Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và 11 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ môn Địa Lí lớp 8 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Địa Lí lớp 8.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
- Miền tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đơi giá lạnh.
- Vào mùa đông miền chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ giảm mạnh.
- Mùa hạ: nóng ẩm mưa nhiều.
- Địa hình vùng núi đa dạng: địa hình caxto đá vôi; các cánh đồng giữa núi;…
- Cao nhất miền là khu vực thượng nguồn sông Chảy với nhiều ngọn núi trên 2000m.
- Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền.
- Miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật nhất là than đá (Quảng Ninh, Thái Nguyên), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), thiếc và Vonfram (Cao Bằng),đá vôi đất sét ở nhiều nơi…
- Miền có nhiều cảnh quan đẹp: Vịnh hạ Long, hồ Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì,…
Phần 2: 11 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Câu 1: Dạng địa hình độc đáo, phổ biến ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. thung lũng sông
B. đầm phá
C. cacxtơ đá vôi
D. thềm biển mài mòn
Lời giải:
Địa hình độc đáo phổ biết ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình cacxtơ đá vôi có mặt ở nhiều nơi. Đặc biệt là ở tỉnh Quảng Ninh với vịnh biển Hạ Long có nhiều đá vôi độc đáo, được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Loại khoáng sản nổi bật nhất của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. Bô xít
B. Dầu khí.
C. Than đá.
D. Đồng.
Lời giải:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là vùng có nhiều khoáng sản nhất cả nước. Nổi bật nhất là Than đá tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh và một ít ở tỉnh Thái Nguyên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Cảnh quan tự nhiên không nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể.
B. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bạch Mã.
C. Bãi tắm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn.
D. Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo.
Lời giải:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm các tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai (miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ), Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế (miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ) là hai cảnh quan thiên nhiên không nằm trong phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Đặc điểm không đúng với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. Tại các miền núi có các đồng bằng nhỏ hẹp.
B. Các sông thường có thung lũng hẹp, độ dốc lớn.
C. Là vùng giàu khoáng sản nhất trong cả nước.
D. Có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.
Lời giải:
Đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền núi thấp với các cánh cung lớn, tại các miền núi còn có các đồng bằng nhỏ hẹp (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang,…), là vùng có về khoáng sản nhất cả nước (than, apatit, sắt,…) và có nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là cảnh quan địa hình cacxto độc đáo.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
B. khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
C. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
D. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán diễn ra thường xuyên.
Lời giải:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một mùa đông lạnh và xuất hiện sương muối, giá rét, băng giá…;thời tiết không ổn định, thường xuất hiện dông dốc, mưa lớn gây lũ lụt ở vùng núi.
=> Tính thất thường của khí hậu kết hợp với kiểu thời tiết không ổn định là trở ngại lớn cho việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của miền.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Nhân dân ta đã sử dụng biện pháp chủ yếu nào để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng?
A. Trồng rừng đầu nguồn.
B. Đắp đê ven sông.
C. Xây dựng nhiều hồ chứa nước.
D. Xây dựng hệ thống kênh rạch.
Lời giải:
Ở đồng bằng sông Hồng, từ xưa người dân đã có truyền thống đắp đê ven sông, xây dựng các hệ thống đê kiên cố, kéo dài để hạn chế nước sông dâng cao gây ngập lụt. Hệ thống đê ở vùng đồng bằng sông Hồng còn mang đậm giá trị văn hóa – lịch sử lâu đời của vùng cho đến ngày nay.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. Có mùa đông lạnh nhất cả nước
B. Mùa đông lạnh, mưa phùn
C. Mùa đông lạnh, kéo dài
D. Mùa động rất lạnh trong thời gian ngắn
Lời giải:
Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là có mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm:
A. khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải miền Trung.
B. khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. khối đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ
D. khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
Phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Vùng đồi núi Đông Bắc nước ta có những đặc điểm:
A. Có nhiều dãy núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song
B. Vùng đồi núi thấp, nổi bật với những cánh cung lớn, địa hình cacxtơ tạo nên cảnh quan đẹp
C. Vùng cao nguyên rộng lớn, đất đỏ badan, xếp thành từng tầng
D. Vùng núi thấp, hai sườn núi không cân xứng, có nhiều nhánh núi nằm ngang
Lời giải:
Vùng đồi núi Đông Bắc nước ta là vùng đồi núi thấp, nổi bật với những cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều), địa hình cacxtơ đá vôi tạo nên cảnh quan độc đáo ở nhiều nơi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Hướng chủ yếu của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. tây bắc - đông nam
B. bắc - nam
C. vòng cung
D. đông - tây
Lời giải:
Hướng chủ yếu của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn, đó là cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước?
A. Nằm trong khu vực ngoại chí tuyến
B. Địa hình thấp, có hướng vòng cung và vị trí địa lí của miền.
C. Địa hình núi thấp và thấp dần ra biển
D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
Lời giải:
Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:
- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.
- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).
- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.
Đáp án cần chọn là: B