Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 10 Bài 32 Cách mạng công nghiệp ở châu âu mới nhất theo mẫu Giáo án môn lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
CHƯƠNG 2
CÁC NƯỚC ÂU - MỸ
(TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)
BÀI 32
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU
Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, giai cấp tư sản bóc lột đối với chủ công nhân ngày càng tinh vi và triệt để hơn. Đời sống của người lao động bị sa sút do đồng lương thấp kém, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng thêm sâu sắc.
- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học
MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||
* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân - GV trình bày và phân tích cho HS nhận thức: Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp tư sản lên nắm quyền đã tăng cường củng cố vị trí của mình bằng việc phát triển kinh tế. Cuộc cách mạng công nghiệp đã đáp ứng yêu cầu đó, tạo ra năng suất lao động cao hơn, khẳng định tính hơn hẳn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với phương thức sản xuất phong kiến đã lạc hậu. Vì sao CMCN diễn ra đầu tiên ở Anh? - HS dựa vào kiến thức đã học và SGK để trả lời. GV nhận xét bổ sung và chốt ý: + Anh là một trong những nước tiến hành cách mạng tư sản đầu tiên, chính quyền thuộc về tay giai cấp TS. + Kinh tế TBCN ở Anh phát triển mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực công thương nghiệp. + Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, tạo đềiu kiện cho giai cấp tư sản tích lũy vốn để đầu tư vào công nghiệp trong nước. Yếu tố quan trọng hàng đầu của sự quá độ từ sản xuất thủ công sang sản xuất máy móc là gì? (sự tích lũy tư bản ban đầu: vốn. Có thể minh họa bằng tứ giác hình thành vốn của Anh qua các châu lục: Á – Âu – Phi – Mỹ) * Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - HS theo dõi SGK, thảo luận nhóm để trả lời. Các nhóm khác bổ sung, GV chốt ý và phân tích: Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ, cụ thể là ngành dệt? - GV gợi ý cho HS suy nghĩ trả lời: (dệt là ngành sản xuất truyền thống đem lại lợi nhuận cao cho tư bản Anh. Vốn đầu tư không cần quá cao, đội ngũ lao động sẵn có, thị trường tiêu thụ lớn, thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất). * Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân - GV sử dụng hình minh họa và trình bày về phát minh máy hơi nước của James Watt, đồng thời nêu vấn đề: Việc phát minh và đưa vào sử dụng máy hơi nước có ý nghĩa như thế nào với sản xuất? - HS theo dõi SGK, suy nghĩ trả lời. GV chốt ý: Nhờ có máy hơi nước, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện, không phụ thuộc vào địa hình → tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng, lao động thủ công tay chân dần được thay thế bằng lao động máy móc. - Lĩnh vực luyện kim: 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc. Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng. - GTVT: tàu thủy và xe lửa chạy máy hơi nước xuất hiện: + 1814: đầu máy xe lửa đầu tiên của Xti-phen-sơn được chế tạo + 1825: nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên). → Giữa thế kỉ XIX, Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”. London trở thành trung tâm thương mại với 80 vạn dân. - GV giới thiệu cho HS sự biến đổi cơ cấu dân cư và các ngành kinh tế Anh sau Cách mạng công nghiệp. * Hoạt động 5: Toàn lớp và cá nhân - Gv đề nghị HS theo dõi SGK về tình hình kinh tế Pháp, Đức giữa thế kỉ XIX và nêu vấn đề:
* Hoạt động 6: Cá nhân Hệ quả kinh tế của cách mạng công nghiệp? - Dự kiến HS trả lời, GV chốt ý: năng suất lao động tăng → khối lượng của cải vật chất khổng lồ, nhiều trung tâm công nghiệp và các thành thị đông dân ra đời. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp? - HS theo dõi SGK trả lời. - Dự kiến: hình thành hai giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp không ngừng tăng lên làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giai cấp. |
1.Cách mạng công nghiệp ở nước Anh
- Nguyên nhân + Giai cấp tư sản nắm quyền. + Kinh tế TBCN phát triển mạnh.
+ Hệ thống thuộc địa rộng lớn.
- Những phát minh về máy móc
→ Đến giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng của thế giới.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp – Đức - Pháp + Đầu thế kỷ XIX ở Pháp bắt đầu diễn ra cách mạng công nghiệp. + Từ giữa thế kỷ XIX trở đi, kinh tế Pháp phát triển rất nhanh đứng thứ 2 thế giới, Paris trở thành trung tâm thương mại lớn. - Đức + Cách mạng CN diễn ra sau năm 1840 và phát triển với tốc độ cao. + Trong nông nghiệp đã dùng máy móc, phân bón. 3. Hệ quả
- Về kinh tế + Nâng cao năng suất lao động. + Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. - Về xã hội: hình thành 2 giai cấp mới - Tư sản công nghiệp: có thế lực kinh tế & chính trị. - Vô sản công nghiệp: bị bóc lột, lương thấp, đời sống khó khăn. → Đấu tranh giai cấp. |
Thời gian |
Người phát minh |
Tên phát minh |
Tác động kinh tế |
|
|
|
|
- Chuẩn bị bài mới: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mỹ giữ thế kỷ XIX