèn riêng cô bé thì một mình lủi thủi, đơn độc trong đêm đông lạnh giá và chết đi trước sự lạnh nhạt, thờ ơ của người đời.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 5

Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 6

Trong đêm giao thừa trời rét mướt, lạnh giá có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ đầu trần, bụng đói đang cố bán những bao diêm vì cả ngày chưa bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà sợ bố đánh, ngồi nép vào góc tường em rút những que diêm trong bao ra để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra; quẹt que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn; quẹt que diêm thứ ba em thấy cây thông Noel; quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết diêm để được nhìn thấy bà. Cuối cùng em chết trong giá rét nhưng giấc mơ về bà thì vẫn luôn đẹp.

Tóm tắt Cô bé bán diêm nhanh nhất, ngắn ngọn (16 mẫu) (ảnh 2)

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 7

Cô bé bán diêm có hoàn cảnh rất nghèo khó. Mẹ mất, bà đã qua đời, sống chui rúc ở một xó tối tăm, em luôn phải lắng nghe những tiếng chửi rủa của bố. Vào đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết phủ trắng xóa, em một mình đi bán diêm giữa đường phố vắng, em ngồi nép trong một góc tường, em có quẹt que diêm để sưởi ấm. Cô bé đã ngồi và quẹt các que diêm lên và trước mắt cô lần lượt hiện lên cái lò sưởi, bàn ăn với một con ngỗng quay, cây thông Nô-en rồi em nhìn thấy bà em, hai bà cháu bay vút lên cao về chầu thượng đế. Mỗi lần que diêm tắt, thực tế lại hiện ra trước mắt, lần lượt em nghĩ đến cha sẽ mắng vì không bán được diêm, phố xá vắng teo lạnh buốt tuyết rơi, gió bấc vi vu và những người khách qua đường vội vàng thờ ơ trước sự đáng thương của cô bé. Sáng hôm sau, cô bé đã chết trong đêm giao thừa.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 8

Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

Tóm tắt Cô bé bán diêm nhanh nhất, ngắn ngọn (16 mẫu) (ảnh 3)

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 9

Cô bé bán diêm có một cuộc sống nghèo khổ, đáng thương. Em phải đi bán diêm đưa tiền về cho cha vào đêm Giáng sinh giá rét. Vì để sưởi ấm, em đánh liều quẹt một que diêm và tưởng tượng ra chiếc lò sưởi ấm áp. Quẹt que diêm thứ hai, em thấy một bàn ăn linh đình. Quẹt que diêm thứ ba, đó là một cây thông Nô-en. Tới que diêm thứ tư, em thấy bà hiện ra mỉm cười. Em đã quẹ hết tất cả những que diêm khác để giữ bà ở lại. Cuối cùng bà đưa em đi lên Thiên đàng. Cô bé đáng thương ấy đã chết trong đêm giá lạnh cuối năm.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 10

Trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt một que diêm để sưởi ấm. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Em quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét.

.Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 11

Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ, khó khăn mồ côi mẹ, bà mất sớm, tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rất tàn nhẫn hay đánh cô. Vào một ngày cuối năm, cô không bán được que diêm nào. Cô không dám về nhà vì sợ cha đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, cô ngồi nép vào góc tường giữa hai ngôi nhà. Đêm càng lạnh giá, cô quẹt que diêm để sưởi ấm. Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mộng tưởng đến với cô. Lần thứ nhất, cô thấy lò sưởi; lần thứ hai cô thấy bàn ăn và con ngỗng quay; lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến; lần thứ tư cô thấy bà hiện về, lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời. Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi cô đang mỉm cười.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 12

