17 câu Trắc nghiệm Ông đồ có đáp án 2023 - Ngữ văn 8

Tải xuống 4 4.6 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8: Ông đồ  có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 17 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ông đồ có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 8 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 17 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ông đồ có đáp án - Ngữ văn 8:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 8

Ông đồ

Bài giảng: Ông đồ

Câu 1: Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?

A. Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến.

B. Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học.

C. Khi phố phường tấp nập, đông đúc.

D. Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ.

Chọn đáp án: D

Câu 2: Hình ảnh ông đồ đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng nào dưới đây?

A. Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc.

B. Nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn.

C. Bàn ghế, giáo án, học sinh.

D. Chiếc gậy, quẻ xâm, vật dụng bói toán.

Chọn đáp án: B

Câu 3: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?

A. Ông đồ rất tài hoa.

B. Ông đồ viết văn rất hay.

C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.

D. Ông đồ có nét chữ bình thường.

Chọn đáp án: C

Câu 4: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

B. Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa.

C. Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài.

D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu.

Chọn đáp án: A

Câu 5: Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát.

B. Song thất lục bát.

C. Ngũ ngôn.

D. Thất ngôn bát cú.

Chọn đáp án: C

Câu 6: Nhận xét sau ứng với tác giả nào?

“ Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.”

A. Thế Lữ.

B. Vũ Đình Liên.

C. Tế Hanh.

D. Xuân Diệu.

Chọn đáp án: B

Câu 7: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:

A. Người dạy học nói chung.

B. Người dạy học chữ nho xưa.

C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.

D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.

Chọn đáp án: B

Câu 8: Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"?

A. Lá vàng.

B. Hoa đào.

C. Mực tàu.

D. Giấy đỏ.

Chọn đáp án: B

Câu 9: Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là gì?

A. Nghệ thuật viết thư pháp.

B. Nghệ thuật vẽ tranh.

C. Nghệ thuật viết văn bản.

D. Nghệ thuật trang trí hình ảnh bằng bút.

Chọn đáp án: A

Câu 10: Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?

A. Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc.

B. Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích.

C. Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho bị xem nhẹ.

D. Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân.

Chọn đáp án: C

Câu 11: Bài thơ Ông đồ của tác giả nào?

A. Xuân Diệu

B. Nguyễn Nhược Pháp

C. Vũ Đình Liên

D. Thế Lữ

Chọn đáp án: C

Câu 12: Bài thơ Ông đò làm theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

Chọn đáp án: C

Câu 13: Bài thơ sáng tác năm nào?

A. 1935

B. 1936

C. 1937

D. 1938

Chọn đáp án: B

Câu 14: Mạch thời gian trong bài thơ được tác giả sắp xếp theo trình tự nào?

A. quá khứ - hiện tại - tương lai

B. quá khứ - hiện tại

C. hiện tại - quá khứ

D. hiện tại - quá khứ - tương lai

Chọn đáp án: B

Câu 15: Câu thơ cuối "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?" thể hiện tâm sự gì của tác giả?

A. Lo lắng cho số phận những ông đồ thời xưa

B. Nuối tiếc phong tục bị lụi tàn và cảm thương cho kiếp người bị bỏ rơi

C. Thương cảm cho kiếp người đã hết thời

D. Xót xa cho một nét phong tục đẹp của dân tộc đã hết thời.

Chọn đáp án: B

Câu 16: "Những người muôn năm cũ" trong bài thơ Ông đồ là ai?

A. Ông đồ và những người thuê ông viết.

B. Ông đồ.

C. Ông đồ và người qua đường.

D. Người qua đường.

Chọn đáp án: A

Câu 17: Hai câu thơ "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu" trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Hoán dụ.

B. Ẩn dụ.

C. Nhân hóa.

D. So sánh.

Chọn đáp án: C

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống