35 câu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 21 có đáp án 2023: Việt Nam năm 1939-1945

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình SGK Lịch sử 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 21 có đáp án này sẽ giúp các bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 21 có đáp án: Việt Nam năm 1939-1945:Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 21 có đáp án: Việt Nam năm 1939-1945 (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9

BÀI 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào?  

A. Quân Pháp dùng người Việt làm bia đỡ đạn trong cuộc xung đột với Xiêm

B. Nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, cơ hội để nhân dân Việt Nam nổi dậy đã đến

C. Quân Nhật mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ

D. Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động khởi nghĩa ở Nam Kì

Lời giải

Quân Xiêm (Thái Lan) với sự giúp đỡ của Nhật - lợi dụng cơ hội quân Pháp bại trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, tiến hành khiêu khích, xung đột dọc biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp bắt lính người Việt ra trận chết thay cho chúng (11-1940). Sự kiện này khiến nhân dân Nam Kì rất bất bình và nổi dậy khởi nghĩa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Tình hình Việt Nam từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945 có đặc điểm gì nổi bật?  

A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng Việt Nam

B. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của phát xít Nhật

C. Chiến tranh Pháp - Nhật ở Đông Dương

D. Pháp - Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam

Lời giải

 Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945 là thực dân Pháp và phát xít Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam, đẩy nhân dân Việt Nam vào cảnh 1 cổ 2 tròng. Chính vì thế, đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp - Nhật ngày càng gay gắt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật đối với nhân dân Việt Nam là gì? 

A. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng

B. Khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết đói

C. Cách mạng bùng nổ trong cả nước

D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Lời giải

Những chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật như thu thóc tạ, nhổ lúa trồng đay, cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức mua lương thực với giá rẻ mạt…đã dẫn đến nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 với gần 2 triệu người Việt Nam bị chết đói. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp – Nhật đối với nhân dân ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940)?  

A. Nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta

B. Giáng đòn mạnh vào thực dân Pháp, phát xít Nhật

C. Chứng tỏ đường lối chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn

D. Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân thế giới

Lời giải

-  Khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) đã “gây ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc”, nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh báo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân vào nước ta, “đó là những tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc".

- Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là gì?  

A. Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc

B. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ

C. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

D. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh

Lời giải

Dưới ách thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật, mâu thuẫn dân tộc phát triển rất gay gắt. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?

A. Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật

B. Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công

C. Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờgôn phải lưu vong

D. Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới

Lời giải

Đông Dương là một trong những thuộc địa giàu có nhất của thực dân Pháp nên Pháp buộc phải giữ Đông Dương bằng mọi giá. Tuy nhiên khi Nhật vào Đông Dương, quân Pháp không đủ khả năng để chống lại nên đã chủ động bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tạo ra nguy cơ gì đối với thực dân Pháp ở Đông Dương?  

A. Phong trào cách mạng ở thuộc địa bùng nổ, bị Nhật hất cẳng

B. Bị phát xít Đức tiêu diệt

C. Phải chia sẻ quyền lợi ở Đông Dương với phát xít Nhật

D. Nguồn thu lợi nhuận từ Đông Dương bị suy giảm

Lời giải

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ lớn:

- Ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy vì chiến tranh sẽ làm cho nước Pháp bận rộn và suy yếu

- Phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp ở Đông Dương

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì để vơ vét tối đa những nguồn lợi ở Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai? 

A. Kinh tế tập trung

B. Kinh tế chỉ huy

C. Kinh tế mới

D. Kinh tế thời chiến

Lời giải

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939), thực dân Pháp đã thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét, bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

A. Phát xít Nhật vào Đông Dương

B. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương

D. Nhật đầu hàng hoàn toàn quân Đồng minh

Lời giải

Cuối tháng 9-1940, quân Nhật vượt biên giới Việt - Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng. Pháp - Nhật câu kết với nhau cùng bóc lột nhân dân Đông Dương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?  

A. Khởi nghĩa Bắc Sơn

B. Khởi nghĩa Nam Kì

C. Binh biến Đô Lương

D. Khởi nghĩa từng phần

Lời giải

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1941) và sau này trở thành quốc kì của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Đâu không phải là lý do để phát xít Nhật đồng ý bắt tay với thực dân Pháp khi mới vào Đông Dương? 

A. Muốn lợi dụng Pháp để bóc lột nhân dân Đông Dương

B. Muốn dùng Pháp làm bia đỡ đạn cho những mâu thuẫn ở Đông Dương

C. Muốn mượn tay Pháp để đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương

D. Không muốn đụng độ với Mĩ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Lời giải

Tháng 9-1940 Nhật vào Đông Dương. Tuy nhiên phát xít Nhật đã không lật đổ ngay thực dân Pháp mà lại bắt tay với Pháp vì:

- Người Pháp đã xây dựng được ở Đông Dương một bộ máy cai trị hoàn thiện mà Nhật có thể lợi dụng để vơ vét, bóc lột các tiềm lực của Đông Dương và đàn áp các phong trào đấu tranh;

- Dồng thời cũng tránh nguy cơ lộ tham vọng xâm lược, biến Đông Dương thành hậu phương, căn cứ chiến tranh của Nhật ở Châu Á- Thái Bình Dương

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã để lại di sản gì cho lực lượng vũ trang Việt Nam sau này?  

A. Đội tự vệ Cao Bằng

B. Trung đội cứu quốc quân

C. Đội du kích Bắc Sơn

D. Đội Việt Nam giải phóng quân

Lời giải

Từ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), đội du kích Bắc Sơn được thành lập. Đây chính là tiền thân của lực lượng vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Bài học kinh nghiệm nào là lớn nhất của khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng trong cuộc cách mạng tháng Tám (1945)?  

A. Phải xây dựng được một lực lượng vũ trang hùng hậu

B. Khởi nghĩa phải nổ ra đồng loạt

C. Khởi nghĩa phải có sự chuẩn bị chu đáo, nổ ra đúng thời cơ

D. Phải tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi

Lời giải

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng trong cuộc cách mạng tháng Tám (1945) là khởi nghĩa muốn giành thắng lợi phải có sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, lực lượng và phải nổ ra đúng thời cơ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương và thỏa hiệp với phát xít Nhật, phát xít Nhật lôi kéo tập họp tay sai tuyên truyền lừa bịp để dọn đường hất cẳng- Pháp. Đó là đặc điểm tình hình Việt Nam trong thời kỳ:

A. 1930-1931

B. 1932-1933

C. 1936-1939

D. 1939-1945

Đáp án D

Câu 15: Sự kiện nào trên thế giới có tác động sâu sắc nhất tới tình hình Việt Nam giai đoạn 1939-1945?

A. Chiến tranh thế giới thứ diễn ra.

B. Trục phát xít được hình thành.

C. Nhật và Pháp ký “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương”.

D. Pháp đầu hàng phát xít Đức.

Đáp án A

Câu 16: Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ nào?

A. Đầu hàng Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.

B. Đánh bại Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.

C. Ngọn lửa cách mạng giải phong dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp.

D. Cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương.

Đáp án C

Câu 17: Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để:

A. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.

B. Để độc quyền chiếm Đông Dương.

C. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.

D. Để làm bàn đạp tấn công nước khác.

Đáp án C

Câu 18: Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ năm bao nhiêu?

A. 1939.

B. 1940.

C. 1941.

D. 1942.

Đáp án B

Câu 19: Đội du kích Bắc Sơn là tiền thân của tổ chức nào sau đây?

A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

B. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

C. Cứu quốc quân.

D. Mặt trận Việt Minh.

Đáp án C

Câu 20: Lực lượng vũ trang của cuộc nổi dậy nào được duy trì và phát triển trở thành Cứu quốc quân?

A. Bắc Sơn

B. Đô Lương

C. Nam Kì

D. Bắc Sơn và Nam Kì

Đáp án A

Câu 21: Khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra năm bao nhiêu?

A. 1939.

B. 1940.

C. 1941.

D. 1942.

Đáp án B

Câu 22: Lần đầu tiên lả cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?

A. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).

B. Cuộc binh biến Đô Lương (1/1941).

C. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).

D. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên.

Đáp án C

Câu 23: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

B. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).

C. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).

D. Binh biến Đô Lương (1/1941).

Đáp án C

Câu 24: Người chỉ huy binh biến Đô Lương là ai?

A. Đội Cấn.

B. Đội Cung.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Cai Vy.

Đáp án B

Câu 25: Lực lượng tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941) là lực lượng nào?

A. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.

B. Công nhân và nông dân.

C. công nhân, nông dan, thợ thủ công.

D. Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia.

Đáp án D

Câu 26: Các cuộc khởi nghĩa và binh biến đầu tiên trong năm 1940-1941 có ý nghĩa lớn nhất là gì?

A. Rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và chiến thuật , chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

B. Làm cho âm mưu câu kết giữa chính phủ Pháp và phát xít Nhật bị hoàn toàn thất bại.

C. Làm cho Cách mạng Việt Nam phục hồi và phát triển lực lượng, chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa.

D. Thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Đáp án A

Câu 27: Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?

A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.

B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.

D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.

Đáp án A

Câu 28: Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?

A. Quần chúng chưa sẵn sàng.

B. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi.

C. Lực lượng vũ trang còn yếu.

D. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp.

Đáp án B

Câu 29: Ngày 23/7/1941, Chính phủ Pháp đã kí với Nhật văn kiện gì?

A. Hiệp ước tấn công Đông Dương.

B. Hiệp ước mở cửa Đông Dương.

C. Hiệp ước hòa bình Đông Dương.

D. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.

Đáp án D

Câu 30: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Nhật và Pháp ngày nào?

A. 23/7/1941

B. 24/7/1941

C. 25/7/1941

D. 26/7/1941

Đáp án A

Câu 31: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận:

A. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.

B. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.

C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.

D. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật.

Đáp án C

Câu 32: Thực dân Pháp thi hành chính sách gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?

A. Tăng thuế.

B. Chính sách “kinh tế chỉ huy”

C. Thu mua lương thực

D. Tích trữ lương thực

Đáp án B

Câu 33: Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp-Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944-1945?

A. Nông dân

B. Công nhân

C. Thợ thủ công

D. a và b đúng

Đáp án A

Câu 34: Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945?

A. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.

B. Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta.

C. Thu mua lương thực chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.

D. Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân ta cúng đốn cho Nhật.

Đáp án C

Câu 35: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

A. Phá hoại nền nông nghiệp của ta.

B. Phát triển trồng cây công nghiệp.

C. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.

D. Phát triển công nghiệp.

Đáp án C

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống