Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 22: Cuộc vận động tiến công tiến tới tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng 8 năm 1945 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 9 trang gồm 51 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình SGK Lịch sử 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 có đáp án này sẽ giúp các bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 22 có đáp án: Cao trào Cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa 1945:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9
BÀI 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945
Câu 1: Ngày 22-12-1944, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập
B. Các lực lượng vũ trang thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân
C. Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập
D. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì
Lời giải
Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Nguyên Bình - Cao Bằng. Đây chính là lực lượng tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Ngày 9-3-1945 ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
B. Chiến tranh Pháp- Nhật bùng nổ
C. Nhật đảo chính Pháp
D. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam
Lời giải
Ngày 9-3-1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Đông Dương trở thành thuộc địa độc chiếm của phát xít Nhật
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) là
A. Thực dân Pháp
B. Phát xít Nhật
C. Pháp- Nhật
D. Thực dân Pháp và tay sai
Lời giải
Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở thống nhất của những lực lượng vũ trang nào?
A. Các đội Cứu quốc quân.
B. Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ
D. Cứu quốc quân và du kích Ba Tơ
Lời giải
Thực hiện nghị quyết của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì, ngày 15-5-1945, Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trước khi diễn ra cách mạng tháng Tám?
A. Cao Bằng
B. Bắc Sơn- Võ Nhai
C. Cao- Bắc- Lạng
D. Khu giải phóng Việt Bắc
Lời giải
Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, bao gồm các tỉnh Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên- Thái. Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng. Nơi đây trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Sự kiện Đức tấn công Liên Xô có tác động như thế nào cục diện chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
B. Tạo ra bước ngoặt chiến tranh, ưu thế thuộc về phe Đồng minh
C. Tính chất chiến tranh thay đổi, hai trận tuyến mới được hình thành
D. Quân Đồng minh chuyển sang phản công ở mặt trận phía Tây
Lời giải
Sau khi thôn tính phần lớn châu Âu, ngày 22-6-1941, Đức tấn công Liên Xô. Tính chất chiến tranh có sự thay đổi. Trên thế giới đã hình thành hai trận tuyến một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu. Một bên là khối phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Ngay từ đầu, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Đâu không phải là mục tiêu của đấu tranh báo chí do Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phát động trong giai đoạn 1941-1945?
A. Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và mặt trận
B. Đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch
C. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào hàng ngũ cách mạng
D. Công cụ giành chính quyền bằng con đường hòa bình
Lời giải
Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh như Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Kèn gọi lính…phát triển rất phong phú đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch, thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Mặt trận nào được xem là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam?
A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Lời giải
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở Việt Nam Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập. Đây là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam nhằm “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3-1945?
A. Do bản chất đế quốc của Nhật - Pháp
B. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật
C. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường
D. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau
Lời giải
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 là do Nhật- Pháp đều là đế quốc nên không thể cùng nhau chia sẻ một xứ thuộc địa giá trị như Đông Dương. Khi mới vào Đông Dương, Nhật - Pháp đã bắt tay hòa hoãn với nhau nhưng đó chỉ là sự hòa hoãn tạm thời.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Nguyên nhân trực tiếp khiến Nhật cần phải tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương là
A. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật
B. Do bản chất đế quốc của Nhật- Pháp
C. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau
D. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường
Lời giải
Cuối năm 1944 - đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Quân Đồng minh liên tục giáng cho phát xít Nhật những đòn nặng nề. Tháng 8-1944, nước Pháp được giải phóng. Lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật Bản. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau, ngày 9-3-1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu
B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng
C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động
D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi
Lời giải
Khi Nhật đảo chính Pháp Đảng cộng sản Đông Dương đã không phát động tổng khởi nghĩa mà lại phát động khởi nghĩa từng phần vì thời cơ cách mạng chưa chín muồi: Quân Nhật mới chỉ suy yếu. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.
=> Thời cơ cách mạng chưa chín muồi nên chưa thể tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về, im lặng, con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”
Theo anh(chị), những câu thơ trên đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam năm 1941?
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941
B. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam
C. Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây
D. Nguyễn Ái Quốc được trả tự do
Lời giải
Ngày 26-1-1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được xác định tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) là
A. Chống Pháp để giành độc lập dân tộc
B. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
C. Tiến hành thổ địa cách mạng
D. Giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp- Nhật
Lời giải
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách thống trị của Pháp- Nhật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là
A. Hội Phản đế.
B. Hội Cứu tế.
C. Hội Ái hữu.
D. Hội Cứu quốc
Lời giải
Mặt trận Việt Minh ra đời (5 – 1941) với các tổ chức quần chúng trong mặt trận là các hội Cứu quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Địa phương nào là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh?
A. Bắc Kạn
B. Cao Bằng
C. Tuyên Quang
D. Thái Nguyên
Lời giải
Cao Bằng được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc, trong đó có 3 châu hoàn toàn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Trung đội Cứu quốc quân được thành lập vào năm 1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?
A. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
B. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
C. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.
D. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương.
Lời giải
Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (2-1941).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Khi cuộc chiến tranh chống phát xít bước vào giai đoạn kết thúc, Đảng cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì?
A. Phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền
B. Đẩy mạnh quá trình chuẩn bị để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
C. Đợi thời cơ chính muồi để giành chính quyền
D. Thành lập đội Việt Nam giải phóng quân để khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Lời giải
Bước sang năm 1944, tình hình thế giới có những chuyển biến có lợi cho cách mạng Việt Nam. Cuộc chiến tranh chống phát xít bước vào giai đoạn kết thúc. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và mặt trận Việt Minh đã đẩy mạnh quá trình chuẩn bị để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi
- Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”.
- Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho nhân dân toàn quốc và nêu rõ “phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt…Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”
- Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, phát động một phong trào đấu tranh chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Nguyên nhân chính nào để hội nghị lần 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Do sự biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới
B. Do chính sách thống trị của thực dân Pháp
C. Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết
D. Do vấn đề ruộng đất dân sinh dân chủ của người dân đã được giải quyết
Lời giải
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng. Ở Việt Nam, sự câu kết giữa Pháp - Nhật đã đẩy người dân vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật phát triển rất gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó tại hội nghị lần 8 Ban chấp hàng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Những thắng lợi của quân Đồng minh trên chiến trường cuối năm 1944 - đầu năm 1945 đã có tác động như thế nào đến thái độ, hành động của quân Pháp ở Đông Dương?
A. Hoang mang, lo sợ
B. Tiếp tục thỏa hiệp với Nhật
C. Tiến hành lật đổ chính quyền Nhật ở Đông Dương
D. Ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật
Lời giải
Cuối năm 1944 - đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Quân Đồng minh liên tục giáng cho phát xít Đức và Nhật những đòn nặng nề. Tháng 8-1944, nước Pháp được giải phóng. Lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật Bản.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Lực lượng cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc
B. Tập dượt quần chúng đấu tranh
C. Thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi
D. Báo hiệu giờ hành động quyết định đã đến
Lời giải
Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc, làm cho kẻ thù hoang mang suy yếu, thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi. cao trào kháng Nhật cứu nước đã tập dượt cho quần chúng đấu tranh, báo hiệu giờ hành động quyết định sắp đến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của ai?
A. Văn Tiến Dũng
B. Phạm Văn Đồng
C. Võ Nguyên Giáp
D. Hồ Chí Minh
Lời giải
Theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. 22/12/1942.
B. 22/12/1943.
C. 22/12/1944.
D. 22/12/1945.
Đáp án C
Câu 23: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người?
A. Do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng có 36 người
B. Do đồng chí Trường Chinh làm đội trưởng có 34 người
C. Do đồng chí Phạm Hùng làm đội trưởng có 35 người
D. Do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng có 34 người
Đáp án D
Câu 24: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thư VIII tổ chức tại đâu?
A. Pác Bó (Cao Bằng)
B. Bắc Cạn
C. Bắc Sơn (Lạng sơn)
D. Tân Trào (Tuyên Quang)
Đáp án A
Câu 25: Tháng 6/1941 tình hình thế giới diễn ra sự kiện gì?
A. Chiến tranh thế giới bùng nổ.
B. Phát xít Đức tấn công Liên Xô.
C. Phát xít Đức tấn công Pháp.
D. Phát xít Đức tấn công Bỉ, Hà Lan.
Đáp án B
Câu 26: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước sau bao nhiêu năm xa cách?
A. 15 năm.
B. 20 năm.
C. 25 năm.
D. 30 năm.
Đáp án D
Câu 27: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức trong khoảng thời gian nào?
A. Từ 10-15/5/1941
B. Từ 10-19/5/1941
C. Từ 10-25 /5/1941
D. Từ 10-29/5/1941
Đáp án B
Câu 28: Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần VIII, Hội nghị đã chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Đồng minh.
C. Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).
D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
Đáp án C
Câu 29: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp-Nhật.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.
Đáp án B
Câu 30: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?
A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”
B. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.
C. “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công”.
D. Thực hiện “Người cày có ruộng”.
Đáp án B
Câu 31: Mặt trận Việt Minh ra đời vào ngày tháng năm nào?
A. 19/5/1940.
B. 19/5/1941.
C. 19/5/1942.
D. 19/5/1943.
Đáp án B
Câu 32: Tỉnh nào được coi là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh?
A. Cao Bằng
B. Bắc Cạn.
C. Lạng sơn
D. Hà Giang.
Đáp án A
Câu 33: Bản chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhận dân “sắm vũ khí đuổi thù chung” là của:
A. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương
B. Hồ Chí Minh
C. Tổng bộ Việt Minh
D. Cứu quốc quân
Đáp án C
Câu 34: Nhiều tờ báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã xuất bản là:
A. Tiền phong, Dân chúng, Lao động
B. Bạn dân, Tin tức
C. Thanh niên, Nhành lúa
D. Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập...
Đáp án D
Câu 35: Nhà thơ Tố Hữu viết:
“Ba mươi năm bước chân không mỏi
Mà bây giờ mới tới nơi”
Đó là hai câu thơ viết về quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người về Tổ Quốc. Vậy Nguyễn Ái Quốc về nước vào ngày tháng năm nào và ở đâu?
A. Ngày 25/1/1941, tại Pác Bó, Cao Bằng.
B. Ngày 28/1/1942, tại Tân Trào, Tuyên Quang.
C. Ngày 28/1/1941, tại Pác Bó, Cao Bằng.
D. Ngày 28/2/1941, tại Tân Trào, Tuyên Quang.
Đáp án C
Câu 36: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc thành lập có bao nhiêu người?
A. Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng, có 34 người.
B. Đồng chí Trường Trinh làm đội trưởng, có 34 người.
C. Đồng chí Phạm Hùng làm đội trưởng, có 35 người.
D. Đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, có 33 người.
Đáp án A
Câu 37: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ trước hết của cách mạng là gì?
A. Giải phóng dân tộc
B. Giành ruộng đất cho dân cày
C. Đánh đổ phong kiến
D. Đánh đổ đế quốc, phong kiến.
Đáp án A
Câu 38: Nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là ở đâu?
A. Lạng Sơn
B. Cao Bằng
C. Thái Nguyên
D. Bắc Cạn
Đáp án B
Câu 39: Tổ chức nào kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”?
A. Ban Chấp hành Trung ương Đảng
B. Ban Thường vụ Trung ương Đảng
C. Tổng bộ Việt Minh
D. Ủy Ban quân sự Cách mạng Bắc kì
Đáp án C
Câu 40: Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam là gì?
A. Đội du kích Bắc Sơn.
B. Đội du kích Ba Tơ.
C. Đội du kích Võ Nhai.
D. Đội du kích Đình Bảng.
Đáp án A
Câu 41: Đội Cứu quốc quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa:
A. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ
B. Đội du kích Bậc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
C. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân
D. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên
Đáp án C
Câu 42: “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”, đó là chủ trương cua Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập:
A. Mặt trận Dân tộc thống nhất Đông Dương.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
C. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.
D. Các tổ chức quần chúng (Hội cứu quốc) của mặt trận Việt Minh.
Đáp án D
Câu 43: Nguyên nhân Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9/3/1945?
A. Nhật đang khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh, Mĩ, phe phát xít đang thua to
B. Ở Đông Dương, thực dân Pháp đang ráo riết hoạt động chờ đội quân Đồng minh.
C. Để độc chiếm Đông Dương.
D. Cả ba ý kiến trên.
Đáp án C
Câu 44: Tình hình Đông Dương trước khi xảy ra cuộc Nhật đảo chính Pháp là
A. Pháp tự nguyện đầu hàng Nhật.
B. Pháp ráo riết hành động để lấy lại vị trí thống trị.
C. Pháp đảo chính Nhật thất bại.
D. Pháp bị hất cẳng khỏi Đông Dương.
Đáp án B
Câu 45: Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và nhận định tình hình như thế nào?
A. Cuộc đảo chính Nhật-Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện.
B. Ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C. Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật để độc quyền chiếm Đông Dương.
D. Nhật là kẻ thù chủ yếu của nhân dân Đông Dương.
Đáp án D
Câu 46: Hãy điền các từ còn thiếu vào đoạn văn sau đây :
“Sự……….. này có khác chi một cái bộc chứa chất bên trong biết bao vi trùng và máu mủ, chỉ chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra”.
A. cấu kết
B. kết hợp
C. hoà hợp
D. hoà hoãn
Đáp án D
Câu 47: Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3/1945), tại Từ Sơn, Bắc Ninh đã xác định kẻ thù trước mắt của cách mạng Đông Dương là
A. Bọn tay sai phản cách mạng.
B. Phe phát xít.
C. Thực dân Pháp.
D. Phát xít Nhật.
Đáp án D
Câu 48: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của:
A. Tổng bộ Việt Minh.
B. Hồ Chí Minh.
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Đáp án C
Câu 49: Hội nghị quân sự Bắc Kì (15/4/1945) quyết định những vấn đề gì?
A. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
B. Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
D. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
Đáp án C
Câu 50: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã quyết định:
A. Kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.
B. Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa.
C. Phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.
D. Khởi nghĩa giành chính quyền.
Đáp án C
Câu 51: Sau đêm 9/3/1945 khẩu hiệu mà Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng là gì?
A. “Diệt phát xít Nhật”.
B. “Chống phát xít, chống chiến tranh”.
C. “Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói”.
D. “Tự do, cơm áo, hòa bình”.
Đáp án C