26 câu Trắc nghiệm Tổng kết về ngữ pháp có đáp án 2023 - Ngữ văn 9

Tải xuống 4 1.4 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Tổng kết về ngữ pháp có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tổng kết về ngữ pháp có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 26 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tổng kết về ngữ pháp có đáp án - Ngữ văn 9:

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án: Tổng kết về ngữ pháp (ảnh 1)

 

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

Tổng kết về ngữ pháp

Câu 1: Từ “băn khoăn” nào dưới đây là danh từ?

   A. Anh cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai

   B. Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi

   C. Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn

   D. Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi

Chọn đáp án: B

Câu 2: Dòng nào dưới đây chỉ toàn là các cụm danh từ?

   A. Những chiếc mũ to tướng, đôi mắt đen vời vợi, nắng vàng

   B. Một chiếc mũ to tướng, thấm vào da thịt, luồn trong áo, cao lênh khênh

   C. Cao lênh khênh, che nắng, không để mưa hắt vào cổ

   D. Cả 3 đáp án trên

Chọn đáp án: A

Câu 3: Cho câu “tôi mặc một chiếc áo bằng tám da dê, vạt áo dài khoảng lưng chừng hai bắp đùi và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê” có bao nhiêu quan hệ từ?

   A. Hai

   B. Ba

   C. Bốn

   D. Năm

Chọn đáp án: B

Giải thích: Các quan hệ từ: bằng, khoảng, và

Câu 4: Đáp án nào phía dưới chứa lượng từ?

   A. Một chiếc áo bằng tấm da dê

   B. Cái quần loe đến đầu gối bằng da dê

   C. Lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân

   D. Không có bít tất mà cũng chẳng có giầy

Chọn đáp án: A

Giải thích: - Lượng từ mỗi

Câu 5: Dòng nào không chứa phép so sánh trong những câu dưới đây?

   A. Vừa để che nắng, vừa để che chắn không cho mưa hắt vào cổ

   B. Chẳng có gì tai hại bằng nước mưa luồn trong áo thấm vào da thịt

   C. Giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân

   D. Hình dáng hết sức kì cục chẳng khác gì áo quần của tôi

Chọn đáp án: C

Câu 6: Khi cần nhận biết và phân biệt từ loại cần dựa vào tiêu chí nào?

   A. Ý nghĩa khái quát của từ

   B. Khả năng kết hợp của từ

   C. Chức vụ cú pháp thường đảm nhiệm

   D. Cả 3 tiêu chí trên

Chọn đáp án: D

Câu 7: Tính từ là những từ?

   A. Chỉ sự vật, hiện tượng, người, khái niệm

   B. Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

   C. Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

   D. Cả 3 đáp án trên

Chọn đáp án: C

Câu 8: Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 9: Từ in đậm trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động” thuộc từ loại nào?

   A. Tính từ

   B. Động từ

   C. Danh từ

   D. Trợ từ

Chọn đáp án: A

Câu 10: Tìm động từ trong các từ in đậm dưới đây

   A. Xin các bạn vui lòng hình dung bộ dạng của tôi như dưới đây.

   B. Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì

   C. Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi

   D. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê

Chọn đáp án: D

Câu 11: Phần gạch chân trong câu “Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da một con dê” là cụm từ gì?

   A. Cụm tính từ

   B. Cụm danh từ

   C. Cụm động từ

   D. Cụm chủ vị

Chọn đáp án: B

Câu 12: Câu văn sau có bao nhiêu cụm động từ: “Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm gì đến da dẻ mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo”

   A. Hai

   B. Ba

   C. Bốn

   D. Năm

Chọn đáp án: A

Giải thích: Cụm động từ: có thể nghĩ; chẳng quan tâm

Câu 13: Danh từ là những từ như thế nào?

A. Là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm

B. Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

C. Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 14: Danh từ riêng trong tiếng Việt là những từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, vùng đất, lãnh thổ, tôn giáo, phong trào, các tờ báo, các thời đại và tên gọi những ngày lễ, tết trong năm đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

Câu 15: Từ "lí tưởng" trong câu văn sau được dùng như danh từ hay tính từ: "Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ"

A. Danh từ

B. Tính từ

Câu 16: Câu “ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn

B. Câu đặc biệt

C. Câu ghép

D. Câu phức

Câu 17: Câu “Sao mà mày hư vậy hả con?” được dùng với mục đích nói gì?

A. Nghi vấn

B. Cảm thán

C. Tường thuật

D. Cầu khiến

Câu 18: Câu “Gió. Mưa. Não nùng.” Thuộc kiểu câu nào?

A. Câu đơn

B. Câu đặc biệt

C. Câu ghép

D. Câu phức

Câu 19: Câu “Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.” Chứa thành phần biệt lập nào?

A. Gọi đáp

B. Phụ chú

C. Tình thái

D. Cảm thán

Câu 20: Câu nào có vị ngữ là tính từ?

A. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.

B. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng.

C. Xi mông lặng im một giây để ghi nhớ cái tên ấy trong óc.

D. Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào má em.

Câu 21: Quan hệ giữa các vế câu ghép sau là gì?
Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.

A. Quan hệ nguyên nhân

B. Quan hệ điều kiện

C. Quan hệ tương phản

D. Quan hệ nhượng bộ

Câu 22: Câu “Sao không đi đi còn đứng mãi thế? được dùng với mục đích nói gì?

A. Tường thuật

B. Nghi vấn

C. Cầu khiến

D. Cảm thán

Câu 23: Câu “Ơi con chim chiền chiền/ Hót chi mà vang trời” sử dụng thành phần tình thái đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 24: Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 25: Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 26: Dòng nào chưa phải là câu?

A. Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc

B. Trường tôi vừa được xây dựng khang trang

C. Chiếc quạt quay suốt ngày đêm

D. Con đường làng rợp mát bóng cây

 

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống