Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 11 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu và 13 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu môn Lịch Sử lớp 7 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu Lịch Sử lớp 7.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- Khái niệm: “Phong trào văn hóa phục hưng” là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô ma thời cổ đại.
- Phong trào bắt đầu từ Ý cuối thế kỉ XIV rồi lan sang các nước Tây Âu.
- Nguyên nhân:
+ Hệ tư tưởng của Giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của xã hội.
+ Giai cấp tư sản mới hình thành, có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.
- Điều kiện:
+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế châu Âu.
+ Sự thắng thế của chế độ phong kiến tập quyền.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị phong kiến trở nên gay gắt.
- Nội dung:
+ Lên án Giáo hội Kito.
+ Đả phá trật tự xã hội phong kiến.
+ Đề cao giá trị con người.
+ Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
- Đại diện tiêu biểu: Ph. Ra-bơ-le, R.Đê-các-tơ, Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Cô-péc-ních, U. Sếch-xpia,v.v..
- Ý nghĩa:
+ Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
+ Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.
- Nguyên nhân:
+ Giáo hội bóc lột nhân dân.
+ Hệ tư tưởng của Giáo hội phong kiến cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học.
+ Sự tồn tại của Giáo hội cản trở sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.
- Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu ở Đức và lan sang các nước Tây Âu.
- Đại diện tiêu biểu: Lu-thơ, Can-vanh.
- Nội dung:
+ Cải cách của M. Lu Thơ (Đức): Lên án những hành vi tham lam và đồi bại của giáo hoàng, chỉ trích giáo lý giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục nghi lễ phiền toái.
+ Cải cách của Can - vanh (Thụy Sĩ): sáng lập một giáo phái mới gọi là đạo Tin lành.
- Hệ quả:
+ Đạo Ki - tô bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki - tô cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau.
+ Làm bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.
Phần 2: 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
Câu 1: Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki-tô?
A. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki-tô
B. Dẫn tới sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo
C. Củng cố nền thống trị của đạo Ki-tô đối với xã hội
D. Không có tác động gì đến đạo Ki-tô
Lời giải:
Sự phát triển của phong trào cải cách tôn giáo đã khiến cho đạo Ki-tô bị phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là
A. Chiến tranh nông dân Đức
B. Chiến tranh nông dân Áo
C. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ
D. Chiến tranh nông dân Pháp
Lời giải:
Cuộc chiến tranh nông dân Đức là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Quan điểm của giáo hội Kitô kìm hãm sự phát triển của xã hội
B. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng
C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới
D. Ảnh hưởng của trào lưu triết học ánh sáng ở Pháp
Lời giải:
Những nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng:
- Sự tồn tại của chế độ phong kiến cùng với những quan điểm lỗi thời của giáo hội Kitô đã kìm hãm sự phát triển của xã hội
- Giai cấp tư sản ra đời ở giai đoạn hậu kì trung đại, tuy có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.
- Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.
=> Đáp án D: trào lưu triết học ánh sáng đến thế kỉ XVII mới xuất hiện và phát triển ở châu Âu nên không phải nguyên nhân dẫn đến xuất hiện phong trào văn hóa Phục hưng ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, đả phá vào trật tự xã hội phong kiến
B. Đề cao giá trị chân chính của con người
C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc
D. Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ
Lời giải:
Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng bao gồm:
- Lên án nghiên khắc giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.
- Đề cao giá trị chân chính của con người thay cho thần thánh
- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
=> Loại trừ đáp án: C
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại
B. Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Kitô và chế độ phong kiến vùi dập
C. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật
D. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Kitô
Lời giải:
Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích chính là xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản. Đó là nền văn học được xây dựng trên nền tảng khôi phục những tinh hoa của văn hóa Hi Lạp và Rô -ma và chú trọng khoa học – kĩ thuật, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân. Nó đối lập hoàn toàn với quan điểm của giáo hội Kitô
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Ý nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm cải cách tôn giáo của Lu-thơ?
A. Chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.
B. Cứu vớt con người bằng lòng tin.
C.Đòi bãi bỏ lễ nghi phiền toái.
D. Quay về giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
Lời giải:
Trong phong trào Cải cách tôn giáo, M. Lu-thơ chủ trương:
- Kịch liệt lên án những hành vi tham lam của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Italia.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Mĩ.
Lời giải:
Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là Italia. Do từ thế kỉ XIV, I-ta-li-a có nền kinh tế hàng hóa phát triển, có đời sống đô thị phồn thịnh với những thành thị tự do, quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị. Hơn nữa I-ta-li-a là quê hương của văn minh Hi Lạp- Rô ma. Ở đây vẫn còn bảo lưu được nhiều giá trị của nền văn minh này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Những nhà văn hóa- khoa học lớn trong thời kì Phục hưng được đánh giá là
A. “Những con người khổng lồ”.
B. “Những con người sáng tạo”.
C. “Những con người vĩ đại”.
D. “Những con người tài năng”
Lời giải:
Trong thời kì Phục hưng, sự xuất hiện của rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là “những con người khổng lồ” về tư tưởng và sự uyên bác trong lịch sử nhân loại:
- Ph. Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học lớn.
- R. Đê-các-tơ không những là nhà toán học xuất sắc mà còn là nhà triết học lớn.
- Lê-ô-na đơ Vanh-xilà họa sĩ thiên tài, cũng là kĩ sư nổi tiếng.
- N. Cô-péc-ních, Ga-li-lê là những nhà thiên văn có nhiều công hiến lớn cho ngành thiên văn học, ….
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo thế kỉ XVI?
A. Can-vanh
B. R. Đê-các-tơ
C. U. Sếch-xpia
D. M. Lu – thơ
Lời giải:
Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến châu Âu là
A. Giáo lý đạo Kitô
B. Giáo lý đạo Phật
C. Giáo lý đạo Hồi
D. Giáo lý đạo Bà la môn
Lời giải:
Trong suốt hơn 1000 năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó
B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Lời giải:
Phong trào Văn hóa Phục hưng là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” vì:
- Đánh bại hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, giải phóng con người khỏi áp bức, nô dịch của giáo hội Kitô.
- Xây dựng một nền văn hóa mới tiến bộ trong đó đề cao giá trị chân chính của con người, khoa học tự nhiên và thế giới quan thế bộ
- Dọn đường cho sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản ở giai đoạn sau
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là
A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản
B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản.
C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội.
D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn
Lời giải:
Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng do giai cấp tư sản tiến hành để chống lại chế độ phong kiến suy tàn (trước hết là các giáo lý của giáo hội Kitô)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đưa ra được thuyết địa nhật tâm thay cho thuyết địa tâm của giáo hội Kitô?
A. Ga-li-lê
B. Bru- nô
C. N. Cô-péc-ních.
D. Kê-plơ
Lời giải:
Côpecnic là người đầu tiên đưa ra được thuyết địa nhật tâm- mặt trời là trung tâm, trái đấ và các hành tinh khác đều quay xung quanh mặt trời thay cho thuyết địa tâm- trái đất là trung tâm của giáo hội Kitô.
Đáp án cần chọn là: C