Cô bé bán diêm – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tác phẩm Cô bé bán diêm gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay nhất. Tài liệu có 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Cô bé bán diêm Ngữ văn lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Cô bé bán diêm – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

CÔ BÉ BÁN DIÊM

Bài giảng: Cô bé bán diêm

I. Đôi nét về tác giả An - đéc - xen

- An- đéc- xen( 1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen

- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

   + Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

   + Từ đó ông thường xuyên cho ra đời cac âu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…

- Phong cách sáng tác:

   + Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

II. Đôi nét về tác phẩm Cô bé bán diêm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

2. Bố cục

- Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét

- Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực

- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

3. Giá trị nội dung

- Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

4. Giá trị nghệ thuật

- Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

Xem thêm soạn bài Cô bé bán diêm sách mới hay khác:

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Cô bé bán diêm

1. Mở bài

- Nêu một vài nét về tác giả An- đéc- xen: là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông

- Một vài nét về tác phẩm: là một trong những câu truyện nổi tiếng của ông viết về đề tài thiếu nhi, được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

2. Thân bài

a. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gia thừa giá rét

- Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố

- Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà

- Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống

⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô dơn và đói rét

- Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét

- Không gian : Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt

   + Trời rét , tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần

   + Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm

⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc

b. Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại

- Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại.

- Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp

   + Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm

   + Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ

   + Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình

   + Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà

   + Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế

⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé.Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn

c. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

- Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em

⇒ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bât hạnh của người nghèo

⇒ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.

3. Kết bài

- Khái quát lại vài nét nội dung nghệ thuật và nội dung: Bằng ngòi bút đẫm chất hiện thực và nhân văn tác giả đã đưa người đọc đến sự rung cảm nhất định là niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm cũng như thấy được sự thờ ơ của xã hội trước những số phận khó khăn.

- Lời khuyên của bản thân: Mỗi chúng ta nên sống một cách rộng lượng, biết yêu thương và san sẻ, biết giúp đỡ người khác để xã hội ngày một tươi đẹp. Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm

Sơ đồ tư duy Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm

Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm hay nhất (5 mẫu) (ảnh 3)

Bài văn mẫu: Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm – mẫu 1

An-đéc-xen nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông luôn để lại những ấn tượng sâu đậm, những bài học sâu sắc cho các bạn nhỏ. Khi nhắc đến kho tàng truyện của ông ta không thể không nhắc đến truyện Cô bé bán diêm, một câu chuyện giàu giá trị nhân văn, nhân bản.

Truyện kể về số phận bi thương, bất hạnh của cô bé bán diêm. Cô bé vốn cũng có một gia đình hết sức êm ấm, hạnh phúc, với người bà hiện hậu, trong “ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh”, nhưng tất cả chỉ còn là quá khứ xa xôi. Người bà, người mẹ yêu thương em lần lượt đã qua đời, em sống với người bố trong cảnh nghèo khổ, túng quẫn trên một căn gác tồi tàn, em phải đi bán diêm để kiếm sống.

Sự khốn cùng của em được tác giả đậm tô hơn nữa trong đêm giao thừa. Trong đêm đông lạnh giá, từng cơn gió thấu xương vù vù thổi, cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói đang mang những phong diêm đi bán. Em không dám về nhà vì người cha nghiện rượu sẵn sàng đánh em nếu em chưa bán được gì. Em ngồi sát góc tường, mong mỏi mọi người rủ lòng thương mà mua cho mình.

An-đéc-xen đã xây dựng một loạt các hình ảnh tương phản, đối lập để làm nổi bật lên hoàn cảnh đáng thương của cô bé: ngôi nhà xinh xắn, ngập tình yêu thương chỉ còn trong quá khứ, hiện tại chỉ là tầng áp mái tồi tàn, với người cha luôn mắng chửi, đánh đập em; mọi người đang ngồi trong ngôi nhà sáng ánh đèn còn em một mình với bóng đêm, lạnh giá; trong mỗi căn nhà sực nức mùi ngỗng quay, mùi của gia đình hạnh phúc còn cô bé bụng đói cả ngày, cô đơn, buồn tủi. Với nghệ thuật tương phản tác giả đã làm rõ hơn nỗi bất hạnh của em. Cô bé không chỉ thiếu thốn, khốn khổ về vật chất mà con sống trong cảnh bị mọi người hờ hững, trong đó có cả bố - người đã sinh ra em.

Tác giả có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng thông qua các lần quẹt diêm của cô bé. Trong tác phẩm, cô bé quẹt diêm tất cả năm lần: lần một thấy chiếc lò sưởi, lần hai thấy ngỗng quay, lần thứ ba thấy cây thông, lần bốn thấy bà, lần năm em quẹt tất cả các que diêm còn lại để níu kéo người bà ở lại với mình. Trình tự quẹt diêm của em là hoàn toàn hợp lí, đi từ vật chất đến tinh thần: em muốn có lò sưởi, ngỗng quay bởi em đang phải chịu cái đói, cái lạnh; em thấy cây thông, người bà bởi nó gợi ra không khí gia đình ấm áp, tràn ngập tình yêu thương. Sự đan cài giữa hiện thực và mộng tưởng đem đến cho người đọc niềm xót xa, cảm thông sâu sắc trước số phận em bé. Những mộng tưởng của em bé đều xuất phát từ thực tế khổ đau: em mơ lò sưởi, bữa tiệc, cây thông,… vì em phải sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo khổ. Em mơ thấy bà vì khi bà mất, em luôn sống trong cảnh thiếu tình yêu thương. Sau mỗi lần que diêm tắt là thực tế khắc nghiệt đổ ập vào em, khiến cho số phận của cô bé càng trở nên bất hạnh. Bởi vậy, em cố gắng quẹt những que diêm cuối cùng để níu kéo bà ở lại, để em được sống trong tình yêu thương. Nhưng cô bé cũng hiểu rằng, chỉ cần que diêm tắt đi thì hình ảnh bà cũng mất như tất cả những sự vật trước đó. Bởi vậy, em đã ước mình được đi cùng bà mãi mãi. Niềm mong ước của em vừa phản ánh khát khao được sống trong tình yêu thương, vừa thể hiện số phận bi kịch, bất hạnh của cô gái bé nhỏ, tội nghiệp.

Cái chết của cô bé cũng vô cùng thương tâm, gây ám ảnh với bạn đọc. Buổi sáng đầu tiên của năm mới, mọi người ai cũng vui vẻ, rạng rỡ nhưng em bé lại một mình chết ở xó tường, em chết vì lạnh, vì lòng người vô cảm không ai quan tâm, giúp đỡ em. Nhưng khi chết trên mặt em đôi má vẫn hồng, đôi môi như đang mỉm cười, vì em đã thoát khỏi cuộc sống bất hạnh, được đến với người bà yêu quý của mình. Thực tế đây là một cái kết mang tính chất bi kịch. Hạnh phúc với mỗi con người là ở thực tại, ở trần thế này nhưng em phải đến thế giới khác mới được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy.

Tác phẩm được xây dựng một kết cấu phù hợp với diễn biến sự việc và tâm lí nhân vật. Nghệ thuật tương phản đối lập càng làm nổi bật hơn nỗi bất hạnh của em bé: mồ côi, trong đêm tối một mình lang thang bán diêm đối lập với đường phố rực rỡ ánh đèn, những người xung quanh vui vẻ, hạnh phúc. Sự đan xen hài hòa hợp lí giữa hiện thực và mộng tưởng vừa làm rõ số phận bi thương, vừa khắc họa khát khao hạnh phúc của cô bé bán diêm.

Truyện Cô bé bán diêm thể hiện tình yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Truyện truyền tải đến người đọc thông điệp giàu ý nghĩa, thấm đẫm giá trị nhân đạo: hãy yêu thương trẻ thơ và để cho chúng được sống một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.

Video Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm

Bài văn mẫu: Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm – mẫu 2

Nhắc đến truyện cổ tích ta không chỉ nhớ đến anh em nhà Grim mà còn nhớ đến một An-đéc-xen thiên tài, với những thiên truyện chứa đựng giá trị nhân văn cao cả. Trong những tác phẩm của ông chắn hẳn ta không thể quên truyện Cô bé bán diêm gây nhiều xúc động và bài học ý nghĩa cho người đọc.

Mở đầu tác phẩm là hoàn cảnh cuộc sống đầy khắc nghiệt của cô bé bán diêm. Trời đã tối, nhưng tuyết vẫn không ngừng rơi, cô bé bán diêm lầm lũi bán những hộp diêm của mình. Bối cảnh đó càng trở nên đặc biệt hơn khi đó là đêm giao thừa, ai cũng được ở trong căn nhà ấm cúng, quay quần bên gia đình, chỉ có mình em là phải đối mặt với cái lạnh thấu xương của những cơn gió lạnh lẽo ùa về. Cô bé đầu trần, chân đất, mò mẫm đi trong đêm tối, cô bé không dám về nhà vì: “nếu không bán dược bao nào sẽ bị cha em mắng chửi”.

Sau khung cảnh khắc nghiệt đó, ngược về quá khứ, tác giả vẽ nên một khung cảnh cuộc sống hoàn toàn trái ngược với hiện tại. Khi ấy em được ở trong căn nhà khang trang, đẹp đẽ, có bà và mẹ luôn yêu thương. Nhưng “Thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tan, và gia đình em phải lìa xa ngôi nhà xinh xăn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm” , hạnh phúc và giờ đầy phải “chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa” . Cô bé không những không được yêu thương mà còn bị đối xử tàn tệ, tuổi còn nhỏ nhưng bố em đã bắt em ra đường mưu sinh.

Cả một ngày dài em miệt mài trên những con phố, hòng mong tấm lòng thương cảm của một người, nhưng không một ai giúp đỡ em. Đêm đã về khuya, cô bé ngồi nép mình dưới một góc tường để tránh cái lạnh lẽo giá rét. Xung quanh khung cảnh đều sáng rực, các nhà đang chuẩn bị cho đêm giao thừa thật ấm áp và hạnh phúc.

Lúc này toàn thân em đã lạnh cóng, cô bé đánh liều lấy một que diêm ra để hơ bàn tay cho đỡ lạnh. Ngọn lửa bùng lên mới vui mắt làm sao, em tưởng tượng rằng mình đang ngồi trước một lò sưởi ấm áp. Nhưng khi em vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt, cái lạnh lại ùa về, bao trùm lấy cơ thể em. Không chỉ phải chịu đựng cái rét,em còn phải chịu đứng cái đói cồn cào, que diêm thứ hai bùng cháy, trước mắt em là: “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em” . Bữa tiệc thật thịnh soạn, hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ làm vơi bớt cái đói cồn cào trong em. Nhưng thực tế đó cũng chỉ là bữa ăn trong tưởng tượng mà thôi. Bởi vậy khi que diêm tắt, mọi cảnh tượng huy hoàng, bữa ăn thịnh soạn cũng đều biến mất.

Que diêm thứ ba bật sáng, hình ảnh cây thông noel lấp lánh, được trang hoàng lung linh hiện lên trước mắt em. Và que diêm thứ tư bật lên là khuôn mặt thân thương của người bà mà em hằng yêu quý. Em vui sướng reo lên và mong mỏi được đi theo bà, để thoát khỏi cuộc sống khổ sở, đau đớn này. Lời em van xin đáng thương, và tội nghiệp quá. Một đứa bé ngây thơ, non nớt, mà lại có suy nghĩ về cái chết để trốn tránh hiện thực đầy khổ đau. Em khước từ cuộc sống để tìm về với cõi thanh thản, nơi đó có bà, có tình yêu thương: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa”.

Cô bé đã chết, trên gương mặt vẫn nở nụ cười tươi, đôi má hồng hồng đầy mãn nguyện. Bởi em đã thoát khỏi cuộc sống đầy đau khổ và vô cảm này. Thực ra cô bé vẫn có thể sống nếu cha em biết chăm lo làm ăn, nếu những con người qua đường động lòng thương cảm giúp đỡ em mua lấy một bao diêm. Nhưng tuyệt nhiên không một bàn tay yêu thương nào đưa ra để cứu vớt số phận của cô bé tội nghiệp. Cái kết của tác phẩm như gióng lên hồi chuông về lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm, vô cảm của con người.

Với mô tip quen thuộc trong truyện cổ tích về cô bé mồ côi nghèo khổ, cùng các chi tiết kỉ ảo, nhưng tác phẩm vẫn thấm đẫm tinh thần hiện đại. Bởi cô bé không có cái kết viên mãn, hạnh phúc ở trần thế mà phải chết đi mới được hưởng hạnh phúc. Giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm cũng chính là ở chỗ đó.

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống