Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Tải xuống 9 1.7 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 35: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 9 trang gồm 21 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử lớp 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 10.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 9 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 21 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

  CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10

  BÀI 35: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Đến cuối thế kỉ XIX nền công nghiệp Pháp đứng sau các nước nào?  
A. Đức, Nga, Mỹ.
B. Mỹ, Đức, Anh.
C. Mỹ, Nga, Trung Quốc.
D. Nga, Pháp, Hà Lan.
Đáp án : Từ cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức, Anh
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp đầu thế kỉ XX là gì?  
A. Sự tập trung ngân hàng đạt mức cao.
B. Sự tập trung các công trường đạt mức cao.
C. Sự tập trung các công ty thương mại đạt mức cao.
D. Sự tập trung các tập đoàn tài phiệt đạt mức cao.
Đáp án : Điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp đầu thế kỉ XX là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Pháp là  
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
Đáp án : Pháp là nước đứng thứ hai sau Anh về xuất khẩu tư bản, nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng. Do đó, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh so với các nước Đức, Mỹ là gì?  
A. Do thiếu vốn đầu tư.
B. Do khủng hoảng kinh tế.
C. Do có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
D. Do sự lạc hậu của máy móc, thiết bị sản xuất.
Đáp án : Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh so với các nước Đức, Mỹ là do ở Anh máy móc đã xuất hiện sớm hơn các nước khác hàng chục năm, nhiều thiết bị cũ kĩ được tích lại và việc hiện đại hóa rất tốn kém.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực nào?  
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Ngân hàng.
D. Giao thông vận tải.
Đáp án : Trong thời kì này, nhiều công ty độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp: khai thác than, dệt, thuốc lá… và đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước và chiếm địa vị chỉ huy về kinh tế, tài chính
=> Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực ngân hàng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Đâu không phải lí do khiến công nghiệp Pháp phát triển chậm lại từ cuối thập niên 70 trở đi?  
A. bồi thường chiến tranh do bại trận.
B. nghèo tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu.
C. giai cấp tư sản chỉ quan tâm đầu tư vào thuộc địa.
D. kĩ thuật lạc hậu so với các nước đế quốc trẻ.
Đáp án : Những nguyên nhân đưa tới sự phát triển chậm của công nghiệp Pháp từ cuối thập niên 70 bao gồm:
+ Kĩ thuật lạc hậu
+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, mất đất, phải bồi thường chiến tranh
+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Tại sao Mỹ, Đức phát triển muộn nhưng nhanh chóng vượt qua Anh về sản lượng công nghiệp?  
A. Do giàu tài nguyên thiên nhiên.
B. Do thu lợi từ các cuộc chiến tranh.
C. Do có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
D. Do áp dụng nhiều thành tựu mới của máy móc, thiết bị sản xuất.
Đáp án : Do sự phát triển mạnh mẽ về kĩ thuật, máy móc, thiết bị sản xuất, Mỹ và Đức nhanh chóng vượt qua Anh, Pháp vươn lên đứng đầu và đứng thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Trong khi Anh, Pháp là những nước phát triển trước đó máy móc, thiết bị đã cũ kĩ và việc hiện đại hóa tốn kém.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Sự khác biệt cơ bản của xuất khẩu tư bản giữa Anh và Pháp là gì?  
A. Hình thức.
B. Số lượng.
C. Chất lượng.
D. Kết quả.
Đáp án : Sự khác nhau cơ bản của xuất khẩu tư bản giữa Anh và Pháp đó là hình thức xuất khẩu. Trong khi Anh chú trọng xuất khẩu tư bản, đầu tư cho thuộc địa và thu lợi từ sự phát triển kinh tế thuộc địa thì Pháp chú trọng cho các nước vay nợ và thu lợi từ những khoản vay nặng lãi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Điểm khác nhau nào giữa các nước đế quốc dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:  
A. Tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc.
B. Mức độ chi phối đời sống kinh tế - xã hội của các tổ chức độc quyền.
C. Sự chênh lệch về diện tích thuộc địa.
D. Sự chênh lệch về đối tác xuất khẩu tư bản.
Đáp án : Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Anh, Pháp kinh tế suy giảm, sản xuất lạc hậu nhưng có hệ thống thuộc địa rộng lớn. Trong khi đó, kinh tế Mỹ, Đức phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về thị trường và thuộc địa trở nên cấp thiết nhưng lại có ít thuộc địa. Mâu thuẫn về thuộc địa trở nên gay gắt và là nguyên nhân bùng nổ các cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu của các cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc là gì?  
A. Mâu thuẫn sắc tộc.
B. Mâu thuẫn biên giới lãnh thổ.
C. Mâu thuẫn lợi ích.
D. Mâu thuẫn về ý thức hệ.
Đáp án : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc là do mâu thuẫn về lợi ích. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc chiến tranh đế quốc và sau đó lan rộng ra toàn thế giới đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới?  
A. Đứng đầu thế giới.
B. Đứng thứ hai thế giới.
C. Đứng thứ ba thế giới.
D. Đứng top đầu thế giới.
Đáp án : Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp nước Anh đứng đầu thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, sản lượng than của nước Anh gấp mấy lần Mĩ?  
A. Gấp hai lần.
B. Gấp ba lần.
C. Gấp bốn lần.
D. Gấp năm lần.
Đáp án : Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, sản lượng than của nước Anh gấp ba lần sản lượng than nước Mỹ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Tuy mất địa vị độc quyền công nghiệp từ cuối thập niên 70 nhưng Anh vẫn đứng đầu thế giới về
A. Tài chính và xuất khẩu tư bản.
B. Tài chính và xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
C. Xuất khẩu tư bản và thuộc địa.
D. Xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
Đáp án : Từ cuối thập niên 70, tuy vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp giảm sút, Anh vẫn ưu thế đứng đầu thế giới về tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Lĩnh vực nào ở nước Anh trong thập niên 70 của thế kỉ XIX chỉ tự túc được 1/3 nhu cầu?  
A. Máy móc.
B. Lương thực.
C. Tiền tệ.
D. Sản lượng thép.
Đáp án : Trong những năm 60 của thế kỉ XIX, nước Anh tự cấp được 3/4 số lúa mì mỗi năm. Từ thập niên 70 trở đi, giảm xuống còn 1/3.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là gì?  
A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Đáp án : Chủ nghĩa thực dân Anh trở thành đặc trưng riêng của chủ nghĩa đế quốc Anh. Nước Anh trở thành một cường quốc thuộc địa với thuộc địa có ở khắp nơi nên được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Những thập niên cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Anh quan tâm đến điều gì trong kinh doanh?  
A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất để nâng cao năng suất.
B. Đổi mới và phát triển công nghiệp.
C. Xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa.
D. Tiếp nhận các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Đáp án : Những thập niên cuối thế kỉ XIX, một số lớn tư bản được đầu tư vào thuộc địa vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp. Tình trạng này gắn liền với sự tồn tại của một đế quốc thuộc địa lớn.
 => Giai cấp tư sản Anh quan tâm đến xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Vì sao cuối thế kỉ XIX giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp?  
A. Do thiếu ruộng đất.
B. Do thiếu nhân công.
C. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
D. Do chi phí sản xuất, chế độ thuế khóa nặng nề.
Đáp án : Cuối thế kỉ XIX giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp do giá lương thực trong nước rất cao do chế độ thuế khóa, trong khi giá lúa mì nhập từ châu Âu và Mỹ rất rẻ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Vì sao nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp?   
A. Vì đem lại nhiều lợi nhuận.
B. Vì đa số dân cư sống bằng nghề nông.
C. Vì thương nghiệp không phát triển.
D. Vì chi phí sản xuất thấp.
Đáp án : Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa số nông hộ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Lênin nhận định: Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân vì:  
A. Giới cầm quyền ở Anh chỉ chú tâm đến xâm lược thuộc địa.
B. Anh có hệ thống thuộc địa trải dài khắp toàn cầu.
C. Anh chỉ chú trọng xuất khẩu tư bản.
D. Anh tiến hành xâm lược thuộc địa sớm nhất.
Đáp án : Lênin nhận định Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân vì Anh có hệ thống thuộc địa trải dài khắp toàn cầu. Từ năm 1815 đến 1914 là khoảng thời gian mà các sử gia cho là "thế kỷ đế quốc" của Anh, họ mở rộng lãnh thổ của mình thêm 10.000.000 dặm vuông Anh (26.000.000 km2) cùng với khoảng 400 triệu người.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Tại sao khi tư sản Anh tập trung vốn đầu tư sang thuộc địa thì công nghiệp trong nước lạc hậu?  
A. Trong nước thiếu phát minh của tri thức.
B. Công nhân Anh thất nghiệp – thị trường nội địa kém.
C. Đa số dân Anh chuyển sang thuộc địa để làm giàu.
D. Kĩ thuật lạc hậu – năng suất thấp.
Đáp án : Vì chú trọng đầu tư vốn sang thuộc địa, hạn chế đầu tư phát triển công nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng máy móc kĩ thuật công nghiệp Anh dần trở nên lạc hậu, năng suất kinh tế thấp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Nhân tố quan trọng thường xuyên quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là gì?  
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật sản xuất.
D. Sự chi phối của các tổ chức độc quyền.
Đáp án : Nhân tố quan trọng thường xuyên quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đó là sự phát triển không ngừng của kĩ thuật sản xuất, đem lại năng suất lao động ngày càng cao dẫn đến lợi nhuận kinh tế ngày càng lớn.
Đáp án cần chọn là: C

 

Xem thêm
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 7)
Trang 7
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 8)
Trang 8
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 35 có đáp án: Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống