Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Giáo dục công dân 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 7 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 8 sắp tới.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 7 có đáp án: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội:
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BÀI 7: TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Câu 1: Hoạt động chính trị là những hoạt động liên quan đến
A. xây dựng cộng đồng.
B. bảo vệ an ninh xã hội.
C. bảo vệ môi trường sống của con người.
D. Tất cả đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích: Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người… (SGK/ trang 18)
Câu 2: Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào sau đây quản lý?
A. Nhà nước.
B. Không có cơ quan, tổ chức nào quản lý.
C. Xã, phường tự quản lý.
D. Trường học.
Đáp án: A
Giải thích: Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước (SGK/ trang 18)
Câu 3: “Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi các nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và … trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội”
Điền vào chỗ trống trong câu trên.
A. Yếu tố, nâng cao.
B. Động lực, đóng góp.
C. Điều kiện, đóng góp.
D. Tiền đề, phát triển.
Đáp án: C
Giải thích: Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để mỗi các nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội (SGK/ trang 18)
Câu 4: Học sinh sẽ nhận được những gì khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội?
A. Hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng.
B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử
C. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý, hợp tác.
D. Cả ba đáp án trên.
Đáp án: D
Giải thích: Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác,… (SGK/ trang 18)
Câu 5: Việc tham gia các hoạt động chính trị không bao gồm ý nghĩa nào sau đây?
A. Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.
B. Đem lại cho bản thân tiền tài và vật chất.
C. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng xã hội.
D. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.
Đáp án: B
Câu hỏi thông hiểu
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG tích cực khi bàn về việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội?
A. Luôn tham gia đúng giờ.
B. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân.
C. Nhờ người khác tham gia để được nghỉ.
D. Vận động bạn bè, hàng xóm cùng tham gia.
Đáp án: C
Giải thích: Nhờ người khác tham gia để được nghỉ là hành động không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
Câu 7: Phương án nào dưới đây là biểu hiện tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội?
A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần.
B. Trốn nghĩa vụ quân sự.
C. Tiếp tay cho phản động, truyền bá đạo Thánh đức chúa trời.
D. Làm việc chỉ để được nhận xét tốt.
Đáp án: A
Giải thích: Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần là biểu hiện của sự tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội.
Câu 8: Phương án nào sau đây là hoạt động chính trị - xã hội?
A. Tham gia làm tình nguyện viên tiếp sức mùa thi.
B. Vận động các bạn ủng hộ quần áo cho bà con vùng sâu, vùng xa.
C. Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ.
D. Cả ba đáp án trên.
Đáp án: D
Câu 9: Khi tham gia các hoạt động do trường, lớp hoặc địa phương tổ chức, em nên xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Tham gia vì bị thầy cô bắt buộc.
B. Tham gia các hoạt động sẽ rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.
C. Tham gia vì được cộng điểm.
D. Tham gia cho đủ số lượng.
Đáp án: B
Giải thích: Chúng ta nên đặt mục tiêu khi tham gia các hoạt động do trường, lớp hoặc địa phương tổ chức là điều kiện để bản thân được phát triển những kĩ năng sống, để tự tin khẳng định mình hơn.
Câu 10: Phương án nào sau đây là ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị- xã hội?
A. Giảm bớt khó khăn về vật chất.
B. Giúp bản thân được mọi người biết đến
C. Đem lại cho bản thân tiền tài, vật chất và danh tiếng.
D. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.
Đáp án: D
Giải thích: Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người là ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị- xã hội.
Câu 11: Hoạt động nào sau đây thuộc loại hình hoạt động chính trị - xã hội?
A. Không đi du lịch cùng công ty.
B. Tham gia các hoạt động của đội, của Đoàn.
C. Tuyên truyền về nếp sống văn hóa.
D. B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Tham gia các hoạt động của đội, của Đoàn và tuyên truyền về nếp sống văn hóa là hoạt động chính trị - xã hội.
Câu 12: Phương án nào sau đây KHÔNG phải là hoạt động chính trị - xã hội?
A. Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
B. Tham gia sản xuất ra của cải, vật chất.
C. Tham gia xây dựng các công trình.
D. Hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao.
Đáp án: A
Giải thích: Tập thể dục thể thao mỗi ngày không phải là hoạt động chính trị - xã hội.
Câu hỏi vận dụng
Câu 13: Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó N rủ V tham gia cho vui. V hỏi: “Khi đi mình có được cái gì không?” N nói với V rằng: “Khi đi mình sẽ được trưởng thành và học hỏi được nhiều hơn”, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về V?
A. V là người sống vô tâm.
B. V là người sống vô trách nhiệm.
C. V là người vô cảm.
D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng.
Đáp án: D
Giải thích: V chỉ muốn tham gia hoạt động tình nguyện của trường H để nhận tiền thưởng và giấy khen. Đó là hành động thực dụng, chỉ nghĩ cho bản thân và không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
Câu 14: Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà L thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà L?
A. Gia đình bà L không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
B. Gia đình bà L tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
C. Gia đình bà L sống ích kỉ.
D. Gia đình bà L sống vô cảm.
Đáp án: A
Câu 15: Em đến nhà bạn để rủ bạn cùng đi tham gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội sắp tới, nhưng bạn không muốn đi vì đang chơi điện tử. Em sẽ lựa chọn cách xử sự như thế nào sau đây cho phù hợp?
A. Ở lại chơi điện tử cùng bạn.
B. Đi về nhà vì không muốn phải đi một mình.
C. Thuyết phục và giải thích để bạn tham gia cùng mình.
D. Đi rủ bạn khác.
Đáp án: C
Giải thích: Em nên thuyết phục, giải thích cho bạn rằng cứ năm năm mới có một lần bầu cử. Học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, việc tuyên truyền, cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc làm đó thể hiện lòng yêu nước. Sau khi xong công việc bạn có thể tiếp tục về nhà chơi điện tử.
Câu 16: Họat động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến
A. Xây dựng cộng đồng
B. Bảo vệ an ninh, xã hội
C. Môi trường
D. Cả A, B, C
Đáp án: D
Câu 17: Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà E thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà E?
A. Gia đình bà E không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
B. Gia đình bà E tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
C. Gia đình bà E sống ích kỉ.
D. Gia đình bà E sống vô cảm.
Đáp án: A
Câu 18: Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị:
A. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.
B.Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng xã hội.
C. Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.
D. Cả A, B, C
Đáp án: D
Câu 19: Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào quản lí?
A. Nhà nước.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Không do cơ quan, tổ chức nào quản lí, hoạt động tự do.
D. Cả A và B.
Đáp án: D
Câu 20: Biểu hiện không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?
A. Trốn nghĩa vụ.
B. Tiếp tay cho bọn phản động truyền bá đạo Thánh đức chúa trời.
C. Không tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 21: Trong các tổ chức sau tổ chức nào thuộc tổ chức chính trị - xã hội?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam.
C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: C
Câu 22: Biểu hiện thể hiện sự không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội?
A. Luôn luôn tham gia đúng giờ
B. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân
C. Nhờ người khác tham gia để được nghỉ
D. Vận động các bạn cùng tham gia
Đáp án: C
Câu 23: Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có suy nghĩ gì về V?
A. V là người sống vô tâm.
B. V là người sống vô trách nhiệm.
C. V là người vô cảm.
D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng.
Đáp án: D
Câu 24: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?
A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.
C. Cảm thấy yêu đời hơn.
D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.
Đáp án: D
Câu 25: Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Trong dấu “…” đó là?
A. Điều kiện.
B. Tiền đề.
C. Động lực.
D. Yếu tố.
Đáp án: A