Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Bến quê có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 6 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Bến quê có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 6 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Bến quê có đáp án - Ngữ văn 9:
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9
Bến quê
Câu 1: Trong tâm tưởng khi đang đi trên bãi bồi bên kia sông, Nhĩ thấy mình giống nhân vật nào?
A. Một khách du lịch
B. Một nhà thám hiểm
C. Một nhà địa chất
D. Một nhà khảo cổ
Chọn đáp án: B
Giải thích: Chi tiết: Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm
Câu 2: Vì sao Nhĩ lại muốn sang bên kia sông?
A. Vì bên ấy có nhiều điều mới lạ hơn so với nơi anh từng đặt chân đến
B. Vì chưa bao giờ Nhĩ đặt chân lên mảnh đất ấy và lúc này anh mới cảm nhận được vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thương mà thiêng liêng của nó
C. Vì đấy là nơi duy nhất chưa đặtc hân đến sau khi đã đi khắp “xó xỉnh của thế giới” nên anh muốn đi cho biết
D. Vì Nhĩ muốn thoát ra khỏi cảnh ốm yếu, tù túng của bản thân và không gian vắng lặng của ngôi nhà
Chọn đáp án: B
Câu 3: Lí do chính nào khiến Nhĩ muốn con trai bên kia sông?
A. Để nó có thời gian đi loanh quanh và mua quà về cho anh
B. Nhĩ muốn con trai thay mình thực hiện khát vọng sang bên kia sông- một mảnh đất lúc này trở nên rất đỗi thân thương với anh
C. Vì anh muốn con trai mình cần phải biết mảnh đất bên kia sông, nơi có rất nhiều điều kì lạ
D. Vì anh muốn con trai anh phải ân hận như anh lúc cuối đời
Chọn đáp án: B
Câu 4: Vì sao Tuấn không sang sông như bố muốn?
A. Tuấn bị hấp dẫn bởi trò chơi phá cờ thế
B. Tuấn giống bố hồi còn trẻ
C. Tuấn không biết đó là khao khát của bố
D. Vì tất cả những lí do trên
Chọn đáp án: D
Câu 5: Những khám phá riêng của Nhĩ về cái bãi bồi bên kia sông Hồng đã đem đến cho anh tâm trạng gì?
A. Say mê, pha lẫn với nỗi ân hận, đau đớn
B. Buồn bã, trầm uất
C. Vui sướng, ngạc nhiên
D. Tự hào, hãnh diện với bạn bè
Chọn đáp án: A
Câu 6: Nhận định nào nói đúng về nhân vật Nhĩ?
A. Là người đi nhiều, biết nhiều về các địa danh trên thế giới nhưng lại hời hợt tình cảm với quê hương
B. Là người suốt đời chỉ mong muốn những điều nhỏ bé, bình thường mà không đạt được
C. Là người biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sống, quê hương
D. Là người suốt đời sống trong đau khổ, dằn vặt
Chọn đáp án: A
Câu 7: Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác truyện ngắn Bến quê?
A. Tô Hoài, sau 1975
B. Nguyễn Khải, 1945- 1975
C. Nguyễn Minh Châu, trước 1975
D. Nguyễn Minh Châu, sau 1975
Chọn đáp án: D
Câu 8: Ý nào đây nêu tình huống chính của truyện ngắn Bến quê?
A. Nhĩ bị ốm nặng, mọi người phải chăm sóc nâng giấc nên anh luôn day dứt về điều đó
B. Nhĩ bị ốm, muốn con thay mình sang bên kia sông thăm lại nơi trước kia anh đã từng nhiều lần sang chơi
C. Nhĩ bị ốm nặng, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, anh chỉ khao khát được đặt chân lên bờ bên kia con sông gần nhà
D. Nhĩ bị ốm, trong những ngày dưỡng bệnh, anh luôn suy nghĩ về việc nếu khỏi bệnh anh sẽ đi thăm thú những nơi trước đây anh đã dự định mà chưa đi được.
Chọn đáp án: C
Câu 9: Khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ thấy gì qua khung cửa sổ?
A. Những hình ảnh thiên nhiên như mang một màu sắc mới thật lạ mắt
B. Thiên nhiên dường như nhợt nhạt và xám xịt
C. Thiên nhiên mang một sắc màu thân thuộc như những gì thân thuộc nhất của quê hương
D. Vì anh muốn con trai anh không phải ân hận như anh lúc cuối đời
Chọn đáp án: C
Câu 10: Nhân vật Nhĩ đã cảm nhận điều về Liên, người vợ của anh?
A. Tần tảo, và chịu đựng hi sinh
B. Vất vả, giản dị
C. Đảm đang, tháo vát
D. Thông minh, giỏi giang trong công việc
Chọn đáp án: A
Câu 11: Thông điệp từ truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu?
A. Dù đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của đời con người
B. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương
C. Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người
D. Trước khi đi ra ngoài, hãy biết sống với quê hương của mình
Chọn đáp án: B
Câu 12: Truyện Bến quê được kể bằng ngôi thứ ba, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 13: Biểu tượng bờ đất lở dốc đứng phía bên này sông là biểu tượng cho điều gì?
A. Những khó khăn gian khổ của quê hương
B. Những khó khăn gian khổ của đời người
C. Phần thiếu hụt trong cuộc đời con người
D. Những trở ngại không thể vượt qua
Chọn đáp án: C
Câu 14: Ý nào dưới đây thể hiện chính xác nhất giá trị nhân đạo của tác phẩm trên?
A. Tác phẩm thức tỉnh ở mỗi người niềm trân trọng những vẻ đẹp và những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, gia đình, quê hương
B. Tác phẩm đề cập đến những tình cảm thiêng liêng nơi sâu thẳm tâm hồn con người: tình cảm gia đình, tình anh em bạn bè
C. Tác phẩm khắc họa cuộc sống của một người trong những ngày cuối cùng của cuộc đời với nỗi khổ đau và niềm khao khát cháy bỏng
D. Thức tỉnh con người biết tìm đến chỗ dựa tinh thần lớn lao của cuộc đời khi gặp khó khăn
Chọn đáp án: A
Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Bến quê?
A. Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật
B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
C. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật
D. Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng
Chọn đáp án: D
Câu 16: Câu văn sau nói về điều gì?
Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
A. Chiêm nghiệm của Nhĩ về một nghịch lí của chính cuộc đời anh
B. Cảm giác buồn chán của Nhĩ khi cả cuộc đời chưa đi ra khỏi ngôi nhà của mình
C. Nhĩ chưa khi nào hiểu hết vẻ đẹp của quê hương mình
D. Chỉ nghĩ tới lúc này Nhĩ mới hiểu hết được vẻ đẹp quê hương
Chọn đáp án: A
Câu 17: Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất cảm xúc của nhân vật Nhĩ?
A. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt
B. Tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt
C. Những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ
D. Mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn
Chọn đáp án: C
Câu 18: Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người, cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 19: Nghệ thuật của truyện nổi bật ở việc miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống truyện, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 20: Ai là tác giả bài Bến quê?
A. Tô Hoài
B. Nguyễn Khải
C. Nguyễn Minh Châu
D. Nguyễn Đình Thi
Câu 21: Thời điểm sáng tác bài Bến quê là thời gian nào?
A. Sau 1975
B. Từ năm 1945 đến năm 1975
C. Trước năm 1975
D. Sau năm 1975
Câu 22: Nhân vật chính của truyện “Bến quê” là ai?
A. Liên.
B. Thằng Tuấn.
C. Nhĩ.
D. Cụ giáo Khuyến.
Câu 23: Câu văn sau nói lên tình huống của truyện “Bến quê” đúng hay sai?
Nhân vật Nhĩ từng đã đến nhiều nơi gần xa trên trái đất, nay bị ốm nằm liệt giường.
A. Chưa đúng.
B. Đúng.
Câu 24: Nằm trên tấm đệm cạnh cửa sổ, Nhĩ đã nhìn thấy những gì?
A. Hàng bằng lăng nở hoa cuối mùa.
B. Con sông Hồng đỏ nhạt, mặt sông như rộng ra dưới tiết thu.
C. Bờ bãi bên kia sông “màu vàng thau xen với màu xanh non”.
D. Vòm trời cao với những tia nắng sớm.
E. Tất cả A, B, C, D.
Câu 25: Tâm trạng bi kịch ấy của Nhĩ được biểu đạt bằng phương thức nào qua câu văn sau đây?
“Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”.
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 26: Hình ảnh thứ nhất:
“Bên kia sông Hồng lúc này dang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”.
Hình ảnh thứ hai:
“Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với cơn lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ ào vào giấc ngủ”.
Hai hình ảnh này biểu tượng cho điều gì?
A. Đó là hiện tượng tự nhiên “Khúc sông bên lở bên bồi” mà nhiều người đã thấy, đã biết.
B. Hai hình ảnh đó biểu tượng cho “một cuộc bể dâu” trong xã hội, và trong cuộc đời của mỗi người (ở đây là Nhĩ và Liên).
C. Những dự báo về tai họa, những biến động lớn sắp xảy ra đối với mỗi người.
D. Thể hiện sự thao thức và lo âu.
Câu 27: Hình ảnh đám trẻ con (Huệ, Vân, Tam, Hùng...) nghe Nhĩ gọi đả kéo đến xúm vào và rất nương nhẹ giúp anh di chuyển trên tấm nệm, kê gối kê chăn cho anh ngồi; hình ảnh cụ giáo Khuyến sáng nào cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe Nhĩ nói lên điều gì?
A. Tình cảm xóm giềng lúc tắt lửa tối đèn có nhau.
B. Tình thương yêu của đồng loại.
C. Nhĩ được mọi người quý mến, săn sóc.
D. Đó là tình quê nơi bến quê.
Câu 28: Hình ảnh chiếc đò ngang cập bến lúc Nhĩ “đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát tay y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” - mang ý nghĩa biểu tượng gì?
A. Nhĩ sắp qua đời, chiếc đò định mệnh sắp chở anh sang thế giới bên kia.
B. Nhĩ ngóng trông thằng Tuấn, con trai anh đi sang bên kia sông trở về.
C. Một hình ảnh thân thuộc nơi bến quê.
Câu 29: Có thể coi câu văn sau đây là sự thể hiện làm nỗi rõ một khía cạnh chủ đề của truyện “Bến quê” được không?
“Tuy vậy, cũng như những cánh bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiêu ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.
Câu 30: Nhĩ đã cảm nhận những phẩm chất gì của Liên, người vợ thân thương của Nhĩ?
A. Vẻ đẹp của một người đàn bà thị thành.
B. Những nét tần tảo và thầm lặng chịu đựng hi sinh.
C. Quê mùa, mộc mạc.
D. Xinh đẹp, giỏi giang.