Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 31: Kinh tế châu Phi (tiếp theo) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 8 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 31: Kinh tế châu Phi (tiếp theo) và 13 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 31: Kinh tế châu Phi (tiếp theo) môn Địa lí lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 31: Kinh tế châu Phi (tiếp theo) Địa lí lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 31: Kinh tế châu Phi (tiếp theo):

ĐỊA LÍ 7 BÀI 31: KINH TẾ CHÂU PHI (TIẾP THEO)

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 31: Kinh tế châu Phi (tiếp theo)

3. Dịch vụ

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 31 (có đáp án): Kinh tế châu Phi (tiếp theo)

Hình 31.1 - Lược đồ kinh tế Châu Phi hướng về xuất khẩu.

- Hoạt động xuất – nhập khẩu:

   + Các mặt hàng xuất khẩu: Chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản nhiệt đới.

   + Các mặt hàng nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

- Ngành du lịch: Phát triển ở một số nước như Ai Cập, Ni-giê-ri,…

4. Đô thị hóa

- Đặc điểm:

   + Tốc độ đô thị hóa không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế.

   + Bùng nổ dân số đô thị châu Phi.

- Nguyên nhân:

   + Gia tăng dân số tự nhiên cao, thiên tai, sản xuất nông nghiệp không phát triển.

   + Nội chiến liên miên, dân tị nạn về thành phố.

- Hậu quả:

   + Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

   + Nảy sinh nhiều vấn đề an sinh, xã hội.

   + Tác động xấu đến môi trường.

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 31 (có đáp án): Kinh tế châu Phi (tiếp theo)

Phần 2:13 câu trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 31: Kinh tế châu Phi (tiếp theo)

Câu 1: Tốc độ đô thị hóa ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với:

A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Trình độ phát triển công nghiệp.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Lời giải:

Tốc độ đô thị hóa ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Các loại nông sản xuất khẩu chủ yếu của châu Phi là:

A. Cà phê, ca cao, cọ dầu.

B. Cà phê, bông, lương thực.

C. Lương thực, ca cao, cọ dầu, lạc.

D. Gạo, ca cao, cà phê, cọ dầu.

Lời giải:

Các nông sản xuất khẩu chủ yếu là cà phê, ca cao, lạc, cọ dầu, bông. Trong khi đó châu Phi vẫn phải nhập khẩu một lượng lương thực rất lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Đâu là mặt hàng các nước châu Phi không phải nhập khẩu?

A. Khoáng sản.

B. Máy móc.

C. Hàng tiêu dùng.

D. Lương thực.

Lời giải:

Các mặt hàng nhập khẩu của các nước châu Phi là máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Vùng khai thác khoảng sản xuất khẩu phân bố:

A. Nam Phi và Trung Phi.

B. Nam Phi và rìa phía Bắc của Bắc Phi.

C. Bắc Phi và Tây Phi.

D. Tây Phi, Đông Phi và Nam Phi.

Lời giải:

Vùng khai thác khoảng sản xuất khẩu phân bố ở các nước Nam Phi và một số nước ở rìa phía Bắc của Bắc Phi. Đây là hai vùng giàu khoáng sản bậc nhất ở châu Phi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu phân bố:

A. Nam Phi, Đông Phi và Trung Phi.

B. Nam Phi và rìa phía Bắc của Bắc Phi.

C. Trung Phi và cực Nam của Nam Phi.

D. Tây Phi, Đông Phi và Nam Phi.

Lời giải:

Vùng chuyên canh nông sản hướng ra xuất khẩu của các nước ở châu Phi phân bố chủ yếu ở Trung Phi (phía Bắc vịnh Ghi-nê, Đô-ca,…) và một ít ở cực Nam của Nam Phi. Đây là những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, nhiều nắng, mưa,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Lệ phí qua kênh đào Xuy-ê là nguồn thu ngoại tệ lớn của:

A. Ma-rốc.

B. Nam Phi.

C. Ai Cập.

D. Công-gô.

Lời giải:

Lệ phí qua kênh đào Xuy-ê là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước Ai Cập. Xuy-ê là một trong hai kinh đào có các hoạt động kinh tế nhộn nhịp nhất thế giới hiện nay.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Các nước châu Phi xuất khẩu chủ yếu:

A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến.

B. Khoáng sản và máy móc.

C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.

D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng

Lời giải:

Các nước châu Phi xuất khẩu chủ yếu khoáng sản, nguyên liệu chưa chế biến và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Các nước châu Phi nhập khẩu chủ yếu:

A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến.

B. Khoáng sản và máy móc.

C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.

D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng.

Lời giải:

Các nước châu Phi xuất khẩu chủ yếu khoáng sản, nguyên liệu chưa chế biến và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Một số nước châu Phi có ngành du lịch khá phát triển, tiêu biểu là:

A. Ma-rốc, Tuy-ni-di.

B. Nam Phi, Ê-ti-ô-pi-a.

C. Công-gô, Tan-da-ni-a

D. Kê-ni-a, Ai Cập.

Lời giải:

Một số nước châu Phi có ngành du lịch khá phát triển, tiêu biểu là Ai Cập và Kê-ni-a.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Tỉ lệ thị dân của các nước châu Phi:

A. Không ngừng tăng lên.

B. Ngày càng giảm xuống.

C. Luôn ở mức ổn định.

D. Tăng lên nhưng không ổn định

Lời giải:

Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nhưng tỉ lệ thị dân không ngừng tăng lên. (năm 2003 tỉ lệ dân thành thị là 33%).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Mặt hàng nông sản độc đáo, có khối lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới của châu Phi là:

A. Cà phê.

B. Ca cao.

C. Cọ dầu.

D. Lạc.

Lời giải:

Mặt hàng nông sản độc đáo, có khối lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới của châu Phi là cọ dầu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Việc xây dựng các tuyến đường sắt ở châu Phi chủ yếu nhằm vào mục đích:

A. Thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng.

B. Tiện xuất khẩu lâm sản, khoáng sản.

C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nội địa.

D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng ven biển.

Lời giải:

Việc xây dựng các tuyến đường sắt ở châu Phi chủ yếu nhằm vào mục đích xuất khẩu lâm sản, khoáng sản. Chính vì vậy, các tuyến giao thông thường gắn liền vùng nguyên liệu với các hải cảng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Tại sao ở châu Phi có bùng nổ dân số đô thị?

A. Gia tăng dân số tự nhiên cao, di dân ồ ạt vào thành phố.

B. Di dân ồ ạt vào các thành phố lớn.

C. Kinh tế ở các đô thị phát triển mạnh.

D. Sự phát triển đa dạng của ngành dịch vụ ở đô thị.

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ dân số ở đô thị của các nước châu Phi là sự gia tăng dân số tự nhiên cao cùng với sự di chuyển ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm
Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo) (trang 1)
Trang 1
Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo) (trang 2)
Trang 2
Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo) (trang 3)
Trang 3
Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo) (trang 4)
Trang 4
Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo) (trang 5)
Trang 5
Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo) (trang 6)
Trang 6
Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo) (trang 7)
Trang 7
Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo) (trang 8)
Trang 8
Địa Lí 7 Bài 31 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Kinh tế châu Phi (tiếp theo) (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống