25 câu Trắc nghiệm Hành động nói có đáp án 2023 - Ngữ văn 8

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8: Hành động nói có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Hành động nói có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 8 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 25 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Hành động nói có đáp án - Ngữ văn 8:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 8

Hành động nói

Bài giảng: Hành động nói

Câu 1: Các câu sau thuộc hành động nói gì?

“Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.”

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: B

Câu 2: Câu sau thuộc hành động nói nào?

“Này, Bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn”

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: C

Câu 3: Câu sau thuộc hành động nói nào?

“Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: D

Câu 4: Hành động hỏi sau có phải mục đích để hỏi không?

" U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?"

A. Có

B. Không

Chọn đáp án: B

Câu 5: Hành động hỏi của câu 10 có mục đích là gì?

A. Van xin

B. Hỏi

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: A

Câu 6: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?

A. Nét mặt      C. Cử chỉ

B. Điệu bộ      D. Ngôn từ

Chọn đáp án: D

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 7 đến câu 9 :

Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

- (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.

Chị Chiến đứng sau Việt, thở :

- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành …

Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt :

- (3) Hai em là chị em ruột ?

(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

Câu 7: Trong đoạn trích trên, các câu nói được đánh số (1) và (2) thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai ?

A. Đúng      B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 8: Câu nói số (1) và (2) thể hiện hành động cụ thể nào của người nói ?

A. Khuyên bảo      C. Xúi giục

B. Đề nghị      D. Van xin

Chọn đáp án: B

Câu 9: Mục đích nói của câu số (3) là gì ?

A. Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.

B. Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.

C. Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.

D.Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.

Chọn đáp án: C

Câu 10: Chúng ta thường gặp những kiểu hành động nói nào?

A. Hỏi

B. Điều khiển

C. Trình bày

D. Hứa hẹn

E. Bộc lộ cảm xúc

G. Tất cả các trường hợp trên

Chọn đáp án: G

Câu 11: Câu sau : “Bác trai đã khá rồi chứ?” thuộc kiểu hành động nói gì?

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: A

Câu 12: Hành động nói là gì?

A. Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định

B. Là hành động được thực hiện bằng cử chỉ nhằm mục đích nhất định

C. Là hành động được thực hiện bằng nét mặt nhằm mục đích nhất định

D. Là hành động được thực hiện bằng ngôn từ nhằm mục đích nhất định

Chọn đáp án: A

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

- (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.

Chị Chiến đứng sau Việt, thở :

- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành …

Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt :

- (3) Hai em là chị em ruột?"

(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

Câu 13: Trong đoạn trích trên, các câu nói được đánh số (1) và (2) thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai ?

A. Đúng     

B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 14: Câu nói số (1) và (2) thể hiện hành động cụ thể nào của người nói ?

A. Khuyên bảo      

B. Xúi giục

C. Đề nghị     

D. Van xin

Chọn đáp án: C

Câu 15: Mục đích nói của câu số (3) là gì ?

A. Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.

B. Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.

C. Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.

D.Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.

Chọn đáp án: C

Câu 16: Hành động hỏi sau có phải mục đích để hỏi không?

" U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?"

A. Có

B. Không

Chọn đáp án: A

Câu 17: Hành động hỏi của câu trên có mục đích là gì?

A. Van xin

B. Hỏi

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: A

Câu 18: Câu sau thuộc hành động nói nào?

“Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: D

Câu 19: Câu sau thuộc hành động nói nào?

“Này, Bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.”

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: C

Câu 20: Các câu sau thuộc hành động nói gì?

“Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.”

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: B

Câu 21: Câu sau : “Bác trai đã khá rồi chứ?” thuộc kiểu hành động nói gì?

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Chọn đáp án: A

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

"Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

- Em để nó ở lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

- Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe."

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 22: Đoạn trích trên có chứa hành động nói không?

A. Có

B. Không

Chọn đáp án: A

Câu 23: Có bao nhiêu hành động nói trong đoạn trích?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Chọn đáp án: A

Câu 24: Xác định câu có chứa hành động trong đoạn trích trên?

A. Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

B. Anh hứa đi.

C. Anh xin hứa.

D. Cả 3 đáp án trên

Chọn đáp án: D

Câu 25: Kiểu hành động nói nào phù hợp với đoạn trích trên?

A. Hành động điều khiển, hành động hứa.

B. Hành động điều khiển, hành động hỏi.

C. Hành động hứa, hành động bộc lộ cảm xúc 

D. Hành động hứa, hành động hỏi.

Chọn đáp án: A

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống