TOP 20 bài Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam

2.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam gồm 5 bài văn mẫu giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam

Đề bài: Từ bài thơ Lượm của Tố Hữu, em hãy trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam

Dàn ý: Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phân tích Lượm, liện hệ lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam hiện nay.

2. Thân bài

- Giải thích được dũng cảm làm gì?

- Phân tích hình ảnh dũng cảm nhân vật Lượm qua bài thơ của Tố Hữu.

+ Hoàn cảnh: khó khăn, nguy hiểm – “đạn bay vèo vèo”

+ Hình ảnh của Lượm: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái làm nhiệm vụ, không sợ khó khăn, nguy hiểm – “vụt qua mặt trận … sợ chi hiểm nghèo”

+ Tư thế của Lượm lúc hi sinh:

  • Một dòng máu tươi
  • Nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, hồn bay giữa đồng

- Liên hệ với thực tế

+ Biểu hiện lòng dũng cảm của thiếu niên hiện nay Việt Nam.

+ Bản thân em đã từng thực hiện hay chứng kiến việc làm dũng cảm nào? (Nêu một số dẫn chứng)

+ Phê phán:

  • Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí.
  • Những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân:

  • Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
  • Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc

3. Kết bài: Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của thiếu niên ở mọi thời đại

Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam - mẫu 1

Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên đó con người sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, khó khăn trong việc xử lí các mối quan hệ, thậm chí là khó khăn trong việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống… Vậy điều gì tạo nên sức mạnh cho con người tồn tại và sống tốt trong cuộc đời? Đó là lòng dũng cảm.

Vậy thế nào là lòng dũng cảm? Tại sao từ xưa đến nay con người luôn đề cao và kêu gọi lòng dũng cảm? Tôi hiểu về lòng dũng cảm chính từ những sự việc nhỏ bé mà tôi chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày với những người thân yêu nhất.

Mẹ tôi chính là tấm gương đầu tiên cho tôi soi để thấy lòng dũng cảm của con người. Mẹ chỉ là một người phụ nữ nông dân bình thường, sớm tối miệt mài công việc gia đinh, đồng áng. Mẹ lội ruộng sâu khi mưa lũ tràn về mùa gặt, nước ngập ngang lưng, bất chấp những con vật mà tôi thường kinh hãi như đỉa, vắt, rắn, rết, mẹ cố sức đẩy thuyền lúa về nhà. Mẹ không khỏe lắm mà vẫn cố đẩy thêm vài thuyền lúa nữa giúp bác hàng xóm già yếu neo đơn dù mẹ đã rét run cầm cập. Có lần giữa đêm mưa lớn, nghe tiếng người kêu cứu ngoài mương, mẹ không quản ngại sấm chớp, lao ra khơi cửa. Mẹ bảo: "Thấy người cần giúp, sức mình cố giúp được mà không giúp là "phải tội". Và tôi nghĩ mẹ chính là người dũng cảm nhất.

Hay ở trường học của tôi, cô giáo thường khuyên những bạn trót mắc lỗi hãy dũng cảm nhận lỗi. Tôi nhớ có lần, tường lớp bị vẽ bẩn, cô đã hỏi cả lớp ai là người đã vẽ bẩn lên tường nhưng không có ai chịu nhận; ngay trước khi cô ra hình thức kỉ luật cho cả lớp thì một bạn nam trong lớp đã dũng cảm đứng lên thừa nhận lỗi lầm của mình.

Lòng dũng cảm càng bộc lộ rõ hơn khi con người bị đẩy vào những hoàn cảnh đặc biệt bất thường. Đó là tấm gương quên mình hi sinh cho cuộc chiến tranh tranh độc lập dân tộc, tự do dân tộc của các thế hệ anh hùng đất Việt. Một tấm gương dũng cảm để lại ấn tượng sâu sắc trong em đó chính là chú bé Lượm trong thơ của nhà thơ Tố Hữu. Một chú giao liên nhỏ bé, nhưng luôn vui vẻ, lạc quan. Chú bé dũng cảm vượt qua bom đạn, vượt qua bao hiểm nguy để làm công việc liên lạc.

Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam - mẫu 2

      Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên đó con người sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, khó khăn trong việc xử lí các mối quan hệ, thậm chí là khó khăn trong việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống… Vậy điều gì tạo nên sức mạnh cho con người tồn tại và sống tốt trong cuộc đời? Đó là lòng dũng cảm.

      Vậy thế nào là lòng dũng cảm? Tại sao từ xưa đến nay con người luôn đề cao và kêu gọi lòng dũng cảm? Tôi hiểu về lòng dũng cảm chính từ những sự việc nhỏ bé mà tôi chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày với những người thân yêu nhất.

