Hầu trời – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tác phẩm Hầu trời gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay nhất. Tài liệu có 10 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Hầu trời Ngữ văn lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Hầu trời – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

Hầu trời

Nội dung bài thơ Hầu trời

Bài thơ: Hầu trời (Tản Đà) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 11

 Bài thơ: Hầu trời (Tản Đà) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 11

 Bài thơ: Hầu trời (Tản Đà) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 11

 Bài thơ: Hầu trời (Tản Đà) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 11

 Bài thơ: Hầu trời (Tản Đà) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 11

 Bài thơ: Hầu trời (Tản Đà) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 11

 Bài thơ: Hầu trời (Tản Đà) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 11

I. Đôi nét về tác giả Tản Đà

- Tản Đà (1889- 1939) tên khi sinh là Nguyễn Khắc Hiếu

- Ông sinh ra và lớn lên trong thời buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu nên con người ông kể cả học vấn, lối sống, sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn người của hai thế kỉ

- Ông học Hán học từ nhỏ nhưng sau hai khóa thi Hương ông bỏ thi chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ

- Các tác phẩm chính:

   + thơ: Khối tình con I, II

   + truyện viễn tưởng: Giấc mộng con I, II

   + luận thuyết: Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ

   + thơ và văn xuôi: Còn chơi

   + tự truyện: Giấc mộng lớn, Thơ Tản Đà

- Phong cách nghệ thuật:

   + điệu tâm hồn mới mẻ, cái tôi lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh vừa cảm thương, ưu ái

   + có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa

   + thơ văn ông chính là gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại

II. Đôi nét về tác phẩm Hầu trời (Tản Đà)

1. Xuất xứ

- In trong tập thơ Còn chơi, xuất bản năm 1921

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến sướng lạ lùng): Giới thiệu về câu chuyện

- Phần 2 (tiếp đến Anh gánh lên đây bán chợ trời): Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

- Phần 3 (còn lại) : Thi nhân trò chuyện với trời.

3. Giá trị nội dung

- Qua bài thơ tác giả dã thể hiện cái tôi cá nhân ngông ngạo, phóng túng, tư ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khát vọng được khẳng định giữa cuộc đời

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh

III. Dàn ý phân tích Hầu trời (Tản Đà)

1. Khổ thơ đầu: giới thiệu câu chuyện

- Câu thơ tác giả đặt vấn đề cho vẻ khách quan: chẳng biết câu chuyện tôi sắp kể chẳng biết có hay không?

- Nhưng tác giả vẫn khẳng định câu chuyện có vẻ là thật, điệp từ thật và hàng loạt dấu cảm thán đã giúp tác giả khẳng định độ chân thật của câu chuyện sắp kể

- Cách vào vấn đề gây được mối nghi vấn kích thích trí tò mò ở người đọc, tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện

2. Diễn biến buổi hầu trời

- Thi sĩ:

   + cao hứng đọc hết văn vần sang văn xuôi, hết văn thuyết lí lại sang văn chơi

   + rất đắc ý nên càng đọc càng có cảm xúc nên đọc rất hay: văn dài hơi tốt ran cung mây

- Chư tiên nghe thơ rất tán thưởng, hâm mộ

- Trời đánh giá cao không tiếc lời tán dương

- Nghệ thuật so sánh đã làm nổi bật vẻ đẹp từ ngôn ngữ thơ đến chí khí, tâm hồn của thi sĩ

- Được trời hỏi thăm về tình hình văn chương dưới hạ giới thi sĩ liền trình bày tình cảnh khốn khổ của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ:

   + không tấc đất cắm dùi

   + văn chương bị rẻ rúng

   + làm chẳng đủ ăn

   + bị o ép đủ chiều

⇒ chi tiết chân thực, liệt kê hàng loạt nỗi tủi khổ, cơ cực của chính cuộc đời mình và nhiều nhà văn khác

3. Cá tính, tâm hồn thi sĩ

- Một con người có cái tính rất ngông: hạ giới khinh rẻ tài năng Tản Đà lên tận trời cao để thể hiện

- Một con người ý về cá nhân rất cao, dám tự mình khen mình. Đây không phải là sự tự kiêu mà là cá nhân tự ý thức được tài năng thực sự của mình

- Giọng kể hào hứng, phấn chấn, tự hào

4. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc khuôn mẫu

- Ngôn từ hóm hỉnh, có duyên lôi cuốn người đọc

- Cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng

- Hư cấu, tưởng tượng sinh động

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống