Giáo án Lịch sử 10 Bài 34 Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 10 Bài 34 Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mới nhất theo mẫu Giáo án môn lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
    1. Kiến thức
  • Nắm và trình bày được những thành tựu chủ yếu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỷ XIX
  • Phân tích sự ảnh hưởng của nó đến lực lượng sản xuất xã hội.
    1. Tư tưởng: Biết trân trọng những công trình nghiên cứu, những phát minh của các nhà khoa học trong việc khám phá nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống con người.

3.   Kĩ năng

  • Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử về sự hình thành với tổ chức độc quyền.
  • Kĩ năng khai thác và sử dụng tranh ảnh lịch sử về những thành tựu của khoa học kĩ thuật.

4.   Định hướng các năng lực hình thành:

  • Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt:
  • Năng lực tái hiện sự kiện
  • Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

II.   CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:

  1. Giáo viên:
  • Tranh ảnh các nhà bác học có những phát minh nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
  • Tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà bác học có tên tuổi trên thế giới.
  1. Học sinh: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập….
  • KỸ THUẬT DẠY HỌC: Trình bày, phân tích, đánh giá, nhận xét, thảo luận

IV.  TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.     Tạo tình huống:
  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Phương pháp: GV đặt câu hỏi: Hiệu quả của các cuộc cách mạng CN và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tác động đến kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ như thế nào? HS vận dụng kiến thức cũ để trả lời.
  3. Dự kiến sản phẩm: Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và cho điểm (nếu có). Sau đó dẫn dắt: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước tư bản Âu - Mĩ có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội. Do nhu cầu của cuộc sống và của sản xuất--> những phát minh về KH-KT.

 

 

2. Hình thành kiến thức mới.

MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm

- GV cho HS sinh hoạt nhóm trên cơ sở đã chuẩn bị bài, lần lượt trình bày các hiểu biết của học sinh về các lĩnh vực khoa học (có sử dụng tranh ảnh minh học do GV và HS chuẩn bị).  HS cử đại diện trình bày nhanh sự chẩn bị của mỗi nhóm trong tối đa 3 phút. GV chốt ý cho HS nắm bài.

Nhóm 1: Nêu tên các nhà khoa học và trình bày những thành tựu trong lĩnh vực vật lý? Ý nghĩa?

- Ohm: tìm ra quan hệ giữa cường độ và điện áp ở Berlin 1827.

- Lenxơ:  định luật về chiều của dòng điện cảm ứng .

- Pierre Curie: viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pari cùng với vợ nghiên cứu hiện tượng phóng xạ và phát minh ra các chất pôlôni và rađi. Marie Curie: nhà hóa học, giáo sư Sorbonne. Hai vợ chồng Quyri nhận giải Nobel 1903 về vật lý. Năm 1911, bà được giải Nobel về hóa học → người duy nhất được 2 giải Nobel thuộc hai lĩnh vực khác nhau.

- Rơn ghen: người đầu tiên được giải Nobel Vật lý.

Nhóm 2: Tên các nhà khoa học và những thành tựu trong lĩnh vực hóa và sinh? Ý nghĩa?

- Mendeleev: Bảng tuần hoàn có 108 nguyên tố nhưng lúc đầu  ông chỉ sắp xếp có 62 nguyên tố, và sắp xếp chúng tùy theo khối lượng riêng. Như vậy còn những chỗ trống mà ông chưa tìm ra, các nhà hóa học sau đó sẽ bổ sung

- Darwin: con một thầy thuốc, sinh cùng ngày với A. Lincoln (12/ 2/1809) học ở Cambridge  các môn Latin, toán, thần học  để trở thành mục sư  → nổi tiếng với Thuyết tiến hóa và di truyền.

- Louis Pasteur: trong tác phẩm “Lý thuyết  mầm bệnh và những ứng dụng trong y học “chứng minh căn nguyên của các bệnh nhiễm trùng là những sinh vật nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được”. Sau nhiều đêm thức trắng , ông tìm ra 1 loại vác xin (thuốc ngừa) khống chế bệnh dại. ông đã đến Nha Trang, lập viện Pasteur

Nhóm 3: Thành tựu kỹ thuật? Ý nghĩa?

- Một trong những điều kiện  dẫn đến sự chuyển biến  mạnh mẽ trong đời sống kinh tế – xã hội  và bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa  của các nước tư bản Âu Mỹ là những thành tựu  về khoa học – kỹ thuật  xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX .

- Sau khi phát hiện dòng điện, người ta đã biết biến điện năng thành cơ sở năng lượng của công nghiệp, và thành tựu  quan trọng đó là Gram (Bỉ) chế tạo máy phát điện (dinamo)

- Việc sử dụng máy phát điện  và động cơ điện  cho phép sản xuất  năng lượng điện lớn phục vụ cho công nghiệp. Trên cơ sở đó người ta có thể tận dụng năng lượng của dòng sông, than kém phẩm chất, than bùn tạo ra năng lượng tổng hợp – đó là dòng điện, để dễ dàng  chuyển qua dây dẫn, thuận tiện cho việc sử dụng

- Tuốc-bin: gồm 2 bộ phận chủ yếu, một bộ phận phân phối cố định mà nhiệm vụ chính là tạo một hướng thích hợp cho  các dòng chất lưu  đi vào bánh xe; một hay nhiều bánh xe chuyển động có cánh mà nhiệm vụ là chuyển đổi năng lượng của chất lưu thành cơ năng.

- 27/8/1859, Drake là người đầu tiên khoan giếng  để tìm dầu hỏa, ông đã làm cho dầu phun lên ở Ti tutxvin (Pen xơn vây ni ơ) từ độ sâu 23 m.

Nobel (Thụy Điển) để lại 9.200.000 USD  cho  giải Nobel thuộc 5 lĩnh vực: hoà bình, Văn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Y học.

Nhóm 4: Thành tựu GTVT và nông nghiệp? Ý nghĩa?

- Morse thực hiện những biểu diễn đầu tiên của máy điện báo năm 1837, những chữ cái, con số  được biểu thị bằng dấu chấm, vạch.

- Daimler và Benz (Đức) cùng phát minh ra động cơ đốt trong, Daimler đặt động cơ đó lên chiếc xe kéo → chiếc ô tô đầu tiên ra đời. Sau đó 2 gia đình D. và Benz cùng nhau hợp tác, trở thành hảng ô tô nổi tiếng cả nước Đức, Châu Âu  và thế giới.

- Cho học sinh xem hình các trang trại ở Mỹ sử dụng máy móc nông nghiệp

 

 

* Hoạt động 2: Cá nhân

Những phát minh KHKT có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống con người?

- HS theo dõi SGK trả lời, GV chốt ý

- Giải thích về quá trình hình thành công ty độc quyền.

Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền?

 - Những tiến bộ kĩ thuật thúc đẩy sản xuất quy mô lớn phát triển → công ty độc quyền

Đặc trưng cơ bản nào xác định CNTB đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

- Hình thành các công ty độc quyền

- GV hình thành khái niệm CNĐQ cho HS: Là giai đoạn phát triển thứ hai của CNTB, với đặc trưng cơ bản là công ty độc quyền của bọn tài phiệt thống trị xã hội.

1. Những thành tựu về KHKT cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

 

* Khoa học

 

-   Vật lý:

 

+ Những phát minh về điện của Ohm, Jun, Michael Faraday, Lenz; thuyết điện tử của Thompson.

+ Những phát hiện về hiện tượng phóng xạ của Henri Becquerel, Pierre Curie và Marie Curie.

+ Phát hiện mới về cấu trúc vật chất của Ernest Rutherford.

+ Năm 1895 Rontgen phát minh ra tia X để chẩn đoán bệnh.

 

- Hóa học: định luật tuần hoàn của Mendeleev…

 

- Sinh học: Thuyết tiến hóa và di truyền của Darwin, phát hiện vi trùng và chế tạo vaccine chống bệnh chó dại của L. Pasteur…

 

→ Nâng cao sản xuất và phục vụ đới sống con người

 

 

 

 

 

* Kỹ thuật

- Những tiến bộ trong kỹ thuật luyện kim, chế tạo máy phát điện (dinamo)…

 

-  Năm 1903 hai anh em Wright (Mĩ) đã chế tạo ra máy bay đầu tiên, ngành hàng không ra đời.

 

- Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nhiên liệu cho giao thông vận tải, ngành công nghiệp hóa học ra đời.

 

- Xe ô tô dược sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong.

 

 

 

 

 

 

 

- Phát minh ra điện tín giúp liên lạc nhanh hơn.

 

- Nông nghiệp: sử dụng máy kéo, máy gặt, máy đập, phân bón hóa học,…nên năng suất tăng cao.

 

Kết luận: những tiến bộ về KH – KT trên đã làm thay đổi nền sản xuất TBCN, làm cho các nước tư bản tiến lên một bước mới.

 

 

2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.

 

* Nguyên nhân

- Những tiến bộ kỹ thuật cuối thế kỷ XIX làm cho sản xuất tăng, các nước Âu – Mĩ đẩy nhanh quá trình tích tụ tư bản.

- Kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang tổ chức độc quyền với nhiều hình thức (cartel, syndicat, t’rust..).

 

* Đặc điểm của CNĐQ

- Sự tập trung sản xuất dẫn đến sự ra đời của các công ty độc quyền (CNTB độc quyền)

- Tài chính: vài ngân hàng lớn khống chế hoạt động kinh doanh của cả nước hình thành nên tư bản tài chính.

- Xuất khẩu tư bản dưới nhiều hình thức.

- Một số Đế quốc còn có đặc điểm riêng:

+ Mĩ là sự hình thành các t’rust khổng lồ.

+ Anh là Đế quốc thực dân.

+ Pháp là Đế quốc cho vay nặng lãi.

→ Mâu thuẫn giữa các Đế quốc, giữa nhân dân thuộc địa với các Đế quốc.

  1. Hoạt động luyện tập

Hướng dẫn học trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học. GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm

  1. Vận dụng và mở rộng: Đã lồng ghép trong bài học

V.   HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.

  • Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong
  • Nêu đặc điểm của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
  • Chuẩn bị bài mới: Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 10 Bài 34 Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 10 Bài 34 Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 10 Bài 34 Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 10 Bài 34 Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 10 Bài 34 Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống