Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8: Hành động nói (tiếp theo) có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Hành động nói (tiếp theo) có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 8 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 4 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Hành động nói (tiếp theo) có đáp án - Ngữ văn 8:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 8
Bài giảng: Hành động nói
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
“Tôi bật cười bảo lão (1):
- Sao cụ lo xa quá thế(2)? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5) ?
- Không, ông giáo ạ (6)! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 1: Câu văn (2) là câu nghi vấn thuộc kiểu hành động nói gì?
A. Hỏi
B. Điều khiển
C. Hứa hẹn
D. Bộc lộ cảm xúc
Chọn đáp án: D
Câu 2: Câu văn (2) thực hiện hành động nói theo cách nào?
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
Chọn đáp án: B
Câu 3: Câu nào thuộc kiểu hành động nói điều khiển trong các câu sau :
A. Tôi bật cười bảo lão
B. Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!
C. Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
D. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Chọn đáp án: C
Câu 4: Câu văn “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” có phải là câu nghi vấn không?
A. Có
B. Không
Chọn đáp án: A
Câu 5: Mục đích của câu văn trong câu 9 là gì?
A. Hỏi
B. Khẳng định
C. Phủ định
D. Bộc lộ cảm xúc
Chọn đáp án: B
Câu 6: Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?
A. Hành động hứa hẹn
B. Hành động trình bày
C. Hành động bộc lộ cảm xúc
D. Hành động hỏi
Chọn đáp án: B
Câu 7: Các câu “Lưu Cung tham công nên thất bại – Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong – Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô – Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” được dùng để thể hiện hành động kể. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 8: Có thể thực hiện các hành động nói bằng những kiểu câu nào?
A. Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo,…
B. Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo mục đích đích thực của chúng – cách dùng trực tiếp.
C. Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực của chúng – cách dùng gián tiếp.
D. Cả ba cách trên.
Chọn đáp án: D
Câu 9: Trong những cách hỏi sau, em nên dùng cách nào để hỏi người lớn?
a. Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
b. Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
c. Bưu điện ở đâu, hả bác?
d. Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
e. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
A. a-b-c
B. a-b-e
C. b-c-d
D. b-c-e
Chọn đáp án: B
Câu 10: Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?” Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?
A. Coi như không nghe thấy và không làm gì cả.
B. Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.
C. Trả lười người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”
D. Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…)
Chọn đáp án: D
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Dề Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa [...]. Hay bây giờ em nghĩ thế này...Song anh có cho phép em mới dám nói...
Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
Dề Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 11: Đoạn trích trên có hành động nói hay không?
A. Có
B. Không
Chọn đáp án: A
Câu 12: Có bao nhiêu câu mang mục đích cầu khiến trong đoạn trích trên?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Chọn đáp án: A
Câu 13: Liệt kê câu mang mục đích cầu khiến trong đoạn trích trên?
A. Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
B. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
C. Tôi về, không một chút bận tâm.
D. A và B đúng
Chọn đáp án: D
Câu 14: Câu cầu khiến vừa xác định thể tính tính cách của nhân vật Dế Mèn như thế nào?
A. Là một kẻ kiêu căng, hống hách, ngạo mạn, không coi ai ra gì và không có tình thương với đồng loại, với những kẻ yếu đuối hơn mình.
B. Là một kẻ hèn nhát, chỉ biết núp dưới bóng người khác, không dám tự mình làm bất cứ điều gì.
C. Là một người hiền lành, thương người như thể thương thân, hết lòng giúp đỡ đồng loại.
D. Là một kẻ ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, không muốn san sẻ bất cứ thứ gì với ai.
Chọn đáp án: A
Câu 15: Câu cầu khiến vừa xác định thể tính tính cách của nhân vật Dế Choắt như thế nào?
A. Là một người sức khỏe không được tốt, tính tình hiền lành, an phận.
B. Là một người thích nịnh nọt những người khác để hưởng lợi cho mình.
C. Là một người sức khỏe tốt, chăm chỉ làm nụng.
D. Là một người được yêu quý, sống tốt, hay giúp đỡ người khác.
Chọn đáp án: A