Cô bé bán diêm vốn sống trong một gia đình hạnh phúc và ấm áp. Nhưng khi bà mất, gia sản tiêu tán, em phải đến sống trong khu ổ chuột và đi bán diêm hằng ngày để kiếm sống. Đêm giao thừa, khi mọi người ai cũng vui vẻ thì em vẫn phải đi bán. Lạnh quá, em ngồi trong một góc tường nhỏ. Để sưởi ấm, em đốt que diêm đầu tiên. Em thấy một lò sưởi ấm áp. Nhưng khi đưa tay ra sưởi thì lò sưởi chợt biến mất. Em đốt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện ra. Nhưng khi con ngỗng quay với phuốc-sét đang tiến lại về phía em thì que diêm tắt, tất cả lại biến mất. Que diêm thứ 3, em thấy một cây thông Nô-en to lớn và lộng lẫy. Nhưng rồi một cơn gió thổi qua, cây que diêm cũng tắt. Lần thứ 4, em thấy bà em. Bà em thật đẹp. Vì không muốn mất bà, em đã quẹt hết tất cả các que diêm còn lại. Bà và em cùng bay lên trời. Sáng hôm sau, khi mọi người thấy một cô bé đáng yêu đã chết bên cạnh những que diêm, họ tự nhủ “Chắc là nó muốn sưởi cho ấm”. Nhưng đâu ai biết đc những điều kì diệu mà em đã thấy vào cái đêm kì diệu ấy.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 13

Truyện kể về cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, sống qua ngày nhờ công việc bán diêm. Trong đêm giao thừa rét buốt, em đầu trần chân đất lang thang trên phố chưa về. Vì em chưa bán được bao diêm nào, về sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Khi em quẹt que diêm thứ nhất, hiện ra trước mắt em một cái lò sưởi ấm áp. Que diêm thứ hai là một bàn ăn thịnh soạn. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp người bà nội mà em hết mực yêu quý. Trong em ngập tràn niềm hạnh phúc. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Rồi em thiếp đi. Sáng hôm sau, người ta thấy xác của em ở trên đường phố giá rét.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 14

Truyện kể về số phận đáng thương của cô bé bán diêm đã chết trong đêm giao thừa. Trước đây, cô bé từng có một gia đình thật hạnh phúc. Thế nhưng, hạnh phúc ấy chẳng kéo dài bao lâu. Mẹ mất sớm, bà cũng bỏ em mà đi. Gia đình sa sút, em phải sống một mình với người cha nghiện ngập và tàn bạo. Nơi em ở là một căn gác xép tồi tàn, ẩm thấp và dơ bẩn. Hằng ngày em đi bán diêm để kiếm sống. Số tiền có được đều bị người cha lấy mất để uống rượu. Ngày nào không có tiền mang về, em bị cha đánh đập thậm tệ khiến em sợ lắm, nhiều lúc không dám về nhà. trông đêm giao thừa năm ấy, khi tất cả mọi người đều trở về quây quần bên gia đình đón đợi giao thừa thì em vẫn còn lag thang trên hè phố, mong ai đó mua giúp em bởi cả ngày em chưa bán được bao diêm nào. Đơn độc, em tìm một góc khuất, nép mình tránh rét. Quá lạnh, em lấy hết can đảm quẹt những que diêm để sưởi ấm. Ánh sáng chói lóa của que diêm đưa em vào những mộng tưởng tuyệt đẹp của những ngày hạnh phúc bên người bà hiền hậu, làm vơi đi cái rét, cái đói, nỗi cô đơn cùng cực. Sáng hôm sau, người ta thấy em đã chết, hai má vẫn còn ửng hồng, khuôn mặt rạng rỡ, đôi môi mỉm cười bên cạnh những hộp diêm đã đốt cháy hết.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 15

Đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết rơi, đường phố vắng ngắt và sực nức mùi ngỗng quay. Một em bé đầu trần, chân đất đi bán diêm. Không ai mua cho em lấy một bao hay bố thí cho em một đồng nào. Vừa đói, vừa rét nhưng em không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em đã mồ côi mẹ và mất đi người thân yêu em nhất là bà nội. Em ngồi nép vào tường giữa hai ngôi nhà. Đêm giao thừa càng lạnh giá, em liền đánh liều quẹt một que diêm. Bỗng chiếc lò sưởi hiện ra. Diêm tắt, lò sưởi biến mất. Quẹt que diêm thứ hai, em thấy một bàn ăn thịnh soạn và một con ngỗng quay đang tiến về phía em. Diêm tắt, bàn ăn và con ngỗng biến mất. Em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en hiện ra. Diêm tắt, cây thông Nô-en biến mất. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội em hiện lên. Sợ diêm tắt, em vội quẹt hết diêm trong bao. Lần thứ năm, cô thấy bà nắm tay mình đi về chầu Thượng đế. Đó cũng là lúc cô thấy niềm hạnh phúc. Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Người ta bảo chắc cô bé chết vì rét nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười. Không ai biết cái điều kì diệu mà em đã thấy trong đêm giao thừa.

Tóm tắt bài Cô bé bán diêm - mẫu 16

Truyện kể về một cô bé nghèo khổ mồ côi mẹ, sống với một người cha hà khắc hay uống rượu và hay đánh đập con. Cô bé phải đi bán diêm đem tiền về cho cha nếu không sẽ bị đánh. Đêm cuối năm, ngoài trời lạnh cóng, cô bé đi chân đất vì một chiếc giày đã bị xe ngựa cán qua và chiếc còn lại bị một thằng bé xấu tính ném mất nhưng lại không dám về nhà vì chưa bán được que diêm nào. Cô bé ngồi nép vào một góc tường giữa hai căn nhà để mong giữ chút hơi ấm rồi đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm. Que thứ nhất quẹt lên, lò sưởi hiện ra. Que thứ hai quẹt lên, bàn ăn và con ngỗng quay trước mắt. Que thứ ba quẹt lên, cây thông noel hiện ra. Và que diêm thứ tư mang hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng mọi thứ tan biến khi que diêm tắt và cô bé đã chết cóng. Ngày đầu năm đường phố hiện lên hình ảnh một thiên thần với nụ cười trên môi nằm trên tuyết trắng. Cô bé đã lên thiên đàng cùng với bà của mình.

Sơ đồ tư duy Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm

Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm hay nhất (5 mẫu) (ảnh 3)

Dàn ý chi tiết Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm

I. Mở bài:

- “Cô bé bán diêm” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen, thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm bất hạnh.

II. Thân bài:

* Luận điểm 1: Phần đầu tác phẩm khắc họa hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

- Mở đầu tác phẩm là hoàn cảnh của cô bé bán diêm: nhà nghèo, mồ côi mẹ, chân đất, bụng đói. Dưới trời rét mướt của đêm giao thừa, cô vẫn phải lang thang đi bán diêm kiếm tiền.

- Tác giả xây dựng nên 2 hoàn cảnh đối lập nhau

+ Một bên là khung cảnh đêm giao thừa: nhà nhà sáng rực ánh đèn, sực nức mùi thơm của thức ăn.

+ Một bên là hình ảnh cô bé “ngồi nép trong góc tường”, “mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn”, “đôi bàn tay cứng đờ ra” . Đến cả ngôi nhà tồi tàn của cô hiện tại cũng không thể chắn nổi từng đợt gió rét cắt da cắt thịt

⇒ Sự đối lập ấy đã nhấn mạnh hoàn cảnh đáng thương, khổ sở của cô bé khi vừa phải chịu cái rét, vừa phải chịu cái đói, đau buốt chân tay. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được phần nào sự vô cảm, thờ ơ của xã hội khi không có ai đưa tay ra giúp đỡ em khỏi đêm rét buốt đó.

* Luận điểm 2: Hiện thực và mộng tưởng trong ánh mắt trẻ thơ của cô bé

- Giữa cái giá rét, cô bé quyết định quẹt diêm để sưởi ấm cho chính mình. Mỗi lần quẹt diêm là một ước mơ giản dị, chân thành và đầy ngây thơ của cô bé:

+ Lần quẹt thứ 1: cô mơ thấy một lò sưởi to ⇒ ước được sưởi ấm, thoát khỏi cái giá rét

+ Lần quẹt thứ 2: cô mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn với những món ăn hoành tráng ⇒ ước được ăn no, thoát khỏi cái đói, cái nghèo.

+ Lần quẹt thứ 3: cô nhìn thấy cây thông Nô-en thật to và đầy màu sắc ⇒ ước được đón lễ giáng sinh như bao người khác

+ Lần quẹt thứ 4: bà hiện ra ⇒ ước được đoàn tụ với người bà thân yêu của mình.

- Mỗi lần quẹt diêm là một khung cảnh trong mơ hiện ra trước mặt cô bé, nhưng những giấc mộng đó chỉ kéo dài trong vài giây và sau khi diêm tắt, mọi thứ lại trở về với tối tăm, rét mướt, đói khổ. Sự đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực như một nhát dao cứa vào lòng người đọc khi cảm nhận được nỗi bất hạnh, sự cô đơn, lạc lõng của cô gái bé nhỏ giữa xã hội.

- Ở lần quẹt diêm thứ 4, cô đã nhất quyết níu tay người bà và cầu xin bà cho cô đi cùng. Đây được coi là chi tiết cảm động nhất. Nó không chỉ thể hiện tình yêu, lòng quý trọng, nhớ thương của cô với người bà quá cố, mà còn là sự níu kéo lại những phút giây hạnh phúc mỏng manh duy nhất của cuộc đời, cũng là ước muốn được giải thoát khỏi khổ đau trong tâm hồn non nớt ấy.

* Luận điểm 3: Cái chết của cô bé bán diêm trong đêm giá lạnh

- Cuối cùng, Chúa cũng xót thương cho số phận bất hạnh của cô bé và đưa cô về với người bà của mình nơi Thiên đường. Hình ảnh cô bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười như xoáy sâu vào lòng người đọc một nỗi bàng hoàng, xúc động và một câu hỏi về sự vô tâm, vô cảm của xã hội xung quanh.

* Luận điểm 4: Thành công nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể hấp dẫn người đọc với các tình tiết hợp lí, logic, sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng làm tăng thêm hiệu quả nghệ thuật và thành công cho truyện.

- Nghệ thuật khắc họa tâm trạng nhân vật và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Tác phẩm khắc họa lại tình ảnh đáng thương và những ước mơ giản dị, trong sáng, xúc động của cô bé bán diêm.

- Liên hệ: Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả.

Top 20 bài Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm hay nhất (ảnh 2)

Bài văn mẫu: Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm – mẫu 1

An-đéc-xen nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông luôn để lại những ấn tượng sâu đậm, những bài học sâu sắc cho các bạn nhỏ. Khi nhắc đến kho tàng truyện của ông ta không thể không nhắc đến truyện Cô bé bán diêm, một câu chuyện giàu giá trị nhân văn, nhân bản.

Truyện kể về số phận bi thương, bất hạnh của cô bé bán diêm. Cô bé vốn cũng có một gia đình hết sức êm ấm, hạnh phúc, với người bà hiện hậu, trong “ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh”, nhưng tất cả chỉ còn là quá khứ xa xôi. Người bà, người mẹ yêu thương em lần lượt đã qua đời, em sống với người bố trong cảnh nghèo khổ, túng quẫn trên một căn gác tồi tàn, em phải đi bán diêm để kiếm sống.

Sự khốn cùng của em được tác giả đậm tô hơn nữa trong đêm giao thừa. Trong đêm đông lạnh giá, từng cơn gió thấu xương vù vù thổi, cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói đang mang những phong diêm đi bán. Em không dám về nhà vì người cha nghiện rượu sẵn sàng đánh em nếu em chưa bán được gì. Em ngồi sát góc tường, mong mỏi mọi người rủ lòng thương mà mua cho mình.

An-đéc-xen đã xây dựng một loạt các hình ảnh tương phản, đối lập để làm nổi bật lên hoàn cảnh đáng thương của cô bé: ngôi nhà xinh xắn, ngập tình yêu thương chỉ còn trong quá khứ, hiện tại chỉ là tầng áp mái tồi tàn, với người cha luôn mắng chửi, đánh đập em; mọi người đang ngồi trong ngôi nhà sáng ánh đèn còn em một mình với bóng đêm, lạnh giá; trong mỗi căn nhà sực nức mùi ngỗng quay, mùi của gia đình hạnh phúc còn cô bé bụng đói cả ngày, cô đơn, buồn tủi. Với nghệ thuật tương phản tác giả đã làm rõ hơn nỗi bất hạnh của em. Cô bé không chỉ thiếu thốn, khốn khổ về vật chất mà con sống trong cảnh bị mọi người hờ hững, trong đó có cả bố - người đã sinh ra em.

