Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 1: Dân số đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 15 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 1: Dân số và 26 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 1: Dân số môn Địa lí lớp 7 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 1: Dân số Địa lí lớp 7.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 1: Dân số:
ĐỊA LÍ 7 BÀI 1: DÂN SỐ
Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 1: Dân số
- Điều tra dân số: tình hình dân số, nguồn lao động, độ tuổi, tổng số nam nữ, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,…
- Tháp tuổi biểu thị dân số và cho biết cụ thể: giới tính, độ tuổi, nguồn lực lao động hiện tại và tương lai.
Thời gian | Đặc điểm chính | Nguyên nhân |
---|---|---|
Trước thế kỉ XIX | Dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp | Do bệnh dịch, đói kém, chiến tranh |
Thế kỉ XIX - nay | Dân số thế giới tăng nhanh | Do có những tiến bộ về kinh tế – xã hội và y tế |
Kết luận: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
- Đặc điểm: Sự gia tăng dân dân trên thế giới không đồng đều.
+ Các nước phát triển dân số đang giảm.
+ Các nước đang phát triển dân số tăng và có xu hướng tăng nhanh.
- Nguyên nhân: Do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế.
- Hậu quả: Tạo nên sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội,…
- Biện pháp: Các nước đang phát triển cần có chính sách dân số hợp lí để khắc phục bùng nổ dân số.
Phần 2: 26 câu trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 1: Dân số
Câu 1: Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao được biểu hiện lên tháp tuổi như thế nào?
A. Thân tháp mở rộng, đáy tháp thu hẹp.
B. Thân và đáy tháp mở rộng.
C. Thân và đáy tháp thu hẹp.
D. Thân tháp thu hẹp, đỉnh tháp mở rộng.
Lời giải:
Tháp tuổi có phần thân mở rộng, đáy tháp có xu hướng thu hẹp lại thể hiện tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao (từ 15 – 59 tuổi).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là
A. Gia tăng tự nhiên.
B. Gia tăng cơ giới.
C. Gia tăng dân số.
D. Biến động dân số.
Lời giải:
Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Gia tăng cơ giới là
A. số người sinh ra trong năm so với tổng số dân.
B. số người chết đi trong năm so với tổng số dân.
C. số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến.
D. số dân nam so với số dân nữ.
Lời giải:
Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở những khu vực nào sau đây?
A. Châu Âu, châu Á, châu Mĩ.
B. Châu Âu, châu Á, châu Phi.
C. Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh.
D. Châu Á, châu Mĩ, châu Phi.
Lời giải:
Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu các những khu vực Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Khu vực nào trên thế giới không xảy ra tình trạng bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Mỹ Latinh.
D. Châu Âu.
Lời giải:
Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu các những khu vực Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh. -> Châu Âu là khu vực không xảy ra tình trạng bùng nổ dân số.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Tháp dân số cho biết:
A. Trình độ văn hóa của người dân.
B. Tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động.
C. Dân số hoạt động trong các ngành kinh tế.
D. Dân số thành thị và nông thôn.
Lời giải:
Tháp dân số cho biết tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuồi, số người trong độ tuổi lao động.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng
A. biểu đồ.
B. bản đồ.
C. tháp tuổi.
D. công thức.
Lời giải:
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng tháp tuổi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Hình dạng tháp tuổi với đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện
A. Tỉ lệ trẻ em cao.
B. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
C. Tỉ lệ người già lớn.
D. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao
Lời giải:
Tháp tuổi có phần đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) lớn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Tỉ lệ trẻ em cao thì hình dạng tháp tuổi có đặc điểm gì?
A. Đáy tháp thu hẹp, đỉnh tháp mở rộng.
B. Đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp.
C. Đáy và đỉnh tháp mở rộng.
D. Đáy và đỉnh tháp thu hẹp.
Lời giải:
Tháp tuổi có phần đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) lớn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Tháp tuổi có phần thân mở rộng, đáy tháp có xu hướng thu hẹp lại thể hiện
A. Tỉ lệ người già cao.
B. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
C. Dân số tăng nhanh.
D. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao.
Lời giải:
Tháp tuổi có phần thân mở rộng, đáy tháp có xu hướng thu hẹp lại thể hiện tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao (từ 15 – 59 tuổi).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp làm cho tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thay đổi như thế nào?
A. Cao.
B. Thấp.
C. Không thay đổi.
D. Âm.
Lời giải:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = Tỉ lệ sinh – tỉ lệ tử
Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp làm cho tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Dân số đông và tăng nhanh tập trung chủ yếu ở các nước có đặc điểm
A. nền kinh tế phát triển chậm, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. kinh tế phát triển, công nghiệp dịch vụ đóng vai trò chủ đạo.
C.
diện tích lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên giàu có.
D. trình độ dân trí cao, khoa học công nghệ phát triển.
Lời giải:
Châu Á, châu Phi và Mĩ latinh là những khu vực có dân số đông và tăng nhanh. Đặc điểm chung của những khu vực này là có nền kinh tế phát triển còn chậm hoặc đang phát triển, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Các nước có nền kinh tế phát triển chậm, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo thường có đặc điểm dân số như thế nào?
A. Dân số ít và tăng chậm.
B. Dân số ít và tăng nhanh.
C. Dân số đông và tăng chậm.
D. Dân số đông và tăng nhanh.
Lời giải:
Các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo thường tập trung ở châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh. Dân số ở các khu vực này thường đông và tăng nhanh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Hậu quả về mặt xã hội của dân số tăng nhanh là
A. Gây sức ép lên các vấn đề ăn, mặc, ở học hành.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Kìm hãm sự phát triển kinh tế.
D. Cạn kiệt tài nguyên.
Lời giải:
Về mặt xã hội, dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến nhu cầu lớn về các vấn đề ăn uống, nhà ở, học tập của người dân trong đời sống. Nhu cầu quá lớn trong khi đất nước còn nghèo, kinh tế chưa phát triển sẽ gây nên sức ép lớn đối với các quốc gia, chất lượng đời sống người dân thấp. Đây là hậu quả về mặt xã hội của dân số tăng nhanh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Hậu quả về mặt môi trường do dân số tăng nhanh gây ra là
A. gây sức ép lên các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành.
B. sông ngòi ô nhiễm, thiếu nước ngọt cho sản xuất sinh hoạt
C. kìm hãm sự phát triển kinh tế.
D. thất nghiệp, thiếu việc làm.
Lời giải:
Về môi trường, dân số tăng quá nhanh cùng với việc khai thác tài nguyên không hợp lí và xả ra môi trường quá nhiều nguồn rác thải hiện nay đã khiến các con sông bị ô nhiễm nặng nề, gây thiếu hụt nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Đâu không phải là nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX?
A. Kinh tế phát triển.
B. Những tiến bộ về y tế.
C. Chiến tranh.
D. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Lời giải:
Trong thế kỉ XIX và XX, đặc biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống nhân dân được cải thiện cùng những tiến bộ về y tế đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. Do vậy gia tăng tự nhiên cao, dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
=> Nhận xét chiến tranh làm cho dân số thế giới tăng nhanh trong thời kì trên là không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX đã gây ra tình trạng gì?
A. Bùng nổ dân số.
B. Đô thị hóa tăng nhanh.
C. Kinh tế chậm phát triển.
D. Già hóa dân số.
Lời giải:
Trong thế kỉ XIX và XX, đặc biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống nhân dân được cải thiện cùng những tiến bộ về y tế đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. Do vậy gia tăng tự nhiên cao, dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp, nguyên nhân chủ yếu không phải do
A. dịch bệnh.
B. chiến tranh.
C. đói kém.
D. chính sách dân số.
Lời giải:
Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp, nguyên nhân là do dịch bệnh, chiến tranh, đói kém. Thời kì này, chính sách dân số chưa được sử dụng để kìm hãm sự phát triển dân số trên thế giới.
=> Chính sách dân số không phải là nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng chậm ở giai đoạn này.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Trong những thập kỉ gần đây, dân số thế giới tăng chậm hơn, nguyên nhân chủ yếu do
A. dịch bệnh.
B. chiến tranh.
C. đói kém.
D. chính sách dân số.
Lời giải:
Trước đây, nguyên nhân làm cho dân số thế giới tăng chậm là do dịch bệnh, chiến tranh và đói kém.Tuy nhiên, trong những thập kỉ gần đây, chiến tranh không còn, kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện thì chính sách dân số mới là nguyên nhân làm cho dân số thế giới tăng chậm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao khi:
A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao
B. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử cao
C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp
D. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử thấp
Lời giải:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = Tỉ lệ sinh – tỉ lệ tử
=> Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao khi tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp.
Đáp án cần chọn là: C