Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo) và 13 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo) môn Địa lí lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo) Địa lí lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo):

ĐỊA LÍ 7 BÀI 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (TIẾP THEO)

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo)

3. Khu vực Nam Phi

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi  hay, chi tiết (tiếp theo)

a. Khái quát tự nhiên

- Đặc điểm địa hình:

   + Là cao nguyên khổng lồ cao trung bình hơn 1000m.

   + Phía đông nam là dãy Đrê-ken-béc nằm sát biển cao 3000m.

   + Trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri.

- Đặc điểm khí hậu:

   + Phần lớn Nam Phi nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới.

   + Cực Nam có khí hậu địa trung hải.

   + Lượng mưa và thảm thực vật phân hoá theo chiều từ tây sang đông.

b. Khái quát kinh tế - xã hội

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi  hay, chi tiết (tiếp theo)

- Đặc điểm dân cư, xã hội:

   + Thành phần chủng tộc đa dạng: 3 chủng tộc lớn và người lai.

   + Tôn giáo: Phần lớn theo đạo Thiên Chúa.

- Đặc điểm kinh tế:

   + Các nước khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch.

   + CH Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất.

   + Mô-dăm-bích, Ma-la-uy... là những nước nông nghiệp lạc hậu.

Phần 2: Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo)

Câu 1: Dãy núi lớn nhất ở Nam Phi là:

A. Đrê-ken-bec.

B. Át-lát.

C. Đông Phi.

D. Công-gô.

Lời giải:

Dãy Dre-ken-bec là dãy núi cao nhất ở Nam Phi, ăn sát ra biển cao hơn 3000m, tựa như một bức thành đồ sộ. Dãy Át-lát ở Bắc Phi còn Đông Phi là sơn nguyên và Công-gô là bồn địa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Dải đất hẹp cực Nam của Nam Phi có khí hậu:

A. Nhiệt đới.

B. Địa Trung Hải.

C. Cận nhiệt đới.

D. Ôn đới hải dương.

Lời giải:

Dải đất hẹp cực Nam của Nam Phi có khí hậu Địa Trung Hải, rất thích hợp trồng các loại cây ăn quả cận nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Loại khoáng sản rất có giá trị trữ lượng lớn ở Nam Phi là:

A. Uranium.

B. Chì.

C. Vàng.

D. Kim cương.

Lời giải:

Loại khoáng sản rất có giá trị trữ lượng lớn ở Nam Phi là kim cương và Cộng Hòa Nam Phi là nước khai thác kim cương nhiều nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nam Phi chủ yếu trồng cây ăn quả:

A. Cam và Xoài.

B. Nho và Cam.

C. Bưởi, Nho và Cam.

D. Nho và Xoài.

Lời giải:

Nam Phi có khí hậu địa trung hải và chủ yếu trồng cây ăn quả Cam và Nho (xem thêm bảng chú giải về kí hiệu hai loại cây trồng cam, nho và cùng phân bố ở lược đồ kinh tế châu Phi).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Ở Nam Phi, cây cà phê được trồng chủ yếu ở:

A. Cực Nam của Nam Phi.

B. Phía Bắc của Nam Phi.

C. Bán đảo Ma-đa-ga-xca.

D. Trồng ở tất cả các nước.

Lời giải:

Ở Nam Phi, cây cà phê được trồng chủ yếu ở bán đảo Ma-đa-ga-xca (xem thêm bảng chú giải về kí hiệu cây cà phê và vùng phân bố của cây cà phê ở lược đồ kinh tế châu Phi).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nét độc đáo của địa hình Nam Phi là:

A. Đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1 000m.

B. Có thảm thực vật của vùng ôn đới.

C. Ven biển có nhiều đồng bằng thấp.

D. Giới động vật rất nghèo nàn.

Lời giải:

Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn 1000m. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri, phần đông nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Dre-ken-bec, ăn sát ra biển cao hơn 3000m.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Quốc gia phân biệt chủng tộc nặng nhất nhất thế giới trước đây là:

A. Hoa Kì.

B. Cô-lôm-bi-a.

C. Cộng hòa Nam Phi.

D. Bra-xin.

Lời giải:

Trước đây, Cộng Hòa Nam Phi là quốc gia có chế độ phân biệt chủng tộc (chế độ A-pac-thai) nặng nề nhất thế giới. Với phong trào đấu tranh mạnh mẽ của người da den thì phòng trào chống phân biệt chủng tộc thắng lợi và cuối tháng 4/1994 cuộc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên được tổ chức. Các nước Hoa Kì, Cô-lôm-bi-a và Bra-xin thuộc châu Mĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Dân cư Nam Phi chủ yếu thuộc chủng tộc:

A. Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-gro-it và người lai.

B. Nê-gro-it, Ốt-xtra-lô-it và người lai.

C. Ốt-xtra-lô-it, Môn-gô-lô-it và người lai.

D. Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-ít và người la

Lời giải:

Dân cư Nam Phi chủ yếu là người da đen (Nê-gro-it), người da trắng (Ơ-rô-pê-ô-ít) và người lai. Ngoài ra trên bán đảo Ma-da-ga-xca còn có người Man-gát thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít (da vàng).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Dân cư Nam Phi chủ yếu theo tôn giáo:

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên chúa giáo.

D. Bà La Môn.

Lời giải:

Dân cư Nam Phi chủ yếu là người da đen (Nê-gro-it), người da trắng (Ơ-rô-pê-ô-ít) và người lai, phần lớn theo đạo Thiên Chúa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Cộng hoà Nam Phi là nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao, biểu hiện ở:

A. Kĩ thuật canh tác cao.

B. Giá trị xuất khẩu nông sản chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu.

C. Cơ cấu cây trồng đa dạng.

D. Có thế mạnh xuất khẩu cây ăn quả.

Lời giải:

Cộng hoà Nam Phi là nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao, biểu hiện ở việc giá trị xuất khẩu nông sản chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi nhưng chủ yếu là hoa quả nhiệt đới và ngô.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Ở Nam Phi là khu vực giàu khoáng sản nhưng vẫn nghèo là do:

A. Chưa khai thác.

B. Bị xâm lược.

C. Xung đột sắc tộc.

D. Phân biệt chủng tộc.

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến cho các nước Nam Phi là khu vực giàu khoáng sản nhưng vẫn nghèo là do nạn phân biệt chủng tộc (chế độ A-pac-thai) hết sức nặng nề nhất thế giới. Sự phân biệt người da trắng với người da màu (da đen).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Nét tương đồng về đặc điểm tự nhiên hai vùng ven biển Bắc và Nam Phi chính là:

A. Khí hậu.

B. Tài nguyên khoáng sản.

C. Tiềm năng lâm sản.

D. Độ cao địa hình.

Lời giải:

Nét tương dồng về đặc điểm tự nhiên hai vùng ven biển Bắc và Nam Phi chính là khí hậu. Khí hậu cả hai vùng ven biển này đều có đặc điểm là chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng, mưa tương đối nhiều, thời tiết mát và có kiểu môi trường Địa Trung Hải.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Tại sao phần phí đông của Nam Phi có thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương đối nhiều?

A. Có đường chí tuyến nam chạy qua.

B. Ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam.

C. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh và gió bắc.

D. Nằm trong vùng khí hậu xích đạo ẩm.

Lời giải:

Phần phía đông của khu vực Nam Phi, nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng (Mô-Dăm-Bích và Mũi Kim) và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương đối nhiều. Đâ là khu vực phất triển nhiều loại cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt như nho, cam,…

Đáp án cần chọn là: B

 

Xem thêm
Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo) (trang 1)
Trang 1
Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo) (trang 2)
Trang 2
Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo) (trang 3)
Trang 3
Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo) (trang 4)
Trang 4
Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo) (trang 5)
Trang 5
Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo) (trang 6)
Trang 6
Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo) (trang 7)
Trang 7
Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo) (trang 8)
Trang 8
Địa Lí 7 Bài 33 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Các khu vực châu Phi (tiếp theo) (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống