Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17 (mới 2023 + 77 câu trắc nghiệm): Hô hấp ở động vật

Tải xuống 37 8 K 52

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 37 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 17: Hô hấp ở động vật và 77 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 17: Hô hấp ở động vật môn Sinh học lớp 11 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 17: Hô hấp ở động vật Sinh học lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật

SINH HỌC 11 BÀI 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

Bài giảng Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật

I. Hô hấp là gì ?

- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

- Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong.

- Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da…

II. Bề mặt trao đổi khí

- Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài gọi là bề mặt trao đổi khí.

- Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp ở động vật là khác nhau nên hiệu quả trao đổi khí của chúng cũng khác nhau. Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí:

   + Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn)

   + Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

   + Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

   + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

III. Các hình thức hô hấp

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, có thể phân chia thành 4 hình thức hô hấp chủ yếu : hô hấp qua bề mặt cơ thể, hô hấp bằng hệ thống ống khí, hô hấp bằng mang, hô hấp bằng phổi

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

- Nhiều loài động vật sống trên cạn như côn trùng… sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp.

- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ thể.

- Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

3. Hô hấp bằng mang

- Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm (trai, ốc…) và của các loài chân khớp (tôm, cua…) sống trong nước.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí, đó là:

- Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang

- Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

Nhờ các đặc điểm trên, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang.

4. Hô hấp bằng phổi

- Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú (kể cả người) có cơ quan trao đổi khí là phổi. Không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí (khoang mũi, hầu, khí quản và phế quản)

- Vì sống ở cả môi trường cạn và môi trường nước nên lưỡng cư trao đổi khí qua cả phổi và da.

- Ở chim, hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí. Phổi chim cấu tạo bởi các ống khí có mao mạch bao quanh. Nhờ hệ thống túi khí nên khi thở ra và hít vào đều có không khí giàu O2 đi qua phổi. Vì vậy, chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.

- Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và có mạng lưới mao mạch dày đặc.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

- Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực.

Phần 2: 77 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật

Câu 1: Hô hấp ngoài là:

A. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở mang.

B. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở bề mặt toàn cơ thể.

C. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở phổi.

D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang…

Lời giải:

Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Trao đổi khí ở phổi thực chất là

A. Sự hô hấp trong

B. Quá trình hô hấp nội bào

C. Sự hô hấp ngoài

D. Quá trình thải khí độc

Lời giải:

Sự trao đổi khí ở phổi là quá trình hô hấp ngoài, là sự trao đổi giữa môi trường và cơ thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

A. Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

C. Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

D. Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí

Lời giải:

Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

D.  Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Lời giải:

Ý A sai vì só sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào so với ở ngoài cơ thể như thế nào?

A. Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể.

B. Trong tế bào, nồng độ O2 cao còn CO2 thấp so với ở ngoài cơ thể.

C. Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể.

D. Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể

Lời giải:

Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể, do đó, O2 khuếch tán từ ngoài vào trong, CO2 khuếch tán từ trong ra ngoài.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Ý nào sau đây về nồng độ O2 và CO2 là không đúng?

A. Nồng độ O2 tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể.

B.  Trong tế bào, nồng độ CO2 cao so với ở ngoài cơ thể

C.  Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể.

D. Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao hơn so với ở ngoài cơ thể.

Lời giải:

Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể, do đó, O2 khuếch tán từ ngoài vào trong, CO2 khuếch tán từ trong ra ngoài. -> C sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Bề mặt trao đổi khí có các đặc điểm

 A. Diện tích bề mặt lớn.

B. Mỏng và luốn ẩm ướt.

C. Có nhiều mao mạch và có sự lưu thống khí.

D. Cả ba ý trên

Lời giải:

Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây

    + Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn

    + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng

    + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

    + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8:  Trong các phát biểu về bề mặt trao đổi khí có bao nhiêu phát biểu đúng? 

(1) Bề mặt trao đổi khí rộng. 

(2) Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. 

(3) Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. 

(4) Có sự chênh lệch nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dáng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây

    + Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn

    + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng

    + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

    + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí 

(1) diện tích bề mặt lớn 

(2) mỏng và luôn ẩm ướt 

(3) có rất nhiều mao mạch 

(4) có sắc tố hô hấp 

(5) dày và luôn ẩm ướt 

Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?

A. (1), (2), (3), (4)

B. (1), (2), (3) 

C. (1), (4), (5)  

D. (1), (3), (5)

Lời giải:

Hiệu quả trao đổi khí liên quan tới (1), (2), (3), (4).

(5) sai, bề mặt trao đổi khí phải mỏng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Hô hấp ở động vật không có vai trò nào sau đây? 

  1. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể 

II.Cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng. 

  1. Mang CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp 

IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất

A. II, III

B. III, IV

C. III       

D. IV

Lời giải:

Hô hấp ở động vật không có vai trò mang CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp. Đó là chức năng của hệ tuần hoàn. Riêng ở côn trùng thì CO2 khuếch tán trực tiếp từ tế bào vào hệ thống ống khí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Hô hấp ở động vật có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể.

B. Cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng.

C. Thải CO2 ra khỏi cơ thể

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Hô hấp ở động vật có vai trò: thải CO2 ra khỏi cơ thể; cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng và cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.

B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.

C. Vì một lượng O2 đã ôxy hoá các chất trong cơ thể.

D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.

Lời giải:

Một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?

A. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.

B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.

C.  Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang.

D. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.

Lời giải:

Nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Hô hấp là:

A. Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để khử các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.

B. Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải O2 ra bên ngoài.

C. Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.

D. Sự trao đổi khí ở phổi

Lời giải:

Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Hô hấp ở động vật là:

A. Quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

B. Là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng

C. Là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời giải phóng CO2 ra ngoài

D. Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình oxy hóa các chất trong tế bào

Lời giải:

Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?

A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ dịch mô.

B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.

C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và COtừ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.

D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ máu.

Lời giải:

Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và COtừ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 gồm? 

1. Vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào 

2. Vận chuyển O2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp 

3. Vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào 

4. Vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp

A. 1, 3

B. 1, 4

C. 2, 3

D. 2, 4

Lời giải:

Trong hô hấp trong, O2 được vận chuyển từ cơ quan hô hấp đến tế bào; CO2 được vận chuyển từ tế bào đến cơ quan hô hấp

Đáp án cần chọn là: B

Các hình thức hô hấp ở động vật

Câu 1: Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?

 A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Lời giải:

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí ta chia ra 4 hình thức hô hấp:

  • Hô hấp qua bề mặt cơ thể
  • Hô hấp qua mang
  • Hô hấp qua ống khí
  • Hô hấp bằng phổi

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Căn cứ vào cơ quan trao đổi khí, trường hợp nào sau đây không phải là một hình thức hô hấp ?

 A. Hô hấp qua da

B. Hô hấp bằng mang

C. Hô hấp bằng phổi

D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

Lời giải:

Căn cứ vào cơ quan trao đổi khí, hô hấp qua da không phải là một hình thức hô hấp; chỉ có 4 hình thức là hô hấp qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang, phổi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?

A. Hô hấp bằng mang.    

B. Hô hấp bằng phổi.

C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Lời giải:

Động vật nguyên sinh, đa bào bậc thấp (ruột khoang, giun tròn) hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Hình thức trao đổi khí qua bề mặt cơ thể được thấy ở những động vật nào dưới đây

A. Ếch nhái, giun đất

B. Ong, châu chấu

C. Giun đất, rắn

D. Thủy tức, cá

Lời giải:

Nhóm sinh vật trao đổi khí qua bề mặt cơ thể là ếch nhái (lưỡng cư) và giun đất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi truờng được thực hiện qua da

A. Giun đất.

B. Châu chấu

C. Chim bồ câu

D. Cá chép

Lời giải:

Giun đất trao đổi khí qua da

Châu chấu trao đổi khí qua ống khí

Chim bồ câu trao đổi khí qua phổi

Cá chép trao đổi khí qua mang

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?

A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.

B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.

C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.

D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn.

Lời giải:

Ở động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể, tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể thường nhỏ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?

A. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2.

B. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài.

C. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.

D. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2.

Lời giải:

Ý D sai, Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp O2 và CO2

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì:

A. Thay đổi môi trường sống, giun là động vật đa bào bậc thấp không thích nghi được.

B. Khi sống ở mặt đất khô ráo da giun bị ánh nắng chiếu vào hơi nước trong cơ thể giun thoát ra ngoài → giun nhanh chết vì thiếu nước.

C. Khi da giun đất bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua da được.

D. Ở mặt đất khô nồng độ O2 ở cạn cao hơn ở nước nên giun không hô hấp được.

Lời giải:

Giun đất hô hấp bằng bề mặt cơ thể nên cơ thể luôn phải ẩm ướt. Khi da bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua da được,.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Nguy cơ lớn nhất đối với các động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể là

A. Nhiệt độ cao

B. Nhiệt độ thấp

C. Độ ẩm không khí cao

D. Độ ẩm không khí thấp

Lời giải:

Với động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể, chúng cần bề mặt cơ thể luôn ẩm vậy nên độ ẩm môi trường thấp sẽ dễ làm bề mặt cơ thể chúng khô => không hô hấp được.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Côn trùng có hình thức hô hấp nào?

A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

B. Hô hấp bằng mang.

C. Hô hấp bằng phổi.      

D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Lời giải:

Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Ở sâu bọ, hoạt động trao đổi khí được thực hiện qua:

A. Bề mặt cơ thể 

B. Hệ thống ống khí

C. Màng tế bào

D. Phổi

Lời giải:

Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Ở nhóm động vật nào sau đây, quá trình vận chuyển khí không có sự tham gia của hệ tuần hoàn?

A. Rắn. 

B. Ếch nhái

C. Cá xương

D. Ong

Lời giải:

Ở ong, khí được vận chuyển tới từng tế bào bằng hệ thống ống khí, không có sự tham gia của hệ tuần hoàn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng ống khí ?

A. Trai sông

B. cào cào

C. giun đất

D. thuỷ tức

Lời giải:

Cào cào trao đổi khí bằng hệ thống ống khí

Trai sông : qua mang

Giun đất, thuỷ tức : qua bề mặt cơ thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?

A. Sư tử.

B. Châu chấu.

C. Ếch đồng.

D. Chuột.

Lời giải:

Châu chấu trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

Sư tử và chuộ trao đổi khí qua phổi.

Ếch trao đổi khí qua da và phổi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Hình thức hô hấp của châu chấu là

A. hô hấp bằng mang. 

B. hô hấp bằng phổi.

C. hô hấp qua bề mặt cơ thể.

D. hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Lời giải:

Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí.

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 17 có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua hệ thống ống khí?

A. Giun đất.

B. Châu chấu.

C. Tôm

D. Cá sấu.

Lời giải:

Châu chấu trao đổi khí qua hệ thống ống khí

Giun đất trao đổi khí qua da

Tôm trao đổi khí qua mang

Cá sấu trao đổi khí qua phổi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

A. Sự co dãn của phần bụng.                  

B. Sự di chuyển của chân.

C. Sự nhu động của hệ tiêu hoá.

D. Vận động của cánh.

Lời giải:

Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Động tác thở của côn trùng được thực hiện nhờ:

A. Sự nhu động của hệ tiêu hoá.

B. Sự di chuyển của cơ thể.

C. Sự co dãn của thành bụng.

D. Không cần thực hiện động tác thở, không khí vẫn tự lưu thông.

Lời giải:

Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Các loại thân mềm (trai, ốc) và chân khớp (tôm, cua) sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?

 A. Hô hấp bằng phổi.

B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.     

D. Hô hấp bằng mang.

Lời giải:

Cá, chân khớp (tôm, cua), thân mềm (trai, ốc) hô hấp bằng mang

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Cá, tôm, cua... hô hấp

 A. bằng mang

B. qua bề mặt cơ thể   

C. bằng phổi 

D. bằng hệ thống ống khí

Lời giải:

Cá, tôm, cua... hô hấp bằng mang.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí của cơ thể với môi trường không diễn ra ở mang?

A. Cua. 

B. Ốc. 

C. Cá sấu

D. Tôm.

Lời giải:

Cá sấu thuộc lớp Bò sát, hô hấp bằng phổi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Động vật nào sau đây không trao đổi khí bằng mang?

A. Trai

B. Cua

C.Tôm

D. Rắn.

Lời giải:

Rắn trao đổi khí bằng phổi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua mang?

A. Giun tròn

B. Sư tử

C. Cua

D. Ếch đồng

Lời giải:

Cua trao đổi khí với môi trường thông qua mang

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?

A. Thằn lằn

B. Ếch đồng

C. Cá chép

D. Sư tử

Lời giải:

Cá chép hô hấp bằng mang

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang

A. Rùa tai đỏ

B. Lươn.

C. Mèo rừng

D. Chim sâu.

Lời giải:

Lươn là động vật thuộc lớp Cá, có quá trình trao đổi khí diễn ra ở mang.

Rùa tai đỏ là bò sát, mèo rừng thuộc lớp Thú, chim sâu thuộc lớp Chim trao đổi khí qua phổi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp bằng mang?

A. Giun đất

B. Tôm

C. Nhện

D. Ếch

Lời giải:

Giun đất: hô hấp qua da

Tôm hô hấp qua mang

Nhện hô hấp qua khe thở

Ếch hô hấp qua da và phổi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn?

A. Vì có nhiều cung mang.

B. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.

C. Vì mang có kích thước lớn.

D. Vì mang có khả năng mở rộng.

Lời giải:

Mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Vì sao mang cá có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang mỏng?

A. Để tăng số lượng mang.

B. Để giảm tác động quá mạnh của dòng nước.

C. Để tăng kích thước cho mang

D.  Để tăng diện tích trao đổi khí cho mang.

Lời giải:

Mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu -> Để tăng diện tích trao đổi khí cho mang

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?

A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.

D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

Lời giải:

Cá thở ra: miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng giảm, áp suất tăng → đẩy nước trong khoang miệng qua mang ra ngoài mang theo CO2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Khi cá thở ra, diễn biến nào diễn ra dưới đây đúng?

 A. Thể tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng giảm, nước từ?

B. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước từ khoang miệng đi qua mang.

C. Thể tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng tăng, nước từ khoang miệng đi qua mang.

D.  Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng nước từ khoang miệng đi qua mang.

Lời giải:

Cá thở ra: miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng nước từ khoang miệng đi qua mang.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở

B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.

C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.

D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.

Lời giải:

Cá hít vào: miệng cá mở → nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng, áp suất giảm  →  nước tràn vào khoang miệng mang theo O2

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32:  Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây là đúng ?

A. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng

B. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng

C. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng

D. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng

Lời giải:

Cá thở vào: miệng mở ra → nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của thú ở đặc điểm nào?

A. Phế quản phân nhánh nhiều.

B. Khí quản dài.

C. Có nhiều phế nang.

D. Có nhiều túi khí.        

Lời giải:

Phổi chim có nhiều túi khí

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Đặc điểm nào sau đây có ở phổi của chim mà không có ở phổi của thú?

A. Có khí quản.

B. Có nhiều túi khí.

C. Phế quản có phân nhánh.

D. Có nhiều mao mạch máu.

Lời giải:

Phổi chim có nhiều túi khí

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở phổi của chim mà không có ở phổi của thú

A. Có bề mặt trao đổi khí rộng

B. Có nhiều phế nang

C. Có các ống khí

D. Có nhiều mao mạch.

Lời giải:

Phổi của chim có nhiều ống khí, phổi của thú có nhiều phế nang.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Động vật nào sau đây có hệ thống túi khí thông với phổi?

A. Sư tử

B. Ếch nhái

C. Châu chấu

D. Chim bồ câu.

Lời giải:

Ở chim bồ câu, hệ hô hấp gồm các túi khí và phổi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37: Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?

 A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang  bị khô nên cá không hô hấp được.

B. Vì độ ẩm trên cạn thấp.

C. Vì không hấp thu được O2 của không khí.

D. Vì nhiệt độ trên cạn cao.

Lời giải:

Vì áp suất không khí làm mang bị xẹp, nắp mang dính chặt, diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 38: Vì sao cá không hô hấp được trên cạn?

 A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ.

B. Áp suất không khí làm mang bị xẹp, nắp mang dính chặt.

C. Mang cá bị khô.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Cá không hô hấp được trên cạn vì áp suất không khí làm mang bị xẹp, nắp mang dính chặt, diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 39: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?

A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.

B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.

C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.

D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước

Lời giải:

Dòng nước chảy một chiều liên tục qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước. Trao đổi khí được thực hiện dễ dàng và triệt để.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Sự trao đổi khí của cá đạt hiệu quả cao nhất so với các loài động vật ở nước vì:

A. Dòng nước qua mang song song và ngược chiều với dòng máu trong mao mạch

B. Dòng nước qua mang song song và cùng chiều với dòng máu trong mao mạch.

C. Dòng nước qua mang vuông góc với dòng máu trong mao mạch

D. Nắp mang đóng mở liên tục và nhịp nhàng.

Lời giải:

Sự trao đổi khí của cá đạt hiệu quả cao nhất so với các loài động vật ở nước vì: Dòng nước qua mang song song ngược chiều với dòng máu trong mao mạch làm sự trao đổi khí ở mang cá đạt hiệu quả cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 41: Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ

A. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

B. Các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.

C. Sự vận động của các chi.       

D. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.

Lời giải:

Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 42: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim thực hiện nhờ

 A. sự co dãn của phần bụng.

B. sự vận động của cánh.

C. sự co dãn của túi khí theo sự thay đổi thể tích lồng ngực.

D. sự di chuyển của chân.

Lời giải:

Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 43: Chim có hình thức hô hấp nào?

 A. Hô hấp bằng phổi

B. Hô hấp bằng hệ thống túi khí và phổi.

C. Hô hấp bằng mang

D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

Lời giải:

Chim có hình thức hô hấp bằng hệ thống túi khí và phổi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 44: Loài nào sau đây hô hấp bằng phổi?

A. Giun đất.

B. Chim bồ câu.

C. Cá chép.

D. Châu chấu.

Lời giải:

Loài hô hấp bằng phổi là chim bồ câu

Ở chim, hệ thống hô hấp là 1 hệ thống kép, gồm phổi và các túi khí

Đáp án cần chọn là: B

Câu 45: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?

A. Châu chấu

B. Cá chép

C. Giun đất.

D. Cá voi.

Lời giải:

Trao đổi khí ở phổi có ở chim, thú, bò sát,lưỡng cư

A: qua hệ thống ống khí

B: Qua mang

C: Qua da

D: qua phổi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 46: Nhóm sinh vật nào sau đây hô hấp bằng phổi?

A. Giun đốt.

B. Ruột khoang.

C. Côn trùng.

D. Bò sát.

Lời giải:

Bò sát hô hấp bằng phổi. giun đốt, ruột khoang hô hấp qua bề mặt cơ thể, côn trùng hô hấp qua ống khí.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 47: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

A. Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.

B. Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.

C. Vì nắp mang chỉ mở một chiều.

D. Vì cá bơi ngược dòng nước.

Lời giải:

Vì miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng và liên tục → thông khí liên tục → sẽ không có sự dịch chuyển ngược lại của nước, do đó nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 48: Vì sao lưỡng cư sống được cả ở nước và ở cạn?

A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

B. Vì hô hấp bằng da và bằng phổi.

C. Vì da luôn cần ẩm ướt.          

D. Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.

Lời giải:

Lưỡng cư hô hấp bằng da và bằng phổi nên chúng có thể sống được cả ở nước và ở cạn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 49: Lưỡng cư hô hấp cả bằng da và bằng phổi giúp chúng?

A. sống được cả ở nước và ở cạn.

B. hô hấp hiệu quả hơn các loài khác.

C. vẫn hô hấp được khi cơ quan còn lại bị tổn thương.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Lưỡng cư hô hấp bằng da và bằng phổi nên chúng có thể sống được cả ở nước và ở cạn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 50: Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ

A. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.

B. Sự vận động  của các chi.

C. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.

D. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

Lời giải:

Sự thông khí ở phổi lưỡng cư nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 51: Hoạt động nào giúp thông khí ở phổi cho loài lưỡng cư?

A. Sự vận động của cơ hoành

B. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

C. Không cần sự vận động, không khí vẫn lưu thông.

D. Sự vận động  của các chi.

Lời giải:

Sự thông khí ở phổi lưỡng cư nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 52: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất.

A. Da của giun đất

B. Phổi và da của ếch nhái

C. Phổi của bò sát           

D. Phổi của chim

Lời giải:

Phổi của chim có hiệu quả trao đổi khí lớn nhất vì có cấu tạo dạng các túi khí

Đáp án cần chọn là: D

Câu 53: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?

A. Phổi của động vật có vú. 

B. Phổi và da của ếch nhái.

C. Phổi của bò sát. 

D. Da của giun đất.

Lời giải:

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật trao đổi khí hiệu quả nhất là phổi của động vật có vú

Đáp án cần chọn là: A

Câu 54: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí của cơ quan hô hấp có hiệu quả nhất?

A. Động vật có vú

B. Lưỡng cư 

C. Chim  

D. Bò sát

Lời giải:

Cơ quan hô hấp của chim là hiệu quả nhất vì có nhiều ống khí và hệ thống túi khí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 55: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn.

C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn

Lời giải:

Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn

Do diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn nên lượng khí trao đổi qua đó sẽ nhiều hơn, có hiệu quả cao hơn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 56: Tại sao hô hấp ở thú có hiệu quả hơn hô hấp ở bò sát?

A. Phổi của bò sát có kích thước nhỏ hơn.

B. Phổi của bò sát có cấu tạo đơn giản hơn.

C. Phổi của thú có nhiều phế nang hơn.

D. Phổi của bò sát không có khả năng co dãn như phổi của thú.

Lời giải:

Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn 

Do diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn nên lượng khí trao đổi qua đó sẽ nhiều hơn, có hiệu quả cao hơn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 57: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?

A. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước            

B. Vì phổi không thải được CO2 trong nước

C. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được

D. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước

Lời giải:

Động vật có phổi không hô hấp dưới nước được vì khi ngập trong nước, nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được. Các loài hô hấp bằng phổi khi lặn xuống nước phải ngăn cản nước tràn vào lỗ mũi (đường dẫn khí) bằng cơ khép lỗ mũi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 58: Đặc điểm thích nghi nào giúp cho bề mặt trao đổi khí của động vật ở cạn không bị khô ?

A. Chúng có nhiều mao mạch

B. Cơ quan hô hấp thường nằm sâu trong khoang cơ thể

C. Chúng chỉ sống ở nơi ấm ướt

D. Có bề mặt mỏng

Lời giải:

Để giúp cho bề mặt trao đổi khí không bị khô thì cơ quan hô hấp của động vật ở cạn thường nằm sâu trong khoang cơ thể ( VD: Phổi ở người, trâu…) để giảm sự mất nước ở bề mặt trao đổi khí.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 59: Nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí qua cả phổi và da?

 A. Giun đất. 

B. Lưỡng cư

C. Bò sát.

D. Côn trùng.

Lời giải:

Lưỡng cư có thể trao đổi khí qua cả phổi và da.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 60: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da ?

A. Châu chấu

B. Chuột

C. Tôm

D. Ếch đồng

Lời giải:

Ếch đồng là động vật vừa hô hấp qua phổi vừa hô hấp qua da.

Châu chấu : qua ống khí

Chuột : qua phổi

Tôm : qua mang

Đáp án cần chọn là: D

Tài liệu có 37 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống