15 câu Trắc nghiệm Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có đáp án 2023 - Ngữ văn 9

Tải xuống 2 2.6 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 2 trang gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 2 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có đáp án - Ngữ văn 9:

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (ảnh 1)

 

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Câu 1: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

   A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ

   B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích

   C. Cần bám vào ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh… để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả

   D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết

Chọn đáp án: B

Câu 2: Nội dung, nghệ thuật của bài thơ đoạn thơ thể hiện qua điều gì?

   A. Qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… cần phân tích các yếu tố đó để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng

   B. Thể hiện qua hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B sai

Chọn đáp án: A

Câu 3: Khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết, đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 4: Nghị luận về đoạn thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ, cần những LUẬN ĐIỂM gì?

   A. Khổ thơ đầu bài thơ mùa xuân nho nhỏ thể hiện những rung động đẹp đẽ của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên.

   B. Vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên trong tâm tưởng nhà thơ

   C. Khát vọng chân thành của nhà thơ được cống hiến tâm sức của mình vào mùa xuân to lớn của dân tộc, đất nước

   D. Cả 3 đáp án trên

Chọn đáp án: A

Câu 5: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày để nhận xét, đánh giá của mình về nghệ thuật, nội dung của bài thơ ấy đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 6: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì?

A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

B. Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

C. Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

D. Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy

Câu 7: Trong các đề bài sau, đâu là đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

A. Phân tích nhân vật Vũ Nương để thấy phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

B. Suy nghĩ về cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ đầu bài Đồng chí.

C. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

D. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.

Câu 8: Đâu không phải là yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

A. Lời văn hùng hồn, mạnh mẽ

B. Bố cục mạch lạc, rõ ràng

C. Lời văn gợi cảm.

D. Thể hiện quan điểm của người viết.

Câu 9: Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua phương diện nào?

A. Ngôn từ

B. Hình ảnh

C. Giọng điệu

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Bước 2 của đặt vấn đề là trích dẫn. Cách ghi trích dẫn như sau: - Chép nguyên văn tác phẩm (nêu ngắn) hoặc đoạn trích, có ghi tên bài, tên tác giả hoặc chép nguyên văn theo cách tinh lược, tức là chép câu đầu, câu cuối, ở giữa hai câu này là một hàng dấu chấm lửng, có ghi tên bài, tên tác giả.

A. Đúng

B. Sai

Câu 11: Để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần phải sử dụng thao tác nghị luận nào?

A. Giải thích

B. Phân tích và chứng minh

C. Bình luận

D. Cả 3 ý

Câu 12: Ý nào không thuộc về yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?

A. Phân tích theo sự cảm nhận mang tính chủ quan, cá nhân của người phân tích.

B. Phải có thái độ khách quan, khoa học, không được suy diễn chủ quan, tùy tiện.

C. Phải vận dụng kiến thức về tác giả, về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, về lí luận văn học, ngôn ngữ học (ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp), về việc phân tích.

D. Phải được viết vừa theo phong cách khoa học (từ ngữ chính xác, vận dụng đúng phép suy luận lôgic...) vừa theo phong cách nghệ thuật (có hình ảnh, có cảm xúc, có chất vấn...) để tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Câu 13: Phần giải quyết vấn đề chính là phân tích tác phẩm. Có thể phân tích theo cách nào?

A. Cách cắt ngang: thường áp dụng cho tác phẩm thơ ngắn hoặc tác phẩm có bố cục, đoạn mạch rõ ràng.

B. Cách bổ dọc: thường áp dụng cho tác phẩm dài, phân tích theo vấn đề.

C. Cách kết hợp cắt ngang với bổ dọc.

D. Theo một trong 3 cách.

Câu 14: Ý nào không thuộc phần kết thúc vấn đề của bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ?

A. Tóm tát những thành công và hạn chế (nếu có) của tác phẩm để đánh giá chung.

B. Giải thích ngắn về từng luận điểm.

C. Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về tác phẩm.

D. Rút ra bài học tư tưởng, tình cảm... đối với bản thân.

Câu 15: Bước 1 của đặt vấn đề có thể vận dụng thao tác diễn dịch hoặc quy nạp, hoặc so sánh... Nếu dùng thao tác diễn dịch thì có thể vào đề theo cách nào?

A. Giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về tác phẩm hoặc chỉ giới thiệu về tác phẩm, giá trị của tác phẩm.

B. Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

C. Giới thiệu xuất xứ của tác phẩm (hoặc đoạn trích).

D. Cả ba cách đều được.

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống