Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 2 trang gồm 31 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 2 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 31 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) có đáp án - Ngữ văn 9:
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9
Bài giảng: Tổng kết từ vựng - Luyện tập tổng hợp
Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
Câu 1: Thế nào là từ tượng hình?
A. Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái… của sự vật
B. Là những từ gợi tả âm thanh của sự vật, hiện tượng
C. Là những từ có nhiều nghĩa, ngoài nghĩa gốc
D. Là những từ mô phỏng hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, hiện tượng
Chọn đáp án: D
Câu 2: Dòng nào dưới đây chứa từ tượng hình?
A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
B. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Chọn đáp án: B
Giải thích: Từ tượng hình “nhấp nhô”
Câu 3: Từ tượng thanh là gì?
A. Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, hiện tượng
B. Là những từ mô phỏng hình ảnh, dáng vẻ
C. Là những từ giàu sức biểu cảm
D. Là những từ có nhiều nghĩa ngoài nghĩa gốc
Chọn đáp án: A
Câu 4: Câu thơ nào dưới đây chứa từ tượng thanh?
A. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
B. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
C. Nhìn nhau mặt lấm cười haha
D. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Chọn đáp án: C
Giải thích: Từ tượng thanh: haha
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:
Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Chọn đáp án: C
Giải thích: Biện pháp ẩn dụ: Lời nói của Kiều hàm ẩn ý, bản thân mình (liều một thân con/ hoa dù rã cánh) để bảo vệ gia đình, người thân (lá còn xanh cây)
Câu 6: Tìm thành ngữ trong câu thơ sau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
A. Kiến bò miệng chén
B. Miệng chén chưa lâu
C. Mưa sâu
D. Nghĩa sâu cho vừa
Câu 7: Thành ngữ trong câu trên có nghĩa là
A. Sự chăm chỉ làm việc
B. Vững lòng vững chí làm việc
C. Ca ngợi những người lập công lớn
D. Chỉ chạy quanh quẩn, không sao thoát được
Câu 8: Từ nào không thuộc trường từ vựng Mắt của con người?
A. Long lanh
B. Đen huyền
C. Lung linh
D. Ti hí
Câu 9: Thành ngữ “kẻ cắp bà già gặp nhau” trong câu “Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau” có nghĩa là gì?
A. Người làm việc xấu xa khiến mọi người chê bai.
B. Kẻ tinh ranh, quỷ quái gặp phải đối thủ xứng đáng.
C. Sự hợp tác của những người làm thuê trong xã hội cũ.
D. Đã lấy không của người khác mà còn chê bai.
Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
A. Tham thì thâm
B. Nước mắt cá sấu
C. Cá không ăn muối cá ươn
D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 11: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về loại quan hệ nào giữa các từ?
A. Quan hệ về ngữ pháp
B. Quan hệ về ngữ nghĩa
Câu 12: Trong các cặp từ sau, cặp từ nào không phải là từ trái nghĩa?
A. Xưa - nay
B. Thu - chi
C. Quân tử - tiểu nhân
D. Vui - hạnh phúc
Câu 13: Từ nào không thuộc trường từ vựng Dụng cụ làm bếp?
A. Xoong
B. Bếp ga
C. Chảo
D. Cuốc
Câu 14: Câu dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày, mai mai.
A. Điệp âm
B. Nói lái
C. Tách từ
D. Đồng âm
Câu 15: Từ “vị tha” có nghĩa là gì?
A. Tinh thần quên mình, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác.
B. Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người, mọi loài.
C. Hiểu thấu khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác.
D. Đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Câu 16: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: tự cao tự đại, luôn cho rằng mình đúng, giỏi hơn tất cả
A. Mỡ để miệng mèo
B. Nuôi ong tay áo
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Cháy nhà ra mặt chuột
Câu 17: Câu văn sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in từng tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Điệp ngữ
D. Hoán dụ
Câu 18: Tìm các từ tượng hình trong câu sau:
Tâm ngắm nghía các nét mặt xinh xẻo, những con mắt ngây thơ lóng lánh dưới mái tóc tơ của các em.
A. Lóng lánh
B. Tóc tơ
C. Xinh xẻo
D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Tìm các từ tượng hình trong câu sau:
Đoạn đường chạy qua đó không đủ rộng để làm một đường phố, cũng không đủ hẹp để làm một ngõ hẻm, đã không chịu lởm chởm, mà chỉ hơi gập ghềnh.
A. Lởm chởm
B. Đoạn đường
C. Gập ghềnh
D. A và C đúng
Câu 20: Câu văn sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 21: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: khi xảy ra biến cố, bộc lộ bộ mặt thật của kẻ giả nhân giả nghĩa.
A. Mỡ để miệng mèo
B. Nuôi ong tay áo
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Cháy nhà ra mặt chuột
Câu 22. Biện pháp được sử dụng trong câu thơ dưới là gì?Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
A. Điệp ngữ
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 23. Từ in đậm trong câu sau được sử dụng với biện pháp tu từ nào?"Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian."
A. Nhân hóa
B. Nói giảm
C. Nói tránh
D. Nói quá
Câu 24. Câu thơ "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run" sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh.
B. Nhân hoá
C. Hoán dụ.
D. Liệt kê.
Câu 25. Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 26. Cụm từ "tấm son" trong câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" sử dụng cách nói nào?
A. Ẩn dụ.
B. Hoán dụ.
C. Nhân hoá
D. So sánh.
Câu 27. Các từ "hoa" trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. Năng lòng xót liễu vì hoa
B. Cỏ non xanh rơn chân trời
C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa
Câu 28. Câu thơ nào chứa từ tượng thanh?
A. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
B. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
C. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
D. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngon a-kay hỡi
Câu 29. Câu thơ nào sau đây chứa từ tượng hình?
A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
B. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Câu 30. Nhận định nào phù hợp với dòng thơ "Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng " ?
A. Là hình ảnh so sánh, hoán dụ sáng tạo để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
B. Là hình ảnh tả thực giàu ý nghĩa tượng trưng để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
C. Là hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
D. Là hình ảnh so sánh, ẩn dụ sáng tạo để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
Câu 31. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:Thà rằng liều một thân conHoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