Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 33 (mới 2023 + 12 câu trắc nghiệm): Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Tải xuống 9 1.8 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam và 12 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam môn Địa Lí lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Địa Lí lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

ĐỊA LÍ 8 BÀI 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM 

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

1. Đặc điểm chung

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

- Nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam hay, chi tiết

- Có hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Mê Công là phần trung và hạ lưu chảy trên lãnh thổ nước ta.

b) Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

- Mùa lũ chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm.

- Mùa cạn lòng sông cạn nước.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam hay, chi tiết

d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

- Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

a) Giá trị của sông ngòi

- Sông ngòi có giá trị to lớn về nhiều mặt: thủy lợi, thủy điện, giao thông,…

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam hay, chi tiết

Hệ thống thủy lợi để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam hay, chi tiết

b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Phần 2: 12 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Câu 1: Các sông không chảy theo hướng vòng cung:

A. Sông Mã, sông Cả

B. Sông Cầu, sông Thương

C. Sông Lục Nam

D. Sông Lô, sông Gâm

Lời giải:

Các con sông ở Việt Nam chạy theo hướng vòng cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Lô, sông Gâm,… Còn sông Mã và sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Hồ Hòa Bình nằm trên sông

A. Sông Mã.

B. Sông Hồng

C. Sông Chảy.

D. Sông Đà.

Lời giải:

Hồ Hòa Bình thuộc nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông Đà.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Nước ta có nhiều sông suối, phần lớn là:

A. Sông lớn, dài, dày đặc.

B. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

C. Sông dài, nhiều phù sa.

D. Sông ngắn, lớn, dốc.

Lời giải:

Do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, hình dạng lãnh thổ hẹp ngang nên sông ngòi nước ta chủ yếu là các cong sông nhỏ, ngắn và dốc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có:

A. tổng lượng nước lớn.

B. nhiều phù sa.

C. chế dộ dòng chảy thất thường.

D. nhiều đợt lũ trong năm.

Lời giải:

Chế độ nước sông ngòi nước ta theo sát chế độ mưa => Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có chế dộ dòng chảy thất thường.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Các con sông ở nước ta có đặc điểm ngắn và dốc không phải do:

A. Đồi núi lan ra sát biển.

B. Lãnh thổ hẹp, ngang.

C. Địa hình nhiều đồi núi.

D. Diện tích đồng bằng lớn.

Lời giải:

Các con sông ở nước ta có đặc điểm ngắn và dốc là do lãnh thổ nước ta hẹp ngang, đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ và có nhiều dãy núi lan sát ra biển.

Đặc điểm địa hình đồng bằng không phải là nguyên nhân khiến sông  ngòi ngắn và dốc (địa hình đồng bằng làm cho sông ngòi thoải, dòng nước chảy chậm hơn)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là do:

A. địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn.

B. lượng mưa lớn, có các đồng bằng rộng.

C. có các đồng bằng rộng, đồi núi dốc.

D. đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá huỷ.

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu khiến mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc là do địa hình nhiều đồi núi (diện tích đồi núi chiếm ¾) và lượng mưa lớn (trung bình 1500 – 2000mm/năm).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam:

A. Sông Đà.

B. Sông Gâm

C. Sông Thương

D. Sông Cầu

Lời giải:

Các con sông thuộc miền núi Đông Bắc có hướng vòng cung theo hướng địa hình là sông Thương, sông Cầu, sông Gâm,… Còn sông Đà thuộc miền Tây Bắc có hưởng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Hệ thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc là:

A. Sông Cả.

B. Sông Hồng.

C. Sông Thái Bình.

D. Sông Mã

Lời giải:

Hệ thống lưu vực sông Hồng thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc nước ta (bảng chú giải bên trái có kí hiệu màu xanh lá cây), tiếp đến là sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Kì Cùng – Bằng Giang,...

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào các tháng:

A. Từ tháng 4 đến tháng 7.

B. Từ tháng 1 đến tháng 4.

C. Từ tháng 5 đến tháng 10

D. Từ tháng 9 đến tháng 12.

Lời giải:

Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ từ tháng 9 đến tháng 12, trùng với các tháng mưa nhiều ở khu vực này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông:

A. Sông La Ngà.

B. Sông Sài Gòn.

C. Sông Ba.

D. Sông Đồng Nai.

Lời giải:

Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông Sài Gòn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Nguyên nhân các hệ thống sông ngòi ở nước ta thường rất giàu phù sa là:

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.

C. trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.

D. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho các hệ thống sông ngòi nước ta giàu phù sa là do mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn và lớp phủ thực vật bị phá hủy nhiều nên một lượng bùn đất giàu dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước xuống hạ lưu bồi đáp nên những đồng bằng màu mỡ. Điển hình là hằng năm Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long tiến ra biển từ 10 – 20 km.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?

A. trong năm có hai mùa khô và mưa.

B. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.

C. mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.

D. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.

Lời giải:

Nguyên nhân chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa, chủ yếu là do trong năm có hai mùa khô và mưa. Chế độ nước sông theo sát chế độ mưa: Lượng nước vào mùa mưa của nước ta chiếm khoảng 70% còn mùa khô chỉ chiếm khoảng 30%, chính vì vậy, vào mùa khô sông ngòi cạn nước (phổ biến ở một số vùng như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,…), mùa mưa sông đây nước và có hiện tượng nước sông dâng cao gây ngập lụt vùng hạ lưu (ở đồng bằng sông Cửu Long).

Đáp án cần chọn là: A

 

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống