Nội dung bài viết
Tài liệu tóm tắt Tôi đi học môn Ngữ văn lớp 8 ngắn gọn, chi tiết gồm có 19 bài tóm tắt tác phẩm Tôi đi học hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 8.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài giảng: Tôi đi học
Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"…
Hằng năm cứ vào cuối thu, khung ảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc trường Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm gì nhưng sau câu nói của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!
Mỗi năm cứ đến thời điểm cuối thu trong lòng tôi lại dạt dào nhiều cảm xúc và kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Buổi sáng đó thật khác lạ khi mẹ đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp, con đường tôi vẫn đi hôm nay sao lạ quá, có lẽ vì hôm nay tôi đã đi học. Tôi thấy mình bỗng trở nên đứng đắn trong bộ đồng phục của trường và mong muốn cầm sách, vở, bút viết. Lần đầu tiên đến trường, tôi bỡ ngỡ bởi ngôi trường khang trang, to lớn hơn nhiều so với những lần trước. Tôi bỗng lo sợ một điều gì đó nên đứng sau áo mẹ cho thật an tâm. Tiếng trống trường lên và chúng tôi tập trung nghe gọi tên để vào lớp, tôi thực sự hồi hộp lo sợ. Đúng lúc này ông đốc đến vỗ về, an ủi để các bạn bước vào lớp. Cô giáo bước vào và đó là cô giáo chủ nhiệm, cô nở nụ cười tươi, tôi nhìn xung quanh lớp học và những người bạn thân thương bên cạnh. Tôi đã sẵn sàng cho bài học đầu tiên: Tôi đi học.
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với tôi vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, tôi có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng tôi lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Chúng tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học".
Văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh kể về những kỉ niệm ngày đầu tiên tới lớp của tác giả. Cứ vào cuối thu, nhà văn lại nhớ lại những kỉ niệm khi mình còn ngạc nhiên, bỡ ngỡ lúc được mẹ dắt tay tới trường. Con đường tới trường của nhân vật tôi bỗng nhiên sao lạ lùng quá! Nó khác hẳn với mọi ngày, sáng mùa thu lá rụng nhiều cùng với tiết trời se lạnh và trên trời không còn những đám mây màu bạc. Nhân vật tôi với cảm xúc e dè, lạ lẫm được mẹ dắt tay tới trường. Trong tác giả lúc này có nhiều suy nghĩ và thay đổi, Tác giả thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn khi mặc bộ quần áo mới. Không những vậy, nhân vật tôi còn nghĩ rằng chỉ có những người thành thạo mới cầm nổi bút thước. Tất cả những suy nghĩ đều rất non nớt. Khi ông đốc cất giọng lên, chú bé cảm thấy vô cùng ấm áp và bắt đầu viết những dòng chữ mà thầy giáo ghi trên bảng viết: “Tôi đi học”
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Nhìn hình ảnh các em nhỏ được mẹ dắt tay đến trường, nhân vật "tôi" nhớ lại cảm giác ngày xưa của mình, cũng bỡ ngỡ y như vậy. Ngày đó, nhận vật "tôi" cũng cảm thấy lạ lẫm khi mặc trên người chiếc áo vải đen dài. Chiếc áo làm cho "tôi" cảm thấy mình trở nên trang trọng và đứng đắn, khác hẳn ngày thường. Cầm trên tay cuốn vở mới với biết bao suy nghĩ cho ngày đầu tiên đi học, lo lắng không biết rằng mình có thể viết bút được hay không, tác giả theo mạch cảm xúc hứng khởi của mình, xin mẹ được cầm bút và cầm thước như các bạn khác, không cần phải nhờ đến mẹ cầm hộ. Tiếp đến là những cảm xúc ngạc nhiên khi chứng kiến ngôi trường đông kín người, bạn nào cũng tươi vui, phấn khởi, ăn mặc sạch sẽ và gọn gàng. Cảnh vật của ngôi trường khiến cho tác giả cảm thấy mình thật nhỏ bé nhưng rồi đến khi bước vào lớp, tác giả đã sẵn sàng cho việc đặt những nét bút đầu tiên theo thầy giáo: "Tôi đi học".
Truyện ngắn là dòng hồi tưởng trong trẻo của nhân vật “tôi” về ngày đầu tiên đi học. Hằng năm cứ vào cuối thu, cảnh vật thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm khó quên ấy. Cậu bé theo chân mẹ đi trên con đường làng quen thuộc mà bỗng hóa lạ lẫm vì “hôm nay tôi đi học”, ngây ngô nhìn những cậu học trò khác cầm bút thước và cả sách vở không chút khó khăn gì rồi nghĩ “chắc người lớn mới cần được bút thước”. Buổi đầu đến trường trong chiếc áo vải dù đen dài, cậu bé cảm thấy mình bỗng “trang trọng và đứng đắn hơn”. Những lo sợ vẩn vơ khi tiếng trống trường cất lên đã nhường chỗ cho sự háo hức và cảm giác thân thuộc “hay hay” khi cậu bé bước vào lớp học, nhìn ngắm bàn ghế, những thứ treo trên tường và cậu bạn nhỏ ngồi bên cạnh mình. Buổi học đầu tiên đã bắt đầu với bài tập viết “Tôi đi học”.
Tôi đi học là dòng hồi ức thấm đẫm những cảm xúc trong trẻo, tươi sáng của nhân vật trữ tình về buổi tựu trường đầu tiên. Thông qua dòng cảm xúc đó, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học được gợi lên đầy tinh tế, đẹp đẽ trong lòng người đọc.
Dòng hồi ức cũ về ngày tựu trường của tác giả Nguyễn Thanh Tịnh đã được tài hiện qua tác phẩm "Tôi đi học". Những kỉ niệm đẹp với không gian nên thơ của ngày cuối thu khiến tác giả như quay trở về thời học sinh. Vào buổi sớm mai của mùa thu cậu bé được mẹ ân cần đưa đến trường. Dù rằng hàng ngày cậu vẫn đi trên đường làng quen thuộc nhưng sao hôm nay cảnh vật thay đổi nhưng khác lạ. Cậu không còn đùa nghịch với các trò chơi trẻ con nữa mà thay vào đó là bộ quần áo học sinh đứng đắn hơn.
Cậu thấy trên đường học sinh cầm sách vở, thước kẻ, cây bút tung tăng. Đến trước sân trường có nhiều người đã đến, cậu bỗng thấy xa lạ và lo sợ. Họ đều ăn mặc chỉnh tề và trên khuôn mặt họ hiện lên nét rạng ngời, vui vẻ. Trong sân trường, nhiều bạn bè đồng trang lứa đều có mặt và chung tâm trạng sợ sệt, chỉ dám núp sau lưng người thân. Tiếng trống vang lên thúc giục các bạn học sinh xếp hàng vào lớp. Ông đốc gọi tên từng người, cậu bé lúc này cảm thấy tim mình như ngừng đập và cậu dường như quên sự có mặt của mẹ ở đằng sau. Khi được gọi tên, cậu giật mình và cảm nhận được bàn tay mẹ khẽ đẩy nhẹ về phía trước. Ông đốc âu yếm dang tay đón những học sinh yêu quý. Cậu cảm thấy chỗ ngồi mới, bạn bè mới không hề cảm thấy xa lạ một chút nào.
Bên ngoài tiếng chim liệng ríu rít, hót vang rồi bay vút lên bầu trời cao trong xanh.Ông đốc bằng đầu viết bài và tiết học bắt đầu. Cậu nhìn lên bảng lẩm bẩm đánh vần theo: "Bài viết tập đọc: Tôi đi học".
Những dòng kỉ niệm về ngày tựu trường sẽ mãi in đậm trong tâm trí của tác giả giống như thước phim quay chậm và được tái hiện rõ nét mỗi khi tác giả bắt gặp lại những hình ảnh quen thuộc đó trong cuộc sống thường nhật.
“Tôi đi học” là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm trong trẻo đáng nhớ của buổi tựu trường đầu tiên – những ý tưởng chưa hề được ghi trên giấy nhưng cũng không thể nào quên. Ngày đầu theo mẹ đến trường trên con đường làng, thấy những cậu học trò quen lớp quen trường, cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước và ngây ngô nghĩ “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè buổi đầu đi học, cậu thấy mình “trang trọng và đứng đắn” hơn trong bộ quần áo mới, Khi tới trường, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ trước những điều mới lạ trước mắt. Trong giây phút bước chân vào lớp, cậu đã òa khóc vì “chưa bao giờ thấy xa mẹ đến thế. Nhưng sau đó, những lời nói ấm áp của ông đốc trường vang lên khiến cho nhân vật tôi phút chốc cảm thấy cảnh vật “quyến luyến tự và bất ngờ”. Cậu nhìn ngắm những đồ vật treo trên tường, “tự nhiên lạm nhận” bàn ghế chỗ ngồi là của riêng mình và nhìn người bạn tí hon bên cạnh mà “không cảm thấy xa lạ chút nào. Bài học đầu tiên trong buổi hôm ấy là bài tập viết “Tôi đi học”.
Hằng năm, cứ đến mùa khai giảng thì tác giả lại nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. Đó là những cảm xúc bỡ ngỡ, dụt dè và lo lắng. Tác giả được mẹ dắt tới trường nhưng trong lòng vẫn luôn tự hỏi chắc chỉ có những người thành thạo mới cầm được bút. Dù lo lắng nhưng tác giả vẫn phải tập quen dần với việc không có mẹ ở bên canh, ngồi cùng các bạn mới để chép lại nét chữ đầu tiên của thầy trên bảng: “Tôi đi học”.
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
Hằng năm cứ vào cuối thu, tác giả lại nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Đó là một buổi sáng mùa thu, tác giả được mẹ dắt tay đi học. Nhân vật tôi đến trường trong cảm xúc: Hôm nay tôi đi học khác với thường ngày. Cậu đến trường xếp hàng, điểm danh, vào lớp trong tâm thế hồi hộp lo âu. Và bài học đầu tiên mà hôm đó thầy giáo viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên được mẹ dắt tay đến trường. Đó là vào một buổi sáng mùa thu, tiết trời se lạnh và lá cây rụng khá nhiều. Con đường tôi đi thường ngày bỗng trở thành con đường mà tôi đi học. Tôi cảm thấy vô cùng lạ lẫm, trước sự hồi hộp và lo lắng cho khoảnh khắc khai trường, tôi còn có suy nghĩ rằng chỉ những ai thành thạo mới cầm nổi bút thước. Ấy thế mà mẹ đã giúp tôi vào lớp, dù tôi có òa khóc lên. Rồi tôi được ngồi vào bàn với bạn bè mới, tôi bắt đầu viết những dòng chữ đầu tiên.
Truyện Tôi đi học được kể bằng dòng hồi tưởng nhân vật "Tôi" về những cảm xúc khó quên của ngày đầu tiên đến trường. Thời điểm đó là buổi sáng mùa thu, trời đã se lạnh. Tôi được mẹ đưa đến trường để bắt đầu khai giảng năm học mới, lần khai giảng đầu tiên. Con đường tôi vẫn đi nhưng sao hôm nay trở nên thật khác lạ, khoảnh khắc đó khiến tôi trở nên hồi hộp hơn, nhiều suy nghĩ của một đứa trẻ xuất hiện nhưng nhanh chóng biến mất. Trong bộ đồng phục của trường tôi cảm giác như mình trang trọng hơn. Đến trường thật lạ, ngôi trường to và khang trang. Tôi khẽ nép sau mẹ như sợ điều gì đó. Tiếng trống trường vang lên và ông đốc kêu gọi chúng tôi vào lớp thôi nào. Tôi òa khóc như không muốn xa mẹ, ông đốc lại an ủi, động viên. Vào lớp tôi gặp cô giáo trẻ chào đón, nhìn xung quanh như bàn ghế, bức tranh bản đồ treo trên tường và người bạn nhỏ tôi cảm thấy thật gần gũi dù là lần đầu tiên gặp họ. Cả lớp đánh vần theo dòng chữ cô giáo viết: "Tôi đi học".
Không khí mùa thu tràn về khiến nhân vật tôi nhớ về những kỉ niệm bâng khuâng của ngày tựu trường đầu tiên trong cuộc đời mình bao nhiêu năm trước. Buổi sớm hôm ấy, một buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh, nhân vật tôi cùng mẹ đến trường trong tâm trạng háo hức và hồi hộp. Trên đường cùng mẹ đến trường, trong lòng nhân vật tôi cảm thấy tưng bừng rộn rã đến lạ thường. Mọi thứ xung quanh cậu đều thay đổi chỉ vì bốn chữ : hôm nay tôi đi học. Cậu cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn trong bộ đồng phục tươm tất. Khi đứng trước sân trường, cậu cảm thấy có chút bỡ ngỡ và lo sợ vẩn vơ. Trong lúc ông đốc đọc tên, tim cậu như ngừng đập, quên cả mẹ đứng sau. Nghe gọi đến tên, cậu tự nhiên giật mình và lúng túng. Được nhiều người nhìn, cậu càng lúng túng hơn. Khi chuẩn bị vào lớp, cậu tự nhiên nặng nề một cách kì lạ, bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ nức nở. Ở trong lớp học, cậu lạm nhận bàn học là của mình. Người bạn chưa quen nhưng không thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên khiến cậu bất ngờ quá đến nỗi cậu cũng không tin có thật. Cậu đưa mắt thèm thuồng nhìn cánh chim nhưng tiếng phấn của thầy đã mang cậu trở về.
Truyện ngắn Tôi đi học diễn tả cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ trong buổi tựu trường đầu tiên. Hàng năm cứ vào cuối thu, lòng “tôi” lại náo nức với những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Hôm ấy, cảnh vật chung quanh và lòng “tôi” vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ. “Tôi” cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn khi khoác trên người bộ quần áo mới tươm tất và trên tay cầm hai quyển vở mới. Khi đến sân trường, “tôi” lo lắng, bỡ ngỡ. Sau một hồi trống vào lớp, “tôi” òa lên khóc. Khi được thầy giáo tươi cười đón vào lớp và được ngồi cạnh một bạn khác thì “tôi” cảm thấy không dám tin là sự thật. Sau đó tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thấy viết và lẩm bẩm bài viết: Tôi đi học.
Khi mùa thu đến, lá ngoài đường rụng trên không là những đám mây bàng bạc,lòng của nhân vật tôi lại cứ nao nức kỉ niệm khó quên của ngày đầu tiên tựu trường. Buổi sáng ấy, nhân vật tôi nao nức sửa soạn cùng mẹ đến trường tham dự buổi tựu trường đầu tiên. Con đường đến trường, lòng nhân vật tôi hân hoan, rộn rã háo . Mọi thứ xung quanh đều có sự thay đổi, thấy mình đứng đắn nghiêm trang hơn trong bộ đồng phục mới. Tôi muốn thử sức ôm sách vở bút thước như mấy cậu đi đằng trước nên bảo mẹ cho đưa cho mình cầm. Còn nghĩ chỉ có người thạo mới cầm được. Khi đứng trước sân trường rộng lớn đông kín người, ai ai cũng quần áo sạch sẽ tươm tất, cậu thấy hồi hộp, bỡ ngỡ. Ngôi trường hôm nay cao ráo và oai nghiêm hơn mọi ngày. Xung quanh ai cũng nô nức, hớn hở. nhìn những cậu học trò mới rụt rè nép mình bên cánh tay mẹ, tự nhiên cậu cũng thấy sợ. Khi tiếng trống vang lên, học sinh bắt đầu xếp hàng vào lớp, cậu thấy lúng túng. Khi nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp, quả tim cậu như ngừng đập rồi lại nói phải cố gắng học hành cho ba mẹ vui lòng. Cậu thấy xa mẹ hơn bao giờ hết. Ở trong lớp học, ngửi thấy một mùi hương xộc lên, nhìn lớp học mới, những người bạn mới vừa xa lạ, vừa rất thân quen được. Cậu cho rằng mọi thứ ở lớp đều là của cậu. Cậu chú ý đến cánh chim bên cửa sổ và mơ mộng thả tầm nhìn theo cánh chim khi nó bay lên bầu trời. Tiếng viết bảng của thầy giáo đưa cậu trở về với thực tại và tập đọc theo bài học.
Không khí mùa thu se se lạnh khiến nhân vật “tôi” hồi nhớ lại những kỉ niệm mơn man trong buổi tựu trường đầu tiên của mấy mươi năm trước. Buổi sớm, khi cùng mẹ trên đường đến trường, lòng nhân vật ‘tôi” hân hoan, rộn rã. Cậu nhìn thấy mọi thứ xung quanh đều có sự thay đổi, thấy mình đứng đắn hơn trong bộ đồng phục mới. Khi đứng trước sân trường, cậu thấy hồi hộp, bỡ ngỡ. Ngôi trường hôm nay cao ráo và oai nghiêm hơn mọi ngày. Xung quanh ai cũng nô nức, hớn hở. Nhìn những cậu học trò mới rụt rè nép mình bên cánh tay mẹ, tự nhiên cậu cũng thấy sợ. Khi tiếng trống vang lên, học sinh bắt đầu xếp hàn vào lớp, cậu thấy lúng túng. Khi nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp, quả tim cậu như ngừng đập. Cậu thấy xa mẹ hơn bao giờ hết. Khi ngồi trong lớp học, nhìn lớp học mới, những người bạn mới vừa xa lạ, vừa rất thân quen. Cậu chú ý đến cánh chim bên cửa sổ và mơ mộng thả tầm nhìn theo cánh chim khi nó bay lên bầu trời. Tiếng viết bảng của thầy giáo đưa cậu trở về với thực tại và tập đọc theo bài học mới.
Bài văn mẫu: Phân tích truyện ngắn Tôi đi học
Cuộc đời là những chuỗi ngày dài nối tiếp nhau, ngày qua ngày chúng ta cứ sống và trưởng thành, trải qua bao nhiêu gian nan bão táp để bước đi trên con đường của mình. Nhưng sống đâu chỉ là miệt mài bước đi để rồi bỏ quên những điều xưa cũ nhưng ẩn chứa vô vàn ý nghĩa.
Thật vậy, mặc cho cuộc đời đẩy đưa nhưng những thứ đã hằn sâu vào tiềm thức thì không thể nào phai nhạt được. Ai cũng có những điều bình dị như thế, và có lẽ với Thanh Tịnh cũng vậy. Có phải như thế mà sau mấy chục năm trôi qua, dù thấm đẫm nắng mưa cuộc đời thế nhưng những kỉ niệm về buổi tựu trường ấy vẫn không phai nhạt, nó vẫn để lại trong ông bao xúc cảm, nghẹn ngào cùng những dòng suy tư chạy chậm hòa với nhịp đập rộn ràng của con tim.
Mùa thu là mùa khai trường với những cảm xúc nghẹn ngào đến khó tả. Mùa thu thường mang đến cho người ta một cảm giác se se lạnh, một chút hiu quạnh và man mác buồn, và mùa thu cũng là mùa của những suy tư và kí ức. Thật vậy cũng vào khoảng thời gian ấy 30 năm về trước có một cậu bé được mẹ dắt tay đến trường, đó là những kỉ niệm ngọt ngào chẳng thể quên mà cho đến tận bây giờ khi đã trưởng thành cậu vẫn không thể quên, những xúc cảm vẫn đưa tiềm thức cậu trôi dạt về ngày tháng cũ, lòng vẫn bồi hồi, bối rối như ngày đầu tiên.
Truyện ngắn “Tôi đi học” được kể lại dựa theo trí nhớ của nhà văn về ngày tựa trường hôm ấy, tuy đã 30 năm trôi qua thế nhưng các chi tiết truyện vẫn rõ ràng, có trình tự thời gian, câu chuyện được kể lại dựa trên những kí ức đã xảy ra mấy chục năm về trước thế nhưng chúng ta lại cảm nhận được như nó vừa mới diễn ra cách đây không lâu vậy.
Người kể vẫn giữ được mạch truyện, mọi thứ vẫn rất rõ ràng tỉ mỉ từng chi tiết một, từ khi cậu bé được mẹ dắt tay đến trường, nhìn ngắm ngôi trường rộng rãi cho đến khi thầy giáo gọi tên mình và bước vào lớp học. Câu chuyện chẳng phải đơn giản chỉ là kể lại mà còn là nhân vật tự đặt mình vào trong đó, tự mình trôi dạt về quá khứ và để mặc cho những dòng hồi ức đẩy đưa để rồi lòng ông lại thấy bồi hồi, xao xuyến theo.
Tâm trạng của con người có thể thay đổi, bị tác động bởi không gian và thời gian. Thật vậy cứ mỗi mùa thu đến người nghệ sĩ ấy lại trải lòng mình ra để hồi tưởng, để mà sống lại những tháng năm tuổi thơ êm dịu. “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường…”
“Hàng năm” vốn chỉ một khoảng thời gian mang tính lặp đi lặp lại, cứ mỗi năm vào khoảng thời gian ấy người ta lại nghẹn ngào nhớ về quá khứ ngây dại của mình để rồi thổn thức, bồn chồn. Cuộc sống bộn bề vốn đã mệt mỏi bởi nhớ nhớ quên quên, con người có xu hướng thích những điều mới mẻ, xa lạ mà bỏ quên những điều gần gũi và bình dị với mình thế nhưng trong biển người tấp nập ấy lại có một người năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ thu về là trong lòng lại trào dâng cảm xúc, lại vẽ lên trong tim mình ánh lửa nhen nhóm về một thủa đến trường.
Nhưng không phải tự nhiên mà những kí ức ấy lại sống dậy một cách mãnh liệt như vậy trong lòng tác giả, mọi thứ chỉ thực sự bắt đầu khi ông nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè xuất hiện nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường để rồi con người mấy chục năm tuổi đời bỗng chốc thu mình lại, tiềm thức hóa thành đứa nhỏ vụng về được mẹ dắt đi trên con đường làng quen thuộc, con đường mòn ấy vốn đã đi nhiều lần, quen thuộc quá đỗi thế nhưng sao lần ấy lại thấy lạ quá, từng bước đi sao lạ lẫm quá, cảnh vật cũng thay đổi đến khác thường. Và chắc hẳn chính cậu bé ấy cũng nhận ra thứ cảm xúc lạ lùng ấy là do trong nhận thức của cậu đã có sự thay đổi, là do hôm nay cậu đi học.
Suy nghĩ của trẻ con thật lạ lùng và ngây thơ biết bao. Vốn chỉ là khoác trên mình bộ quần áo mới thôi thế nhưng lại cảm thấy mình đã lớn, cảm thấy trên mình có một trách nhiệm nặng nề nào đó. Rằng mình đã đi học, từ hôm nay mình đã lớn, sẽ không còn chơi đùa như hồi còn bé, không thể ham chơi nghịch ngợm với lũ bạn như thường ngày. Rồi lại đến khi muốn gánh vác trách nhiệm cầm sách vở của mình nhưng rồi vì hậu đậu nên trách nhiệm cao cả ấy phải nhường lại cho mẹ, vậy thôi mà cậu lại nghĩ “Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.”
Mọi chuyện trên đời đều diễn ra không theo một quỹ đạo nhất định nào cả và chỉ đến khi con người ta tự mình trải nghiệm, tự cảm nhận mới biết được giá trị của nó. Thật vậy đối với cậu bé ấy cũng vậy, chỉ vài hôm trước khi đi bẫy chim chơi đùa cùng lũ bạn và ghé qua trường và cảm thấy ngôi trường là một thứ gì đó rất xa lạ và “ không có cảm tưởng gì khác là trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng”, thế nhưng hôm nay khi mình khoác trên vai bộ áo mới, khi sắp trở thành một phần của ngôi trường và đặt chân vào trong đó cậu mới lại thấy ngôi trường uy nghiêm và vĩ đại đến thế.
Cái ngôi trường xa lạ ngày nào thế nhưng hôm nay cậu lại thấy nó “vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp”. Bao nhiêu con người, bao nhiêu cảnh vật đều xa lạ, mọi thứ đều mới toanh khiến cho đứa bé non nớt ấy bỗng chốc cảm thấy lo sợ vẩn vơ để rồi lại bẽn lẽn nép sau lưng người thân như bao cô cậu học trò khác. Nó cũng như bao đứa trẻ ngây dại kia muốn được hòa nhập với ngôi trường, muốn được trở thành một phần của mái nhà rộng lớn ấy, có lẽ vì vậy mà ngay lúc ấy tất cả đều ao ước mình được như những học trò cũ để biết thầy biết lớp khỏi phải rụt rè trước cảnh lạ.
Bối rối, lo âu khiến cho đôi chân cậu khựng lại, cậu chẳng có đủ can đảm để nhấc đôi chân lên sải từng bước dài về phía trước, tim đã đập loạn thành từng hồi, đôi chân run lẩy bẩy nhấc từng bước nặng trịch tiến về phía trước. Và đỉnh điểm của sự hỗn loạn trong cậu là khi nghe ông đốc trường Mĩ Lý gọi tên từng đứa một, dường như lúc ấy cậu đã cảm thấy như tim mình ngừng đập, nặng trịch từng mớ hỗn độn.
Và nỗi lo âu, thấp thỏm ấy khiến cho tâm trạng cậu nặng trĩu, bồn chồi, sợ những thứ xa lạ khiến cho cậu vỡ òa khi phải chia tay mẹ vào lớp học, đôi chân cậu chẳng muốn bước tiếp, đứa trẻ còn e dè cuộc sống trường lớp mới mẻ, chênh vênh, lạc lõng giữa biển người xa lạ khiến cậu đã vỡ òa trong giây phút đầy nghẹn ngào ấy. Nhưng rồi chuyện gì đến sẽ đến và con người không ngoại trừ bất kì một ai đều phải trải qua để trưởng thành, và cuối cùng cậu bé cũng bước vào giờ học đầu tiên của mình.
Cậu bỡ ngỡ, lạ lẫm với mọi thứ, tất cả đều khiến cho cậu tò mò và hứng thú, cậu thấy một mùi hương lạ phảng phất trong lớp học rồi lại thấy những thứ treo trong lớp thật lạ và hay, cứ như thế cậu dần làm quen với môi trường mới của mình, cậu thích nghi với lớp học nhanh đến mức mà cậu chẳng dám tin là thật, cứ thế và rồi đứa bé ấy bắt đầu giờ học đầu tiên của mình, bắt đầu cho một hành trình mới.
“Tôi đi học” là một truyện ngắn giàu cảm xúc và ý nghĩa, chắc hẳn ai cũng có những ngày đầu tiên bỡ ngỡ và bồn chồn đến thế. Thời gian qua đi khiến cho con người ta bỏ quên nhiều thứ, nhiều điều đã bị lãng quên thế nhưng những kí ức về buổi đầu tiên đến trường thì không thể nào phai nhạt được, nó sẽ theo con người ta đến hết cuộc đời để rồi khi bồi hồi nhớ lại ta lại xao xuyến vì mình cũng đã từng có khoảng thời gian như thế. "Tôi đi học" là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thanh Tịnh viết về những cảm xúc trong trẻo, hồn nhiên trong ngày đầu tiên đến trường.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh
- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường
+ Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)
+ Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.
+ Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…
- Phong cách sáng tác:
+ Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu
1. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
- “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941
2. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.
- Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.
- Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.
3. Giá trị nội dung
- Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
4. Giá trị nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.