Tác giả có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng thông qua các lần quẹt diêm của cô bé. Trong tác phẩm, cô bé quẹt diêm tất cả năm lần: lần một thấy chiếc lò sưởi, lần hai thấy ngỗng quay, lần thứ ba thấy cây thông, lần bốn thấy bà, lần năm em quẹt tất cả các que diêm còn lại để níu kéo người bà ở lại với mình. Trình tự quẹt diêm của em là hoàn toàn hợp lí, đi từ vật chất đến tinh thần: em muốn có lò sưởi, ngỗng quay bởi em đang phải chịu cái đói, cái lạnh; em thấy cây thông, người bà bởi nó gợi ra không khí gia đình ấm áp, tràn ngập tình yêu thương. Sự đan cài giữa hiện thực và mộng tưởng đem đến cho người đọc niềm xót xa, cảm thông sâu sắc trước số phận em bé. Những mộng tưởng của em bé đều xuất phát từ thực tế khổ đau: em mơ lò sưởi, bữa tiệc, cây thông,… vì em phải sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo khổ. Em mơ thấy bà vì khi bà mất, em luôn sống trong cảnh thiếu tình yêu thương. Sau mỗi lần que diêm tắt là thực tế khắc nghiệt đổ ập vào em, khiến cho số phận của cô bé càng trở nên bất hạnh. Bởi vậy, em cố gắng quẹt những que diêm cuối cùng để níu kéo bà ở lại, để em được sống trong tình yêu thương. Nhưng cô bé cũng hiểu rằng, chỉ cần que diêm tắt đi thì hình ảnh bà cũng mất như tất cả những sự vật trước đó. Bởi vậy, em đã ước mình được đi cùng bà mãi mãi. Niềm mong ước của em vừa phản ánh khát khao được sống trong tình yêu thương, vừa thể hiện số phận bi kịch, bất hạnh của cô gái bé nhỏ, tội nghiệp.

Cái chết của cô bé cũng vô cùng thương tâm, gây ám ảnh với bạn đọc. Buổi sáng đầu tiên của năm mới, mọi người ai cũng vui vẻ, rạng rỡ nhưng em bé lại một mình chết ở xó tường, em chết vì lạnh, vì lòng người vô cảm không ai quan tâm, giúp đỡ em. Nhưng khi chết trên mặt em đôi má vẫn hồng, đôi môi như đang mỉm cười, vì em đã thoát khỏi cuộc sống bất hạnh, được đến với người bà yêu quý của mình. Thực tế đây là một cái kết mang tính chất bi kịch. Hạnh phúc với mỗi con người là ở thực tại, ở trần thế này nhưng em phải đến thế giới khác mới được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy.

Tác phẩm được xây dựng một kết cấu phù hợp với diễn biến sự việc và tâm lí nhân vật. Nghệ thuật tương phản đối lập càng làm nổi bật hơn nỗi bất hạnh của em bé: mồ côi, trong đêm tối một mình lang thang bán diêm đối lập với đường phố rực rỡ ánh đèn, những người xung quanh vui vẻ, hạnh phúc. Sự đan xen hài hòa hợp lí giữa hiện thực và mộng tưởng vừa làm rõ số phận bi thương, vừa khắc họa khát khao hạnh phúc của cô bé bán diêm.

Truyện Cô bé bán diêm thể hiện tình yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Truyện truyền tải đến người đọc thông điệp giàu ý nghĩa, thấm đẫm giá trị nhân đạo: hãy yêu thương trẻ thơ và để cho chúng được sống một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.

Video Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm

Bài văn mẫu: Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm – mẫu 2

Nhắc đến truyện cổ tích ta không chỉ nhớ đến anh em nhà Grim mà còn nhớ đến một An-đéc-xen thiên tài, với những thiên truyện chứa đựng giá trị nhân văn cao cả. Trong những tác phẩm của ông chắn hẳn ta không thể quên truyện Cô bé bán diêm gây nhiều xúc động và bài học ý nghĩa cho người đọc.

Mở đầu tác phẩm là hoàn cảnh cuộc sống đầy khắc nghiệt của cô bé bán diêm. Trời đã tối, nhưng tuyết vẫn không ngừng rơi, cô bé bán diêm lầm lũi bán những hộp diêm của mình. Bối cảnh đó càng trở nên đặc biệt hơn khi đó là đêm giao thừa, ai cũng được ở trong căn nhà ấm cúng, quay quần bên gia đình, chỉ có mình em là phải đối mặt với cái lạnh thấu xương của những cơn gió lạnh lẽo ùa về. Cô bé đầu trần, chân đất, mò mẫm đi trong đêm tối, cô bé không dám về nhà vì: “nếu không bán dược bao nào sẽ bị cha em mắng chửi”.

Sau khung cảnh khắc nghiệt đó, ngược về quá khứ, tác giả vẽ nên một khung cảnh cuộc sống hoàn toàn trái ngược với hiện tại. Khi ấy em được ở trong căn nhà khang trang, đẹp đẽ, có bà và mẹ luôn yêu thương. Nhưng “Thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tan, và gia đình em phải lìa xa ngôi nhà xinh xăn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm” , hạnh phúc và giờ đầy phải “chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa” . Cô bé không những không được yêu thương mà còn bị đối xử tàn tệ, tuổi còn nhỏ nhưng bố em đã bắt em ra đường mưu sinh.

Cả một ngày dài em miệt mài trên những con phố, hòng mong tấm lòng thương cảm của một người, nhưng không một ai giúp đỡ em. Đêm đã về khuya, cô bé ngồi nép mình dưới một góc tường để tránh cái lạnh lẽo giá rét. Xung quanh khung cảnh đều sáng rực, các nhà đang chuẩn bị cho đêm giao thừa thật ấm áp và hạnh phúc.

Lúc này toàn thân em đã lạnh cóng, cô bé đánh liều lấy một que diêm ra để hơ bàn tay cho đỡ lạnh. Ngọn lửa bùng lên mới vui mắt làm sao, em tưởng tượng rằng mình đang ngồi trước một lò sưởi ấm áp. Nhưng khi em vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt, cái lạnh lại ùa về, bao trùm lấy cơ thể em. Không chỉ phải chịu đựng cái rét,em còn phải chịu đứng cái đói cồn cào, que diêm thứ hai bùng cháy, trước mắt em là: “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em” . Bữa tiệc thật thịnh soạn, hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ làm vơi bớt cái đói cồn cào trong em. Nhưng thực tế đó cũng chỉ là bữa ăn trong tưởng tượng mà thôi. Bởi vậy khi que diêm tắt, mọi cảnh tượng huy hoàng, bữa ăn thịnh soạn cũng đều biến mất.

Que diêm thứ ba bật sáng, hình ảnh cây thông noel lấp lánh, được trang hoàng lung linh hiện lên trước mắt em. Và que diêm thứ tư bật lên là khuôn mặt thân thương của người bà mà em hằng yêu quý. Em vui sướng reo lên và mong mỏi được đi theo bà, để thoát khỏi cuộc sống khổ sở, đau đớn này. Lời em van xin đáng thương, và tội nghiệp quá. Một đứa bé ngây thơ, non nớt, mà lại có suy nghĩ về cái chết để trốn tránh hiện thực đầy khổ đau. Em khước từ cuộc sống để tìm về với cõi thanh thản, nơi đó có bà, có tình yêu thương: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa”.

Cô bé đã chết, trên gương mặt vẫn nở nụ cười tươi, đôi má hồng hồng đầy mãn nguyện. Bởi em đã thoát khỏi cuộc sống đầy đau khổ và vô cảm này. Thực ra cô bé vẫn có thể sống nếu cha em biết chăm lo làm ăn, nếu những con người qua đường động lòng thương cảm giúp đỡ em mua lấy một bao diêm. Nhưng tuyệt nhiên không một bàn tay yêu thương nào đưa ra để cứu vớt số phận của cô bé tội nghiệp. Cái kết của tác phẩm như gióng lên hồi chuông về lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm, vô cảm của con người.

Với mô tip quen thuộc trong truyện cổ tích về cô bé mồ côi nghèo khổ, cùng các chi tiết kỉ ảo, nhưng tác phẩm vẫn thấm đẫm tinh thần hiện đại. Bởi cô bé không có cái kết viên mãn, hạnh phúc ở trần thế mà phải chết đi mới được hưởng hạnh phúc. Giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm cũng chính là ở chỗ đó.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- An- đéc- xen( 1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen

- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

   + Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

   + Từ đó ông thường xuyên cho ra đời cac âu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…

- Phong cách sáng tác:

   + Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

2. Bố cục

- Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét

- Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực

- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

3. Giá trị nội dung

- Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

4. Giá trị nghệ thuật

- Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống