SBT Lịch sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945 | Giải SBT Lịch sử lớp 9

1.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử  9. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945

Bài 1 trang 74 SBT Lịch sử 9: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Điểm nổi bật của tình hình nước Pháp trong nửa đầu những năm 1940 là

A. Nước Pháp đứng trước nguy cơ bị phát xít Đức tấn công xâm lược.

B. Phát xít Đức tấn công nước Pháp, chiến sự diễn ra giằng co ở vùng biên giới Pháp - Đức.

C. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.

D. Nước Pháp giành thắng lợi vang dội trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của phát xít Đức.

Trả lời:

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu, tháng 6 - 1940, quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.

Chọn C

Câu 2: Điểm nổi bật của tình hình Viễn Đông trong nửa đầu những năm 1940 là 

A. Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát vào biên giới Việt - Trung.

B. Nhật Bản đánh chiếm hầu hết phần lãnh thổ phía đông của Liên Xô.

C. Nhật Bản đánh chiếm được hầu hết lãnh thổ Trung Quốc và Đông Nam Á.

D. Nhật Bản là chủ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trả lời:

Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật cũng đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt - Trung.

Chọn A

Câu 3: Điểm nổi bật của tình hình quân Pháp ở Đông Dương trong nửa đầu những năm 1940 là

A. Bị nhân dân Đông Dương nổi dậy đánh bại, phải rút về nước.

B. Đứng trước nguy cơ bị quân phiệt Nhật hất cẳng để độc chiếm Đông Dương.

C. Bị quân phiệt Nhật đánh bại, phải rút chạy khỏi Đông Dương.

D. Được quân Phiệt Nhật dung dưỡng, lôi kéo vào cuộc chiến của Nhật chống lại quân Mĩ ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Trả lời:

Thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ: một là ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy: hai là phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng.

Chọn B

Câu 4: Sau khi tiến vào Đông Dương, Nhật buộc Pháp kí hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương là nhằm mục đích

A. Biến Đông Dương trở thành thuộc địa và căn cứ của Nhật.

B. Lôi kéo Pháp vào cuộc chiến tranh của Nhật ở Châu Á - Thái Bình Dương.

C. Tạo bình phong cho việc xâm lược Đông Dương của Nhật.

D. Phá vỡ khối đồng minh Anh - Pháp - Mĩ ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Trả lời:

Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 23 - 7 - 1941, tại Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật - Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.

Chọn A

Câu 5: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới khởi nghĩa Nam Kì là 

A. Nhân dân Nam Kì ủng hộ quân Xiêm tiến vào Đông Dương tấn công quân Pháp.

B. Nhân dân Nam Kì phản đối việc Pháp bắt và tra tấn dã man phái viên của trung ương là Phan Đăng Lưu.

C. Nhân dân Nam Kì bất bình với chính sách bóc lột của Pháp và Nhật.

D. Nhân dân Nam Kì bất bình với việc thực dân Pháp bắt binh lính người Việt ra trận làm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc xung đột với quân Xiêm.

Trả lời:

Lợi dụng bối cảnh quân Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, quân Xiêm (Thái Lan), được phát xít Nhật xúi giục, giúp đỡ để khiêu khích và gây xung đột dọc biên giới Lào - Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân Nam Kì rất bất bình, đặc biệt nhiều binh lính đã đào ngũ, hoặc bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam Kì.

Chọn D

Câu 6: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Nam Kì là

A. Giành thắng lợi nhanh chóng, chính quyền cách mạng được thành lâp ở hầu hết các tỉnh Nam Kì.

B. Phá vỡ từng mảng chính quyền địch ở thôn xóm, thành lập đội du kích Nam Kì.

C. Bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng và một số nghĩa quân phải rút vào hoạt động bí mật.

D. Giành được thắng lợi bước đầu, nhưng sau đó bị thất bại vì những người lãnh đạo bị thực dân Pháp mua chuộc.

Trả lời:

Do thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng, nhưng một số nghĩa quân đã rút vào hoạt động bí mật chờ cơ hội hoạt động trở lại.

Chọn C

Bài 2 trang 75 SBT Lịch sử 9: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau:

1. ☐ Ngay sau khi tấn công vào Lạng Sơn, Nhật đã thỏa hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, dồn dập, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản của nhân dân.

2. ☐ Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn dùng nhiều thủ đoạn tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương để thu được lợi nhuận cao nhất.

3. ☐ Để chuẩn bị chiến tranh và cung cấp lương thực cho quân đội, Nhật khuyến khích nhân nhân ta đẩy mạnh sản xuất lúa gạo

4. ☐ Các thủ đoạn bóc lột về kinh tế của Nhật là nguyên nhân làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở Miền Bắc, chết đói vào cuối năm 1944 - đầu năm 1945.

5. ☐ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn được thành lập, sau đó phát triển thành đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

6. ☐ Trước khi khởi nghĩa Nam Kì nổ ra, kế hoạch khởi nghĩa đã bị lộ và chưa có sự đồng ý của Trung ương Đảng.

7. ☐ Trong khởi nghĩa Nam Kì, nghĩa quân đã giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì.

8. ☐ Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì.

Trả lời:

* Câu đúng là:

2. ☒ Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn dùng nhiều thủ đoạn tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương để thu được lợi nhuận cao nhất.

4. ☒ Các thủ đoạn bóc lột về kinh tế của Nhật là nguyên nhân làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bắc, chết đói vào cuối năm 1944 - đầu năm 1945.

5. ☒ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn được thành lập, sau đó phát triển thành đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

6. ☒ Trước khi khởi nghĩa Nam Kì nổ ra, kế hoạch khởi nghĩa đã bị lộ và chưa có sự đồng ý của Trung ương Đảng.

8. ☒ Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì.

* Câu sai là: 

1. ☒ Ngay sau khi tấn công vào Lạng Sơn, Nhật đã thỏa hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, dồn dập, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản của nhân dân.

3. ☒ Để chuẩn bị chiến tranh và cung cấp lương thực cho quân đội, Nhật khuyến khích nhân nhân ta đẩy mạnh sản xuất lúa gạo

7. ☒ Trong khởi nghĩa Nam Kì, nghĩa quân đã giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì.

Bài 3 trang 76 SBT Lịch sử 9: Hãy nối thời gian ở cột bên trái với nội dung sự kiện ở cột bên phải cho phù hợp

SBT Lịch sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945 | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 1)

Trả lời: 

SBT Lịch sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945 | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 2)

Bài 4 trang 77 SBT Lịch sử 9: Vì sao sau khi vào Đông Dương, phát xít Nhật và thực dân Pháp thoả hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?

Trả lời:

Sau khi vào Đông Dương, phát xít Nhật và thực dân Pháp thoả hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương, vì:

- Thực dân Pháp lúc này đang yếu thế ở cả nước Pháp và Đông Dương (nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng).

- Mặt khác, Pháp muốn dựa vào Nhật để chống phá cách mạng Đông Dương.

- Phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và cùng chống phá cách mạng Đông Dương, vơ vét sức người, sức của phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật, làm bàn đạp tấn công xuống các nước ở phía Nam Thái Bình Dương.

Bài 5 trang 77 SBT Lịch sử 9: Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương có ý nghĩa như thế nào đối với tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

Trả lời:

* Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940): Tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập - Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta. 

* Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 - 1940): Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù. 

* Cuộc binh biến Đô Lương (13 - 1 - 1941): Ảnh hưởng đến tinh thần giác ngộ của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

=> Ý nghĩa chủng của ba sự kiện:

- Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

- Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương. 

- Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Đánh giá

0

0 đánh giá