Tài liệu Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn lớp 6 môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 5 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh diều với cuộc sống.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn lớp 6 hay nhất:
Nội dung sách Ngữ văn lớp 6
I. HỌC ĐỌC
Câu hỏi trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học nào? Chỉ ra nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại.
Trả lời:
- Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.
- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:
+ Văn bản truyện:
Thánh Gióng: Người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước.
Sự tích Hồ Gươm: Sự tích vua Lê trả lại gươm thần.
Thạch Sanh: Chàng trai mồ côi, nghèo khó mà dũng cảm, bao dung.
Cô bé bán diêm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.
Ông lão đánh cá và con cá vàng: Truyện về ông lão khốn khổ có người vợ tham lam, độc ác.
Bức tranh của em gái tôi: Kể về người em gái có tấm lòng và tình cảm trong sáng, vô tư.
Điều không tính trước: Kể về ba người bạn nhỏ, ban đầu xích mích vì hiểu lầm, cuối cùng lại kết thành một khối yêu thương.
Chích bông ơi!: Câu chuyện cảm động của hai cha con Dế Vần
Dế Mèn phiêu lưu kí: Kể về chú Dế Mèn kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận trước những việc làm không đúng.
+ Văn bản thơ:
À ơi tay mẹ: Ghi lại những xúc động, bâng khuâng khi nghĩ về bàn tay của mẹ.
Về thăm mẹ: Đầy ắp những cảm xúc nghẹn ngào.
Những bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ,…
Đêm nay Bác không ngủ: Những chi tiết, hình ảnh chân thật và tình cảm da diết, cảm động về Bác.
Lượm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.
Gấu con chân vòng kiềng: Kể chuyện về chú gấu con hồn nhiên, vui nhộn, hài hước.
+ Văn bản kí:
Trong lòng mẹ: Ghi lại tình mẫu tử sâu nặng.
Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Ghi chép về cảnh sắc thiên nhiên, con người vùng đất phương Nam.
Thời thơ ấu của Hon-đa: Những dòng hồi ức về tuổi thiếu niên với những kỉ niệm đầy thú vị của tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.
Câu hỏi trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản nghị luận và Đọc hiểu văn bản thông tin là gì?
Trả lời:
Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần:
- Đọc hiểu văn bản nghị luận:
+ Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ: Giải thích vì sao Nguyên Hồng lại viết rất hay về tầng lớp dân nghèo.
+ Vẻ đẹp của một bài ca dao: Chỉ ra sự cảm nhận tinh tế của tác giả dân gian trước vẻ đẹp của cô gái và cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát.
+ Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Phân tích ý nghĩa của truyện Thánh Gióng – một trong những tác phẩm hay nhất thể hiện chủ đề đánh giặc cứu nước.
+ Tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?: Sự cần thiết của việc bảo vệ và đối xử nhân đạo với động vật.
+ Khan hiếm nước ngọt: Vấn đề nguồn nước đang dần cạn kiệt.
+ Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?: Lợi ích của vật nuôi.
- Đọc hiểu văn bản thông tin:
+ Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Sự kiện lịch sử ngày Quốc khánh 2-9-1945.
+ Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sự kiện lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng: Ghi lại quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.
+ Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?: Nêu lên những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
+ Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”: Sự kiện khoa học thú vị.
+ Giờ Trái Đất: Sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu.
Câu hỏi trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc mục Rèn luyện tiếng Việt và trả lời câu hỏi:
a) Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt nào?
b) Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào?
Trả lời:
a) Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt:
- Nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ.
- Vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
b) Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm:
- Phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (kĩ năng đọc hiểu văn bản)
- Phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản).
II. HỌC VIẾT
Câu hỏi trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc phần Học viết và trả lời các câu hỏi sau:
a) Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản nào? Kiểu văn bản nào chưa được học ở cấp Tiểu học?
b) Các yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản là gì?
Trả lời:
a)
- Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng
b) Các yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản:
- Tự sự:
+ Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
+ Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của bản thân; dùng ngôi kể thứ nhất.
- Miêu tả: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Biểu cảm:
+ Bước đầu biết làm thơ lục bát.
+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát.
- Thuyết minh: Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Nghị luận: Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.
- Nhật dụng:
+ Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.
+ Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học bằng sơ đồ.
III. HỌC NÓI VÀ NGHE
Câu hỏi trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc phần Học nói và nghe và trả lời các câu hỏi sau:
a) Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về kĩ năng nói, nghe và nói nghe tương tác là gì?
b) Liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.
Trả lời:
a) Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về kĩ năng:
- Nói:
+ Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ.
+ Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay một vấn đề trong cuộc sống).
+ Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.
- Nghe:
+ Nắm được nội dung trình bày của người khác.
+ Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
- Nói nghe tương tác:
+ Biết tham gia thảo luận về một vấn đề.
+ Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp.
b) Tự liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.