Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 10 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến và 12 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến môn Lịch Sử lớp 7 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến Lịch Sử lớp 7.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
- Ấn Độ được hình thành trên lưu vực 2 dòng sông lớn : sông Ấn và sông Hằng.
- 2500 năm TCN, đã xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Ấn.
- 1500 năm TCN, hình thành các thành thị trên lưu vực sông Hằng.
- Thế kỉ VI TCN, các thành thị liên kết với nhau cùng với sự ra đời và truyền bá của đạo Phật đã hình thành nhà nước Ma-đa-ga thống nhất hùng mạnh (TK III).
- Thế kỷ IV, vương triều Gúp ta được thành lập.
- Thời kì Vương triều Gúp-ta (TK IV-VI): Ấn Độ bước vào thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển:
+ Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi.
+ Thủ công nghiệp phát triển: luyện kim, dệt,...
- Đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta suy yếu và bị diệt vong.
* Vương triều Hồi giáo Đê-li (TK XII – XVI)
- Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì thôn tính Bắc Ấn lập nên vương triều Hồi giáo Đê-li.
+ Quý tộc Hồi giáo cướp đoạt ruộng đất của người Ấn Độ.
+ Thi hành chính sách cấm đạo Hin-đu.
→ Mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.
* Vương triều Mô-gôn:
- Đầu TK XVI, người Mông Cổ tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Ấn Độ Mô-gôn.
- Vua A-cơ-ba thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa.
- Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.
- Chữ viết: chữ viết ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.
- Tôn giáo: Bà La Môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo.
- Văn học: Nền văn học Hin-đu phát triển với các giáo lí, chính luận, luật phát, sử thi, kịch, thơ,..
+ Kinh Vê-đa bộ kinh cầu nguyện của đạo Bà La Môn và Hin-đu giáo.
+ Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.
- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Đền, tháp Hin-đu giáo và những ngôi chùa Phật giáo vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
Phần 2: 12 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
Câu 1: Hai bộ sử thi tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại là
A. Mahabharata và Ramayana
B. Ramayana và Kalidasa
C. I-đi-át và Ô-đi-xê
D. Kalidasa và Mahabharata
Lời giải:
Hai bộ sử thi tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao?
A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ.
B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi.
C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai.
D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m.
Lời giải:
Dưới thời Vương triều Gúp-ta, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi. Nghề luyện kim thời kì này rất phát triển, người ta tìm thấy những cột sắt không gỉ, có khắc chữ đê-li, hay những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m được đúc vào khoảng thế kỉ V.
=> Đây chính là những biểu hiện chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới thời Vương triều Gúp-ta
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li là gì?
A. Tiến hành hàng loạt các cải cách để khôi phục đất nước
B. Thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử giữa người Ấn và người Hồi
C. Thực hiện chính sách cai trị mềm dẻo để mua chuộc các quý tộc Ấn
D. Thực hiện nhiều biện pháp để xóa bỏ sự kì thị tôn giáo giữa người Ấn và người Hồi
Lời giải:
Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li là thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử giữa người Ấn và người Hồi như các quý tộc Hồi giáo ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn; thi hành cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Kiến trúc Phật giáo điển hình ở Ấn Độ là
A. Đền tháp
B. Chùa hang
C. Tượng Phật
D. Nhà thờ
Lời giải:
Cùng với sự truyền bá Phật giáo, lòng tôn sùng đối với đạo Phật, người ta đã xây dựng nhiều ngôi chùa hang được đục đẽo trong các hang đá và những mái vòm như chiếc bát úp (stupa)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?
A. Bắc Á
B. Tây Á
C. Đông Nam Á
D. Trung Á
Lời giải:
Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống của mình truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Đâu là điểm giống nhau cơ bản giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn?
A. Đều thi hành các chính sách tiến bộ.
B. Đều theo đạo Hindu.
C. Đều là các vương triều hồi giáo ngoại tộc.
D. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ.
Lời giải:
Điểm giống nhau cơ bản giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn là đều là những vương triều Hồi giáo ngoại tộc (tức do người nước ngoài xâm chiếm, đặt ách cai trị ở Ấn Độ)
+ Vương triều Hồi giáo Đê-lido người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên.
+ Vương triều Mô-gôndo người Mông cổ lật đổ vương triều Đê-li và lập nên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Thời kì nào chứng kiến sự thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực?
A. Vương triều Ma-ga-đa.
B. Vương triều Mô-gôn.
C. Vương triều Gúp-ta.
D. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
Lời giải:
Thế kỉ III TCN, Ấn Độ bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Đến thế kỉ IV, Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều Gúp – ta. Đây chính là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Sau khi thôn tính miền Bắc Ấn, người Thổ Nhĩ Kì đã lập ra
A. Vương triều Gúp-ta
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li
C. Vương triều Hác-sa
D. Vương triều Mô-gôn
Lời giải:
Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII – XVI).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Vị vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là ai?
A. A-sô-ca
B. A-cơ-ba
C. Bim-bi-sa-ra
D. Chan-đra-gúp-ta Mau-rya
Lời giải:
Vị vua kiệt xuất của triều Mô-gôn, đã thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa Ấn Độ. Những chính sách của nhà vua giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. Do đó ông được coi như là một vị anh hùng dân tộc- Đấng chí tôn A-cơ-ba.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Loại chữ nào xuất hiện sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ?
A. Chữ tượng hình.
B. Chữ tượng ý.
C. Chữ Hin-đu.
D. Chữ Phạn.
Lời giải:
Người Ấn Độ đã có chữ viết của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ, văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh, đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hindu của Ấn Độ?
A. Chùa Một Cột
B. Ngọ Môn (Huế)
C. tháp Phổ Minh
D. Thánh địa Mĩ Sơn
Lời giải:
Khu đền tháp Mỹ Sơn là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam. Tín ngưỡng thần Shiva – đấng Sáng tạo và Hủy diệt của Ấn độ giáo được hợp nhất với vua để thờ tự tại Mỹ Sơn. Tên ngôi đền đầu tiên là Bhadresvara, đây là sự kết hợp tên vua Bhadravarman và tên thần Shiva là Ishvara. Đền - tháp tại đây xây dựng theo từng cụm, mỗi cụm công trình thường có đền chính thờ thần Shiva. Thần được thể hiện dưới hình thức là Linga và tượng Shiva - nhân thần
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?
A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển
Lời giải:
Người Ấn Độ đã sớm có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Sự ra đời của chữ viết có ý nghĩa lớn đối với nền văn minh Ấn Độ.
- Trước hết nó chứng tỏ trình độ phát triển cao của văn minh Ấn Độ vì chữ viết là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một nền văn minh
- Chữ viết vừa là ngôn ngữ văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh khổng lồ, vừa là công cụ để lưu giữ những giá trị của văn minh Ấn Độ
- Chữ viết là công cụ để văn minh Ấn Độ có thể truyền bá, ảnh hưởng rộng rãi ra bên ngoài.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D