Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Giáo dục công dân 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 8 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 8 sắp tới.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8 có đáp án: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác:
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BÀI 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
Câu 1: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?
A. 52.
B. 53.
C. 54.
D. 55.
Đáp án: C
Giải thích: Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc anh em.
Câu 2: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc mang lại yếu tố nào sau đây đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?
A. Điều kiện.
B. Tiền đề.
C. Động lực.
D. Đòn bẩy.
Đáp án: A
Giải thích: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc tạo điều kiện đối để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. (SGK/ trang 21)
Câu 3: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là
A. tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc.
B. luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc.
C. thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
D. Cả ba đáp án trên.
Đáp án: D
Giải thích: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. (SGK/ trang 21)
Câu 4: Điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Mỗi dân tộc đều có những … nổi bật về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sặc, những truyền thống quý báu. Đó là … của loài người cần được tôn trọng, … và phát triển”
A. Thành công, tài sản, nâng cao.
B. Thành tựu, lợi ích, học hỏi.
C. Thành tựu, vốn quý, tiếp thu.
D. Thành công, vốn quý, học hỏi.
Đáp án: C
Giải thích: Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sặc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. (SGK/ trang 21)
Câu 5: Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Văn hóa.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực Kinh tế, giáo dục, văn hóa.
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 6: Biểu hiện đúng với tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là
A. chỉ dùng hàng ngoại.
B. học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác.
C. chê bai hàng nước ngoài.
D. chê bai hàng Việt Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác là biểu hiện đúng với tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Câu 7: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Argentina. Điều đó thể hiện điều gì?
A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
D. Việt Nam học hỏi các nước về Kĩ thuật.
Đáp án: A
Giải thích: Năng lượng nguyên tử là thành tựu của Khoa học và công nghệ mà Việt Nam nên học hỏi và tiếp thu từ Liên bang Nga, Trung Quốc và Argentina.
Câu 8: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi các dân tộc trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Giáo dục và đào tạo.
B. Kinh tế - xã hội.
C. Quốc phòng - An ninh.
D. Khoa học - Kĩ thuật.
Đáp án: A
Giải thích: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực giáo dục
Câu 9: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để
A. nước ta sẽ bị lạc hậu.
B. đưa đất nước hội nhập với quốc tế.
C. học hỏi hết tất cả của nước ngoài.
D. làm nước ta bị mất nền văn hóa riêng.
Đáp án: B
Giải thích: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để đưa đất nước hội nhập với quốc tế.
Câu 10: Phương án nào sau đây là hoạt động thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Học tiếng Việt và tìm hiểu thêm các ngoại ngữ khác.
B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích: Học thêm ngoại ngữ, học hỏi các công nghệ hiện đại của các nước phát triển để áp dụng vào công việc chế tác ở Việt Nam, tìm hiểu thêm phong tục tập quán của các nước khác nhau trên thế giới là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Câu 11: Phương án nào sau đây KHÔNG là biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Mong muốn được giới thiệu những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình đến bạn bè thế giới.
B. Ưu tiên sử dụng hàng hóa nước ngoài.
C. Chống lại sự kì thị, phân biệt chủng tộc.
D. Tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác.
Đáp án: B
Giải thích: Ưu tiên sử dụng hàng hóa nước ngoài không phải là biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Câu 12: Điều nào sau đây cần tránh khi tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Tiếp thu có chọn lọc.
B. Tự hào dân tộc chính đáng.
C. Học hỏi một cách tập khuôn máy móc.
D. Tìm hiểu khả năng phù hợp truyền thống dân tộc.
Đáp án: C
Giải thích: Khi tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, chúng ta nên tránh học hỏi một cách dập khuôn máy móc, thay vào đó, ta nên tiếp thu có chọn lọc những bản sắc, thành tựu tốt đẹp của họ.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 13: Theo hiểu biết của em, những di sản nào sau đây của nước ta được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới?
1. Thành Cổ Loa.
2. Nhã nhạc Cung đình Huế.
3. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
4. Hát xoan.
5. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
6. Vịnh Hạ Long.
7. Quần thể khu di tích Cố đô Huế.
A. 1, 4, 5, 6, 7.
B. 2, 3, 5, 6, 7.
C. 1, 2, 3, 4, 5.
D. 2, 4, 6, 7.
Đáp án: B
Giải thích: Nhã nhạc Cung đình Huế, khu di tích Hoàng thành Thăng Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, quần thể khu di tích Cố đô Huế là một vài di sản của Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Câu 14: Em đồng tình việc làm của bạn nào dưới đây khi bàn về việc học hỏi giữa các dân tộc khác?
A. T chỉ thích xem phim, nghe nhạc Hàn Quốc và chê bai những sản phẩm của Việt Nam là quê mùa.
B. Đ rất thích tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
C. H không bao giờ xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam ví dụ như hát xoan, ca trù,… vì H cho rằng đó chỉ dành cho người già.
D. C không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác.
Đáp án: B
Câu 15: Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?
A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.
B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.
C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.
D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống thiếu kỉ cương, nền nếp khoa học.
Đáp án: A
Giải thích: Chúng ta nên học hỏi và tiếp thu có chọn lọc những lối sống, văn minh tích cực, cởi mở ở các nước phương Tây.
Câu 16: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?
A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
D. Việt Nam học hỏi các nước vè Kĩ thuật.
Đáp án: A
Câu 17: Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?
A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.
B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.
C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.
D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm.
Đáp án: A
Câu 18: Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.
B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.
C. Các bạn trẻ sống vô tâm.
D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.
Đáp án: A
Câu 19: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?
A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
Đáp án: A
Câu 20: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?
A. Điều kiện.
B. Tiền đề.
C. Động lực.
D. Đòn bẩy.
Đáp án: A
Câu 21: Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Văn hóa.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 22: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là ?
A. Tôn trọng các dân tộc khác.
B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
C. Học hỏi các dân tộc khác.
D. Giúp đỡ các dân tộc khác.
Đáp án: B
Câu 23: Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?
A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.
B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 24: Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 25: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
A. Giáo dục và đào tạo.
B. Kinh tế - xã hội.
C. Quốc phòng - An ninh.
D. Khoa học - Kĩ thuật.
Đáp án: A