      Mẹ tôi chính là tấm gương đầu tiên cho tôi soi để thấy lòng dũng cảm của con người. Mẹ chỉ là một người phụ nữ nông dân bình thường, sớm tối miệt mài công việc gia đinh, đồng áng. Mẹ lội ruộng sâu khi mưa lũ tràn về mùa gặt, nước ngập ngang lưng, bất chấp những con vật mà tôi thường kinh hãi như đỉa, vắt, rắn, rết, mẹ cố sức đẩy thuyền lúa về nhà. Mẹ không khỏe lắm mà vẫn cố đẩy thêm vài thuyền lúa nữa giúp bác hàng xóm già yếu neo đơn dù mẹ đã rét run cầm cập. Có lần giữa đêm mưa lớn, nghe tiếng người kêu cứu ngoài mương, mẹ không quản ngại sấm chớp, lao ra khơi cửa. Mẹ bảo: "Thấy người cần giúp, sức mình cố giúp được mà không giúp là "phải tội". Và tôi nghĩ mẹ chính là người dũng cảm nhất.

      Hay ở trường học của tôi, cô giáo thường khuyên những bạn trót mắc lỗi hãy dũng cảm nhận lỗi. Tôi nhớ có lần, tường lớp bị vẽ bẩn, cô đã hỏi cả lớp ai là người đã vẽ bẩn lên tường nhưng không có ai chịu nhận; ngay trước khi cô ra hình thức kỉ luật cho cả lớp thì một bạn nam trong lớp đã dũng cảm đứng lên thừa nhận lỗi lầm của mình.

      Lòng dũng cảm càng bộc lộ rõ hơn khi con người bị đẩy vào những hoàn cảnh đặc biệt bất thường. Đó là tấm gương quên mình hi sinh cho cuộc chiến tranh tranh độc lập dân tộc, tự do dân tộc của các thế hệ anh hùng đất Việt. Một tấm gương dũng cảm để lại ấn tượng sâu sắc trong em đó chính là chú bé Lượm trong thơ của nhà thơ Tố Hữu. Một chú giao liên nhỏ bé, nhưng luôn vui vẻ, lạc quan. Chú bé dũng cảm vượt qua bom đạn, vượt qua bao hiểm nguy để làm công việc liên lạc.

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

      Chú bé Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ, hi sinh trên đất mẹ quê hương. Lượm là một thiếu niên anh dũng, một tấm gương sáng mà thế hệ thiếu niên chúng ta cần phải noi theo. Tất cả những con người và hành động đó chính là hiện thân của lòng dũng cảm.

      Như vậy, có thể hiểu lòng dũng cảm là dám sống mạnh mẽ, không sợ khó khăn gian khổ, không sợ chết, dám hi sinh vì mục đích của mình. "Dũng cảm" là "cho dù chúng ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn, gian truân vất vả đến nhường nào, chúng ta vẫn dám đối mặt với nó", không chùn bước và có tinh thần vô tư lạc quan để vượt qua mọi phong ba bão táp của cuộc sống.

      Mỗi khoảnh khắc sống là mỗi khoảnh khắc vượt lên nỗi sợ hãi, sự yếu đuối của chính mình. Và mỗi khi phải đối mặt với những sự thật không mong muốn, tôi lại tự nhủ với chính mình: Can đảm lên! Vì can đảm là cội nguồn của cái đẹp!

Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam - mẫu 3

Trong cuộc sống, con người ta luôn cần ý chí để vượt qua mọi gian nan, cách trở, nhưng trước khi có được ý chí ấy, thì không thể không cần đến lòng dũng cảm đối diện với chúng. Lòng dũng cảm – một điều rất quan trọng mà mỗi người cần và nên có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin.

Vậy tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Ta không thể tránh khỏi có những lúc gặp phải thất bại khiến ta gần như tuyệt vọng, thế nhưng nếu cứ để cho nỗi tuyệt vọng ăn mòn đi chính khả năng của bạn thì vĩnh viễn bạn sẽ chẳng thể nào thành công, điều cần thiết nhất khi ấy là cần biết đứng dậy, nhìn nhận ra lỗi sai của bản thân, can đảm mà bước tiếp bằng những kinh nghiệm đã rút ra được, rồi một lần, hai lần, ban lần, nhiều lần như vậy, bạn chắc chắn sẽ đạt được điều mà mình mong muốn. Đó chính là lòng dũng cảm dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. Bên cạnh đó, khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước.

Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. “Bạn không thể yếu đuối trên con đường theo đuổi giấc mơ. Hãy dám vượt qua các rào chắn để tìm con đường của riêng mình.” (Les Brown). Nếu không có lòng dũng cảm, bạn chắc chắn sẽ bị bỏ lại ở phía sau, đó là lý do vì sao có rất nhiều những tấm gương sáng về lòng dũng cảm đã dám đương đầu để đạt được những điều tốt đẹp.

Thế hệ ông cha ta ngày trước là biểu tượng sáng ngời cho lòng dũng cảm, kiên cường chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất nước, không ngại đổ máu, hy sinh. Chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu là một thiếu niên dũng cảm tiêu biểu. Hình ảnh của chú bé trong bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

Dũng cảm không chỉ cần trong xã hội xưa mà ngày nay phẩm chất này vẫn luôn tồn tại và nó trở thành một phần không thể thiếu ở mỗi con người. Lòng dũng cảm xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, dũng cảm giúp đỡ người khác cũng là một người rất tốt, và đó là một việc làm có ích cho xã hội. Một trong số rất nhiều tấm gương tuổi trẻ dũng cảm mà em biết tới đó là câu chuyện của nam sinh tên Nhã đã dũng cảm cứu sống 3 bạn bị đuối nước. Anh thanh niên ấy đã không màng tới nguy hiểm, không chần chừ mà lao xuống dòng nước ngay khi thấy có người đang bị nước cuốn; hay 13 chiến sĩ hay nỗ lực cứu hộ và hi sinh trong trận lũ tại Rào Trăng.

Đối với học sinh, lòng dũng cảm chính là biết nỗ lực vươn lên trong học tập, biết đấu tranh và nói không với tiêu cực học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Một thực trạng đã và đang diễn ra trong nhà trường đó chính là việc quay cop, sử dụng tài liệu trong thi cử. Hay mỗi khi các kỳ thi lớn của toàn quốc diễn ra chúng ta vẫn thấy những thông tin về rất nhiều học sinh gian lận, sử dụng tài liệu, hay nhờ người thi hộ... Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.

Học sinh chúng ta phải rèn luyện và giữ lòng dũng cảm cho bản thân. Vì lòng dũng cảm đó là một tinh thần, phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam - mẫu 4

  Dù là ở thời đại nào, dù là người trưởng thành hay là thiếu niên cũng đều cần có lòng dũng cảm. Dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Một tấm gương về lòng dũng cảm mà em luôn khâm phục đó chính là chú giao liên nhỏ tuổi Lượm. Dù nhỏ tuổi nhưng chú bé lại dám làm một công việc lớn lao và đầy nguy hiểm.

      Tác phẩm Lượm của nhà thơ Tố Hữu khắc họa chân thật và sinh động về hình tượng chú giao liên nhỏ ấy. Không chỉ miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm; bài thơ còn ngợi ca tinh thần chiến đấu hi sinh và phẩm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc bằng những vần thơ tuyệt đẹp. Lượm nhỏ bé nhưng lại thật to lớn, to lớn vì sự dũng cảm, băng qua bom đạn để thực hiện công việc giao liên.

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề: “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

      Lượm "vụt qua" mưa bom bão đạn. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không hề do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì đó là mệnh lệnh chiến đấu. Cậu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. "Sợ chi hiểm nghèo" câu thơ vang lên như một lời thề chiến đấu, dù công việc có hiểm nguy nhưng cậu vẫn sẽ hoàn thành tốt, không hề chùn bước dù có nguy hiểm tới mạng sống. Người chiến sĩ nhỏ giống như “một tiên đồng” đang dạo chơi trên đồng lúa trổ đòng đòng. Cậu thực hiện công việc vui vẻ hồn nhiên; sự lạc quan đó hoàn toàn đối lập với sự nguy hiểm của việc giao liên. Từ láy “nhấp nhô” gợi tả chính xác tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú bé liên lạc trên đường băng qua một mặt trận đầy khói lửa.

Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trê đồng…

      Nhưng rồi Lượm đã hi sinh, cậu hi sinh đày dũng cảm và đáng tự hào. Chiến đấu vì quên hương, hi sinh vì quê hương trên chính đất mẹ quê mình. "Bỗng lòe chớp lửa ... Một dòng máu tươi" câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau, là tiếc nấc nghẹn tiếc thương cho chú bé giao liên.

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng.

      Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hi sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn liệt sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!

      Lượm là một hình tượng tiêu biểu cho lứa tuổi thiếu niên anh hùng. Bên ngoài cuộc sống của chúng ta còn có rất nhiều nhưng thiếu niên nhỏ tuổi dũng cảm khác. Dũng cảm không phải là một hành động quá lớn lao; dũng cảm chỉ đơn giản là dám vượt qua trở ngại, vươn lên trước mọi khó khăn; dám làm những việc mà người khác không dám làm. Đối với lứa tuổi thiếu niên, việc chính của chúng ta vẫn là học tập. Vậy thiếu niên dũng cảm là như thế nào?

      Thiếu niên dũng cảm là biết nói không với gian thi cử, biết vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt việc học của mình. Việc tố giác hành động gian lận trong học tập cũng chính là biểu hiện của sự dũng cảm. Chỉ cần biết và dám đứng ra phê phán, vạch trần những điều xấu là chúng ta đã biết hành động dũng cảm. Bên cạnh rất nhiều những tấm gương về lòng dũng cảm để noi theo thì cũng có không ít người lại đang lầm tưởng những hành động liều lĩnh của mình là dũng cảm. Họ đi xem bốc đầu, buông tay lái khi xe đang chạy, hay đánh nhau để chứng tỏ bản thân. Tất cả những hành động đó chỉ cho thấy sự liều lĩnh xem thường mạng sống của mình và người khác, chứ không hề dũng cảm. Vậy nên, chúng ta cần hiểu đúng và làm đúng để lòng dũng cảm trở nên gần gũi hơn với mỗi người.

      Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những gương sáng kiên trì phấn đấu vượt lên số phận bất hạnh như chị Hướng Dương bị tai nạn giao thông cụt cả hai chân vẫn nhiệt tình là công tác từ thiện giúp đỡ trẻ em khuyết tật. Như các anh Nguyễn Công Hùng, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Đức, như các bạn Trương Thị Thương, Nguyễn Văn Thọ (nạn nhân chất độc màu da cam) vẫn cố gắng học tập và làm việc để trở thành người hữu ích. Muốn đạt được mục đích ấy, họ phải nỗ lực gấp mười, gấp trăm lần người khỏe mạnh. Sự nỗ lực của họ là minh chứng sáng nhất gần gũi nhất với chúng ta về lòng dũng cảm.

      Sự nỗ lực rèn luyện lòng dũng cảm của mỗi chúng ta không thể tách rời việc tự giác nhận thức, học tập, làm theo những tấm gương dũng cảm trong xã hội. Không học hỏi, chúng ta sẽ không có kinh nghiệm, không thể nhanh nhạy trong cách ứng phó với các hoàn cảnh thử thách. Lòng dũng cảm cần được biến thành hành động và hành động đó phải mang lại kết quả tốt đẹp. Chúng ta không thể lao xuống nước để cứu người bị nạn khi chúng ta không biết bơi. Trong những tình huống như thế, tinh thần dũng cảm cần được hỗ trợ bởi trí thông minh, sự nhanh nhẹn.

      Thật khó tưởng tượng cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không tồn tại lòng dũng cảm. Có lẽ bóng tối, cái ác, sự bất công tất cả những gì xấu xa nhất sẽ có cơ hội hoành hành, đàn áp con người. Trong bạn, lòng dũng cảm có ngự trị không? Hãy cố gắng giữ gìn, phát huy để nó mãi là một trong những nét đẹp trong nhân cách của chúng ta.

Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam - mẫu 5

      Từ xưa đến nay dũng cảm vẫn luôn là một đức tính tốt mà mỗi người cần có.

      Dũng cảm là dám đối mặt với sự thật dù nó có khó khăn và rất gian nan, là không trốn tránh, là tinh thần luôn lạc quan để vượt qua sóng gió của cuộc sống, là làm những điều mà người khác không dám làm, là dám đương đầu với những thử thách khó khăn của bản thân dám đối diện với chính mình. Nói tóm lại dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người và nhất là đối với thanh niên trong thời đại ngày nay.

      Vậy vì sao cần phải có lòng dũng cảm? Đó là một đức tính tốt thể hiện sự mạnh mẽ tự tin của con người trong cuộc sống. Lòng dũng cảm khiến con người trở nên mạnh mẽ hơn để đối mặt với những khó khăn nguy hiểm tạo một tâm thế tự do, một nhân cách đẹp đẽ để khẳng định mình và trở thành chỗ dựa cho người khác. Lòng dũng cảm xúc bảo vệ người khác sẵn sàng xả thân vì người khác. Từ xa xưa vào thời chiến tranh, lòng dũng cảm biến thành sức mạnh để mỗi con người sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ Tổ quốc bảo vệ lãnh thổ quê hương. Đã biết bao nhiêu tấm gương về lòng dũng cảm như chị Võ Thị Sáu, anh La Văn Cầu, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện,… Ở mỗi người lòng dũng cảm biểu hiện ở một khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung lại nó đều có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của dân tộc số mệnh của nước nhà. Không chỉ trong thời chiến là ngày nay dưới đời sống hòa bình con người càng cần có lòng dũng cảm để đối mặt với những khó khăn thử thách đặc biệt là với cái xấu cái ác. Tiếp nối truyền thống của cha ông, hôm nay cũng có không ít những tấm gương về lòng dũng cảm đáng khâm phục và học hỏi. Như cậu bé Truyền ở Đà Nẵng đã tham gia cứu sống 11 người bị đắm thuyền trên biển. Cậu bé Nguyễn Văn Hà đã hi sinh thân mình để cứu bạn. Những tấm gương về lòng dũng cảm ấy đã góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn văn minh hơn và đáng trân trọng hơn.

      Bên cạnh những tấm gương sáng về lòng dũng cảm còn không ít những con người hèn nhát không dám đương đầu với thách thức không dám vượt qua chính mình thấy nguy hiểm gian khổ thì chùn bước, lẩn tránh sống thụ động cảm trước mọi việc đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình và mọi người. Những con người đó sẽ không gây được thiện cảm với mọi người khác không có được thành công thậm chí là bị xã hội khinh bỉ hắt hủi xa lánh. Dũng cảm là một đức tính tốt của con người. Dũng cảm xuất phát từ tấm lòng của bản thân muốn thực hiện điều tốt đẹp chứ không phải bỏ ra dũng cảm để thể hiện mình và cũng không phải hành động một cách dại dột thiếu suy nghĩ để chứng tỏ mình là người có lòng dũng cảm. Vì thế lòng dũng cảm và biết thực hiện những hành động thể hiện lòng dũng cảm một cách đúng đắn mới được mọi người đánh giá cao. Một phần quan trọng không kém là dũng cảm vượt lên chính bản thân mình trước những nhu cầu thấp kém bản năng hay thái độ ý chí không đầu hàng số phận trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

      Là thanh niên thế hệ ngày nay chúng em sẽ rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách trong học tập và trong cuộc sống. Nêu cao tinh thần tránh xa các tệ nạn xã hội sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lòng dũng cảm phải được mỗi chúng ta rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau này bước ra xã hội nó sẽ trở thành bàn đạp để chúng ta phát triển bản thân hơn.

      Như vậy lòng dũng cảm đối với mỗi người là một đức tính vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cái tâm cái tình của mỗi người, nó có tác động sâu sắc đến đời sống của mỗi chúng ta. Chính vì thế mà mỗi người cần rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để khẳng định bản thân hơn. Song hành cùng việc rèn luyện cho mình lòng dũng cảm cũng cần phải biết hành động như thế nào để lòng dũng cảm được biểu hiện một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất.

Trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam - mẫu 6

Trong nhật kí đời mình, Đặng Thùy Trâm từng viết "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Câu nói không chỉ đặt ra một vấn đề mang tính tất yếu của cuộc sống, đó là sự xuất hiện thường xuyên và bất ngờ của những khó khăn, thách thức mà còn khẳng định vai trò của bản lĩnh sống và lòng dũng cảm khi đương đầu với những nghịch cảnh. Lòng dũng cảm là sự gan dạ, kiên cường, không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng đối diện với những khó khăn để hướng đến thành công. Lòng dũng cảm tạo ra động lực sống mạnh mẽ để con người vượt qua những nỗi sợ hãi, e ngại, chinh phục hết được những khó khăn và gặt hái được những thành quả đáng tự hào. Người có lòng dũng cảm sẽ không chùn bước trước những khó khăn, thất bại, họ sẽ mạnh mẽ tiến lên phía trước mà không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Lòng dũng cảm không chỉ tạo ra nguồn năng lượng sống mạnh mẽ mà còn rèn luyện bản lĩnh sống, sự bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Không có lòng dũng cảm con người sẽ luôn sống trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi; bị động trước những tình huống bất ngờ của cuộc sống, dễ dàng bỏ cuộc và khó có thể thành công. Lòng dũng cảm giúp con người tạo dựng những giá trị sống tốt đẹp, thế nhưng cũng cần phân biệt giữa lòng dũng cảm với sự liều lĩnh, cố chấp hành động một cách mù quáng. Chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện năng lực và trí tuệ để bồi đắp lòng dũng cảm, hướng đến hoàn thiện bản thân, trở thành những người có ích cho xã hội.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá