35 câu Trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 2: Dòng điện không đổi có đáp án 2023

Tải xuống 15 3.4 K 29

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11: Ôn tập chương 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật lí 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập chương 2 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Lí 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 35 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 có đáp án – Vật Lí lớp 11

:

Trắc nghiệm Vật lí 11: Ôn tập chương 2 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Vật lí 11

Ôn tập Chương 2

Bài 1. Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 1Ω và R2 = 4Ω, khi đó công suất tiêu thụ của hai bong đèn đó như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là

A. 1Ω

B. 2Ω

C. 3Ω

D. 4Ω

Đáp án: B

Ta có:

 

Bài 2. Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 2Ω, mạch ngoài có biến trở R. Thay đổi R thì thấy khi R = R1 hoặc R = R2, công suất tiêu thụ ở mạch ngoài không đổi và bằng 4W. R1 và R2 có giá trị

A. R1 = 1Ω; R2 = 4Ω

B. R1 = R2 = 2Ω

C. R1 = 2Ω; R2 = 3Ω

D. R1 = 2Ω; R2 = 3Ω

Đáp án: A

Ta có:

Thay E, P, r vào (1) ta có: R2 - 5R + 4 = 0 (2)

Giải phương trình (2) ta có: R1 = 1Ω; R2 = 4Ω.

 

Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 18, 19

Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, cho E = 5V, r = 1Ω, R1 = 2Ω

Bài 3. Để công suất tiêu thụ điện trên biến trở R đạt cực đại thì R có giá trị bằng

A. 1Ω

B. 0,5Ω

C. 1,5Ω

D. 2/3Ω

Đáp án: D

Ta có:

Công suất tiêu thụ trên R:

 

Bài 4. Công suất tiêu thụ điện cực đại trên R có giá trị bằng

A. 36W

B. 21,3W

C. 31,95W

D. 4,16W

Đáp án: D

Theo câu 18, ta được:

Bài 5. Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điệ trở của dây nối. Biết R1 = 30Ω, R2 = 60Ω, R3 = 40Ω. Khi kim điện kế chỉ số 0, R4 có giá trị là

A. 60Ω

B. 70Ω

C. 80Ω

D. 45Ω

Đáp án: C

Khi IA = 0 ta có mạch ngoài là mạch cầu cân bằng nên:

Bài 6. Một điện trở R được mắc vào một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r tạo thành một mạch kín. Công suất mạch ngoài cực đại khi

A. I.R = E

B. Pr = E.r

C. R = r

D. R = r/2

Đáp án: C

Công suất mạch ngoài:

Áp dụng BĐT Cô-si cho hai số dương, suy ra: Pmax khi R = r.

Bài 7. Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 3V, điện trở trong r = 1Ω, mạch ngoài là một biến trở R. Thay đổi R để cong suất mạch ngoài đạt giá trị cực đại, giá trị cực đại đó bằng

A. 1W

B. 2,25W

C. 4,5W

D. 9W

Đáp án: B

Theo bài 11, ta được Pmax khi R = r, khi đó:

Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 13, 14

Hai nguồn có suất điện động E1 = E2 = E, điện trở trong r1 ≠ r2. Biết công suất lớn nhất mà mỗi nguồn có thể cung cấp cho mạch ngoài lần lượt là P1 = 20W và P2 = 30W. Công suất lớn nhất mà cả hai nguồn đó cung cấp cho mạch ngoài khi:

Bài 8. Hai nguồn đó ghép nối tiếp là

A. 84W

B. 8,4W

C. 48W

D. 4,8W

Đáp án: C

Theo bài 11 ta có:

Khi hai nguồn mắc nối tiếp:

 

Bài 9. Hai nguồn đó ghép song song là

A. 40W

B. 45W

C. 50W

D. 55W

Đáp án: C

 

 

Bài 10. Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết R1 = 0,1Ω, r = 1,1Ω. Để công suất tiêu thụ điện trên biến trở R đạt cực đại thì R phải có giá trị bằng

A. 1Ω

B. 1,2Ω

C. 1,4Ω

D. 1,6Ω

Đáp án: B

Công suất tiêu thụ điện trở R:

Suy ra PRmax khi R = R1 + r = 1,2Ω

 

 

Bài 11. Cho mạch điện như hình vẽ. Bốn pin giống nhau, mỗi pin có E = 1,5V và r = 0,5Ω. Các điện trở ngoài R1 = 2Ω; R2 = 8Ω. Hiệu điện thế UMN bằng

A. -1,5V

B. 1,5V

C. 4,5V

D. -4,5V

Đáp án: A

Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta được:

Suy ra:

UMN = 2E – I.(R2 + 2r) = 3 - 0,5(8 + 1) = -1,5V

 

Bài 12. Cho mạch điện như hình vẽ. Ba pin giống nhau, mỗi pin có E = 6V; r = 1,5Ω. Điện trở mạch ngoài bằng 11,5Ω. Khi đó UMN bằng

A. 5,75V

B. -5,75V

C. 11,5V

D. -11,5V

Đáp án: B

Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta được:

Suy ra:

UMN = -I.R = -0,5.11,5 = -5,75V

 

Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 3, 4, 5, 6 Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết E1 = 9V; r1 = 0,4Ω; E2 = 4,5V, r2 = 0,6Ω, R1 = 4,8Ω, R2 = R3 = 8Ω, R4 = 4Ω.

Bài 13. Cường độ dòng điện qua mạch là

A. 0,5A

B. 1A

C. 1,5A

D. 2A

Đáp án: C

Điện trở đoạn mạch AB là:

Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta được:

 

Bài 14. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là

A. 4,8V

B. 12V

C. 2,4V

D. 3,2V

Đáp án: A

Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B: UAB = I.RAB = 1,5.3,2 = 4,8V.

Bài 15. Công suất của bộ nguồn là

A. 7,2W

B. 18W

C. 13,5W

D. 20,25W

Đáp án: D

Công suất của bộ nguồn: P = (E1 + E2).I = 13,5.1,52 = 20,25W.

Bài 16. Công suất toả nhiệt (hao phí) của bộ nguồn là

A. 0,9W

B. 1,35W

C. 2,25W

D. 4W

Đáp án: C

Công suất toả nhiệt (hao phí) của bộ nguồn là:

Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 7, 8, 9

Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối. Biết UAB = 2V; E = 3V, RA = 0, ampe kế chỉ 2A

Bài 17. Điện trở trong của nguồn là

A. 0,15Ω

B. 0,3Ω

C. 0,35Ω

D. 0,5Ω

Đáp án: D

Áp dụng định luật Ohm cho đoạn mạch AB chứa nguồn ta được:

Bài 18. Năng lượng của nguồn điện cung cấp cho mạch trong 15 phút bằng

A. 90J

B. 5400J

C. 63J

D. 3780J

Đáp án: B

Năng lượng của nguồn điện cung cấp cho mạch trong 15 phút:

A = E.I.t = 3.2.15.60 = 5400J

Bài 19. Nhiệt lượng toả ra trên R trong 15 phút là

A.180J

B. 3600J

C. 6J

D. 630J

Đáp án: B

Điện trở R:

Nhiệt lượng toả ra trên R trong 15 phút:

 

Bài 20. Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, nguồn có suất điện E = 6V, điện trở trong r = 0,1Ω, mạch ngoài gồm bóng đèn có điện trở RĐ =11Ω và điện trở R = 0,9Ω. Biết đèn sáng bình thường, hiệu điện thế định mức và công suất định mức của bóng đèn là

A. Uđmv = 5,5V; Pđm = 2,75W

B. Uđm = 55V; Pđm = 275W

C. Uđm = 2,75V; Pđm = 0,6875W

D. Uđm = 11V; Pđm = 11W

Đáp án: A

Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta được:

Vì đèn sáng bình thường:

Bài 21: Điều kiện để có dòng điện là:

A. Chỉ cần có hiệu điện thế

B. Chỉ cần có các vật dẫn nối liền thành một mạch lớn.

C. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn

D. chỉ cần có nguồn điện

Bài 22: Công suất định mức của các dụng cụ điện là

A. Công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.

B. Công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.

C. Công suất mà dụng cụ đó đạt được khi hoạt động bình thường.

D. Công suất mà dụng cụ đó có thể đạt được bất cứ lúc nào.

Bài 23: Dòng điện là:

A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

B. dòng chuyển động của các điện tích.

C. dòng chuyển dời của eletron.

D. dòng chuyển dời của ion dương.

Bài 24: Dòng điện chạy trong mạch nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi?

A. Trong mạch điện thắp sáng đèn trong mạng điện gia đình

B. Trong mạch điện kính của đèn pin

C. Trong mạch điện kính thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy

D. Trong mạch điện kính thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời

Bài 25: Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện tích trung hòa là 104 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là

A. 1,8 A.

B. 180 mA.

C. 600 mA.

D. 1/2 A.

Bài 26: Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ là 5A. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 20 phút, cho rằng giá tiền điện là 1500 đ/(kW.h)

A. 16500 đ

B. 15600 đ

C. 8250 đ

D. 31200 đ

Bài 27: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài

A.tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

Bài 28: Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

Bài 29: Trong một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Hệ thức nào sau đây nêu lên mối quan hệ giữa các đại lượng trên với cường độ dòng điện I chạy trong mạch?

A. I= E/R

B. I= E+ r/R

C. I= E/(R+r)

D. I= E/r

Bài 30: Khi mắc điện trở R1 = 4Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ 0,5 A. Khi mắc điện trở R= 10Ω thì dòng điện trong mạch có cường độ 0,25 A. Tính suất điện động và điện trở trong của nguồn điện

A. E = 3V, r = 2Ω

B. E = 2V, r = 3Ω

C. E = 6V, r = 3Ω

D. E = 2V, r = 6Ω

Bài 31: Chọn câu sai

A. Công của dòng điện thực hiện trên đoạn mạch cũng là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ.

B. Công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của dòng điện.

C. Công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch cũng là công suất điện tiêu thụ của đoạn mạch đó.

D. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỷ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua vật.

Bài 32: Công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

A. đặc trưng cho khả năng thực hiện công của dòng điện

B. đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó

C. bằng nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn

D. tăng đều theo thời gian

Bài 33: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch

A. tỷ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.

B. tỷ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.

C. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.

D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.

Bài 34: Trong mạch điện có hai điện trở R1 = 4Ω, R2 = 8Ω được ghép song song với nhau. Cường độ dòng điện I chạy qua mạch chính so với cường độ dòng điện I1 chạy qua R1 là

A. I = I1/3.          

B. I = 1,5I1.

C. I = 3I1.          

D. I = 2I1.

Bài 35: Một phân xưởng cơ khí sử dụng một động cơ điện xoay chiều có hiệu suất 80%. Khi động cơ hoạt động sinh ra một công suất cơ là 7,5kW. Biết rằng, mỗi ngày động cơ hoạt động 8 giờ và giá tiền của một "số" điện công nghiệp là 1200 đồng. Trong một tháng (30 ngày), số tiền mà phân xưởng đó phải trả cho ngành điện là:

A. 1.350.000 đồng.          

B. 5.400.000 đồng.

C. 675.000 đồng.          

D. 2.700.000 đồng.

 

 

Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống