24 câu Trắc nghiệm Ôn tập về thơ có đáp án 2023 - Ngữ văn 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Ôn tập về thơ có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập về thơ có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 3 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 24 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ôn tập về thơ có đáp án - Ngữ văn 9:

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án: Ôn tập về thơ (ảnh 1)

 

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

Ôn tập về thơ

Câu 1: Hãy nối cột A với cột B cho chính xác?

A

B

1. Đồng chí

A. Giai đoạn sau kháng chiến chống Pháp (1954- 1965)

2. Mùa xuân nho nhỏ

B. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1946- 1954)

3. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

C. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1965- 1975)

4. Đoàn thuyền đánh cá

D. Giai đoạn từ 1975 đến 1985

5. Sang thu

E. Giai đoạn từ 1986 đến 2000

Chọn đáp án: 1- B; 2- E; 3- C; 4- A; 5- D

Câu 2: Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B cho phù hợp

A

B

1. Sang thu

A. Viễn Phương

2. Con cò

B. Hữu Thỉnh

3. Mùa xuân nho nhỏ

C. Chế Lan Viên

4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

D. Bằng Việt

5. Viếng lăng Bác

E. Nguyễn Khoa Điềm

6. Bếp lửa

F. Thanh Hải

Chọn đáp án: 1- B; 2- C; 3- F; 4- E; 5- A; 6- D

Câu 3: Điền tên tác phẩm vào cột B cho phù hợp với nhận xét ở cột A

A

B

1. Qua lời trò chuyện của em bé với người mẹ, bài thơ thể hiện tình yêu vô hạn với mẹ và ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

 

2. Qua hình thức những lời hát ru, bài thơ ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người

 

3. Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc

 

4. Bài thơ thể hiện hiện tình yêu thương của người mẹ miền núi Tây Nguyên gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu, khát vọng tương lai

 

Đáp án:

1. Mây và sóng

2. Con cò

3. Nói với con

4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Câu 4: Bài thơ nào sau đây không nói về hình ảnh người lính và tình đồng đội?

   A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

   B. Đoàn thuyền đánh cá

   C. Ánh trăng

   D. Đồng chí

Chọn đáp án: B

Câu 5: Nối tên nghệ thuật của cột A với cột B cho phù hợp

Tên tác phẩm

Thể loại

1. Viếng lăng Bác

a, Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo

2. Con cò

b, Thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị

3. Mây và sóng

c, Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm

4. Sang thu

d, Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng

Chọn đáp án: 1- b, 2- a, 3- d; 4- c

Câu 6: Bài thơ Đồng chí ra đời vào thời gian nào?

A. Giai đoạn sau kháng chiến chống Pháp (1954- 1965)

B. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1946- 1954)

C. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1965- 1975)

D. Giai đoạn từ 1975 đến 1985

Câu 7: Bài thơ Tiểu đội xe không kính được sáng tác năm nào?

A. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1965- 1975)

B. Giai đoạn từ 1975 đến 1985

C. Giai đoạn từ 1986 đến 2000

D. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 8: Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là của tác giả nào?

A. Thanh Hải

B. Nguyễn Khoa Điềm 

C. Bằng Việt

D. Chế Lan Viên

Câu 9: Nhà thơ Bằng Việt là tác giả của bài thơ nào?

A. Bếp Lửa

B. Mùa xuân nho nhỏ

C. Con cò

D. Viếng lăng Bác

Câu 10: Nhận xét sau đúng với nội dung của bài thơ nào: "Qua hình thức những lời hát ru, bài thơ ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người."

A. Con cò

B. Nói với con

C. Mây và sóng

D. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Câu 11: Nhận xét nào đúng với bài thơ Mây và sóng

A. Qua lời trò chuyện của em bé với người mẹ, bài thơ thể hiện tình yêu vô hạn với mẹ và ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

B. Bài thơ thể hiện hiện tình yêu thương của người mẹ miền núi Tây Nguyên gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu, khát vọng tương lai

C. Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc

Câu 12: Bài thơ Viếng lăng Bác thuộc thể thơ gì?

A. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo

B. Thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị

C. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm

D. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng

Câu 13: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu là gì?

A. Hình ảnh giản dị, chân thực, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm

B. Chất liệu hiện thực sinh động, giọng khỏe khoắn, tươi vui

C. Hình ảnh thân thuộc có tính biểu tượng

Câu 14: Bài thơ Con cò được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. 8 chữ

C. Lục bát

Câu 15: Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được

B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào

C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết

D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 16: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau

B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau

C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt

D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Câu 17: Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Tình mẫu tử thiêng liêng

B. Tình bạn bè thắm thiết

C. Tình anh em sâu nặng

D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc

Câu 18: Bài thơ Con cò được viết vào năm nào?

A. Bài thơ viết năm 1961, in trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão.

B. Bài thơ viết năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão.

C. Bài thơ viết năm 1963, in trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão.

D. Bài thơ viết năm 1962, in trong tập Hoa trước lăng người.

Câu 19: Dòng nào sau đây hiểu đúng nhất về hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”?

A. Tình yêu của mẹ mãi mãi không bao giờ thay đổi

B. Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục của người mẹ ngay cả khi con khôn lớn

C. Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của cha mẹ

D. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người

Câu 20: Câu ca dao nào không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò?

A. Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

B. Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

C. Một đàn cò trắng bay quanh/ Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

D. Còn cò mà đi ăn đêm/ Gặp phải cành mềm, lộn cổ xuống ao…

Câu 21: Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương?

A. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm

B. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo

C. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị

D. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lòng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng

Câu 22: Câu nào sau đây thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác?

A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

C. Mai về miền Nam thương trào nước mắt

D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Câu 23: Giọng thơ và cảm xúc bài “Sang thu” như thế nào?

A. Vui tươi, rộn ràng.

B. Buồn hiu hắt.

C. Nhè nhẹ, man mác bâng khuâng.

D. Trầm lắng, dìu dịu buồn.

Câu 24: Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ Sang thu

A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác.

B. Sử dụng phong phú các phép tu từ so sánh, ẩn dụ.

C. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lí.

D. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm.

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống