Giáo án Lịch sử 10 Bài 35 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa mới nhất

Tải xuống 6 1.5 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 10 Bài 35 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 35

CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ

SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
    1. Kiến thức
  • Những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ hồi cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; những nét chung và đặc điểm riêng.
  • Hiểu và phân tích được đây là thời kì các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, phân chia lại thị trường thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc với đế quốc và giữa để quốc với thuộc địa ngày càng sâu sắc.

2.   Tư tưởng, tình cảm

Giúp HS nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, ý thức cảnh giác cách mạng; đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hòa bình.

3. Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để thấy được từng đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc.

4.   Định hướng các năng lực hình thành:

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

  • Năng lực tái hiện sự kiện
  • Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

II.   CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

  1. GV: Giáo án, SGK, Bảng thống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
  • Sơ đồ thay đổi vị trí kinh tế các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
  • Lược đồ các nước đế quốc đầu thế kỷ
    1. HS: Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập
  • KỸ THUẬT DẠY HỌC: Trình bày, so sánh, phân tích, nhận xét….

IV.  .TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.     Tạo tình huống:
  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Phương pháp: GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về các kinh tế các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức hiện nay?
c.   Dự kiến sản phẩm

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kì phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản tiên tiến, đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cùng với đó là chính sách mở rộng xâm lược thuộc địa để có thêm thị trường và vơ vét nguyên liệu đưa về chính quốc. Sự tranh chấp thuộc địa đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc. Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ như thế nào?

 

 

  1. Hình thành kiến thức mới

MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Hoạt động 1: GV sử dụng bảng so sánh về sản lượng thép  của Anh, Mỹ, Đức để nhận xét về vai trò của Anh đối với công nghiệp thế giới.

Nguyên nhân làm tốc độ phát triển công nghiệp của Anh bị chậm lại?

- Vì tập trung vốn đầu tư sang thuộc địa (thu lời nhiều hơn đầu tư trong nước) → kỹ thuật trong nước lạc hậu.

- Tuy nhiên, Anh vẫn đứng đầu một số lĩnh vực vì:

+ Anh làm bá chủ mặt biển, đội thương thuyền có trọng tải lớn.

+ Lực lượng hải quân mạnh nhất, có mặt hầu hết ở các cảng trên thế giới.

- GV nêu vấn đề, HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời.

Nguyên nhân xuất hiện các công ti độc quyền?

Vì sao nông nghiệp Anh không phát triển? (Giá lương thực nhập từ châu Âu, Mỹ rất rẻ, giá của Anh mắc vì chế  độ thuế khóa)

* Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận nhóm

Vì sao Anh  tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa ở Phi, Á?

Vì:

* Mỹ-la-tinh thuộc Mỹ, Âu thuộc Đức

* Đây là nguồn dự trữ nhân công, nguyên liệu giá rẻ, thị trường tiêu thụ hàng hóa, không hề có những cuộc đình công, yêu sách chính trị…

Vì sao nói CNĐQ Anh mang tính chất thực dân?

- Vì: nó tồn tại trên cơ sở bóc lột một hệ thống thuộc địa bao la rộng lớn.

* Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân

- GV đề nghị HS theo dõi SGK, lý giải nguyên nhân từ 1870, công nghiệp Pháp dần sa sút.

+ Hậu quả chiến tranh (bại trận, phải bồi thường chiến phí, cắt Alsace, Lorrain → thiếu  nguyên liệu, nhiên liệu (than)

+ Chú trọng xuất cảng tư bản (cho các nước chậm tiến vay).

+ Nhân dân đói khổ →  sức mua kém.

- Đã xuất hiện các công ty độc quyền nhưng xí nghiệp nhỏ vẫn chiếm 94%.

- Ngành ngân hàng tập trung cao: 5 ngân hàng lớn ở Pari nắm 2/3 tư bản của cả nước, chú trọng xuất cảng tư bản đứng thứ 2 dưới hình thức cho vay lãi 1908 cho vay 38 tỉ Frs, đầu tư sản xuất 9,5 tỉ Frs.

- 1870: Anh 15 tỉ  Fr.,Pháp 10, 12 tỉ Fr - 1900: Anh 50 tỉ Fr, Pháp 25 tỉ Fr. 1914: Pháp: 60 tỉ Fr, cho Nga vay: 30 tỉ, còn lại cho Thổ, Cận đông, Tây Âu, Mỹ-la-tinh vay, 2,3 tỉ đưa vào thuộc địa.

Vì sao nói chủ ngihã đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi?

- HS dựa vào kiến thức vừa học trả lời, GV chốt ý.

 

 

* Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân

Nguyên nhân tốc độ phát triển  công nghiệp  của Đức tăng nhanh?

- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời: Sau 1871, kinh tế Đức phát triển nhanh vì:

- Thống nhất thị trường.

- Được bồi thường chiến phí và chiếm vùng Alsace, Lorraine của Pháp, có nhiều quặng than, sắt.

- Ứng dụng nhanh khoa học – kĩ thuật.

Những thành tựu của nền công nghiệp  Đức?

- Kỹ nghệ điện, hóa chất có nhiều thành tựu: từ 1890 -1900, sản lượng công nghiệp tăng 163%, đứng đầu châu Âu.

- GV giải thích: Thế nào là:

+ Cartel? Cùng ấn định giá cả, phân công sx....

+ Syndicat?: Việc bán hàng hóa, mua nguyên liệu do một ban quản trị thống nhất đảm nhiệm 

Vì sao nước Đức tích cực chạy đua vũ trang đòi chia lại thế giới?

- Giải thích: Thuộc địa Đức ít vì: mối quan tâm hàng đầu của Bismarck là bành trướng thế lực của đế chế Đức ở châu Âu, sợ bị lôi cuốn vào cuộc tìm kiếm thuộc địa được khởi xướng bởi những người buôn bán vũ khí, nhà thám hiểm, công nghiệp phát triển trễ.

- Chủ nghĩa Đại Đức “không thể chối cãi được rằng chúng ta là những chiến sĩ giỏi nhất thế giới, là một dân tộc có khả năng nhất trong tất cả lãnh vực của tri thức và nghệ thuật. Chúng ta là những nhà chinh phục giỏi nhất, những nhà hàng hải giỏi nhất, và cũng là những nhà buôn giỏi nhất”.

Vì sao nói Đức là nước đế quốc mang tính quân phiệt hiếu chiến?

- Đế quốc trẻ do bọn quân phiệt cai trị, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thế giới.

* Hoạt động 5: Toàn lớp và cá nhân

- GV nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ:

Nguyên nhân phát triển mạnh của kinh tế Mỹ cuối thế kỉ XIX?

+ Rockfeller: 26 tuổi (1865) giám đốc 1 nghiệp đoàn dầu hỏa vốn 100.000 USD → 1899: lãi hàng năm của trust dầu hỏa  lên đến 57 triệu USD.

- Atlanta: nhiều công viên, dinh thự, bãi biển… treo bảng: “ Ở đây cấm chó và người da đen “ (cho HS xem hình đảng 3 K)

* Hoạt động 6: Toàn lớp và cá nhân       

– Từ thế kỉ 20, Mỹ bắt đầu chiếm thuộc địa.

- GV sử dụng bản đồ xác định các vùng  đất được sát nhập vào nước Mỹ thế kỉ XIX.

- GV giảng giải: Chính sách đối ngoại của Mỹ “big stick”, “hãy nói nhỏ nhẹ và mang theo cây gậy lớn”.

- Dùng áp lực ngoại giao tạo điều kiện cho Mỹ đầu tư vốn vào nước khác →  1 nhóm tư bản Mỹ được chấp nhận vào consortium lúc đầu chỉ có người Âu, được thành lập để xây dựng đường sắt Trung Quốc.

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mỹ?

- GV giải thích khái niệm “Chủ nghĩa đế quốc thực dân mới”

 

 

 

Sự phát triển của CNĐQ Anh, Pháp, Đức, Mỹ có điểm gì nổi bật? Hậu quả?

– Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, sự đổi ngôi giữa các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp là biểu hiện tiêu biểu của quy luật phát triển không đều của CNTB ở thời kì đế quốc chủ nghĩa.

- Hậu quả: chiến tranh đế quốc tranh giành thuộc địa, thị trường.

I. Anh và Pháp cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XX

1. Anh

 

a. Tình hình kinh tế

 

- Cuối thập niên 1870, công nghiệp Anh giảm sút, bị Mỹ và Đức vượt qua.

 

- Nông nghiệp khủng hoảng trầm trọng.

 

→ Anh mất dần địa vị là “công xưởng của thế giới”

- Tuy nhiên Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản, hải quân và thuộc địa.

b. Tình hình chính trị

 

- Thể chế quân chủ lập hiến với chế độ hai đảng: Tự Do và Bảo Thủ.

 

- Tăng cường mở rộng thuộc địa sang Châu Á và Châu Phi (đầu thế kỷ XX, thuộc địa Anh chiếm ¼ diện tích trái đất và ¼ dân số thế giới).

 

→ Anh là nước Đế quốc thực dân.

 

 

2 . Pháp

 

a. Tình hình kinh tế

 

- Công nghiệp: Cuối thế kỷ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới, nhiều công ty độc quyền hình thành chi phối nền kinh tế đất nước.

 

- Nông nghiệp: có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

 

- Pháp chú trọng xuất cảng tư bản sang các nước khác dưới hình thức cho vay lãi nặng.

 

b. Tình hình chính trị

 

- Chế độ cộng hòa, nền CH thứ ba thường xuyên bị khủng hoảng.

 

- Ráo riết chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa (thuộc địa Pháp đứng thứ hai thế giới với 11 triệu km2 và 55,5 triệu dân).

→ Pháp là nước Đế quốc cho vay nặng lãi.

 

II. Đức và Mỹ

1. Đức

 

a. Tình hình kinh tế

 

- Công nghiệp: năm 1900 dẫn đầu Châu Âu, thứ hai thế giới (sau Mỹ). Các tổ chức độc quyền sớm hình thành (Cartel, Syndicat…)

 

- Nông nghiệp: chậm phát triển

 

b. Tình hình chính trị

- Đối nội: theo chế độ quân chủ lập hiến, gồm 22 bang và 3 thành phố tự do.

 

- Đối ngoại: tích cực chạy đua vũ trang, công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa thế giới.

 

à CNĐQ Đức mang tính quân phiệt hiếu chiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nước Mỹ

 

a. Tình hình kinh tế

 

- Cuối thế kỷ XIX kinh tế Mỹ phát triển nhảy vọt từ thứ tư lên vị trí đứng đầu thế giới.

 

- Nông nghiệp: trở thành vựa lúa và nơi cung cấp lương thực cho châu Âu.

 

- Quá trình tập trung sản xuất dẫn đến sự ra đời của các công ty độc quyền (trust) chi phối đời sống kinh tế, chính trị của đất nước. Có thế lực nhất là tập đoàn tư bản thép Morgan và tập đoàn dầu lửa Rockfeller.

 

b. Tình hình chính trị

- Đối nội: hai đảng tư sản là Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Đời sống của người lao động, đặc biệt là người da đen hết sức khổ sở.

- Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, can thiệp vào Mỹ latinh với chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, gây chiến tranh với nhiều nước Châu Á và Châu Phi.

 

 

3.   Hoạt động luyện tập

- GV tổ chức cho các em trả lời các câu hỏi: Tình hình kinh tế của Đức và Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Yêu cầu HS chỉ trên biểu đồ vị trí kinh tế và lược đồ chính trị thế giới để thấy được sự thay đổi về vị trí kinh tế và thuộc địa của các đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .

V.   HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

- Học bài cũ, đọc trước bài mới.

- Trả lời câu hỏi SGK.

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 10 Bài 35 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 10 Bài 35 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 10 Bài 35 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 10 Bài 35 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 10 Bài 35 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch sử 10 Bài 35 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống