Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 lớp 9.
Giải bài tập Lịch Sử Lớp 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 82 SGK Lịch Sử 9: Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì đáng chú ý?
Phương pháp giải:
Trả lời:
* Tình hình chính trị
- Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức chiếm được Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng.
- Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi: ra sức vơ vét sức người, sức của dốc vào chiến tranh.
- Cuối tháng 9-1940, Nhật nhảy vào Đông Dương xâm lược nước ta, Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để cai trị nhân dân ta.
- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.
- Năm 1945, quân phát xít thất bại trên hầu khắp các mặt trận. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lợi dụng cơ hội đó quần chúng nhân dân sôi sục cách mạng, sẵn sàng Tổng khởi nghĩa.
* Tình hình kinh tế
- Chính sách của Pháp:
+ Pháp ban hành chính sách kinh tế chỉ huy, vơ vét của cải, nhân lực của nước ta phục vụ cho mục đích chiến tranh.
+ Tăng các loại thuế: thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,…
- Chính sách của Nhật:
+ Quân Nhật cướp đất của nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.
+ Thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.
⟹ Sự câu kết thống trị của Nhật - Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 - đầu năm 1945, làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết. Các tầng lớp nhân dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít Nhật - Pháp trở nên sâu sắc.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Sở dĩ thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương vì:
- Thực dân Pháp và Phát xít Nhật cùng mang bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
- Cùng muốn dựa vào nhau để chống phá cách mạng Đông Dương, nhất là khi Nhật mới vào Đông Dương cần dựa vào bộ máy đô hộ của Pháp được củng cố vững chắc từ trước để bóc lột nhân dân Việt Nam.
- Thực dân Pháp lúc này đang yếu thế ở cả nước Pháp và Đông Dương (nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng).
- Phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời, vơ vét sức người, sức của phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật, làm bàn đạp tấn công xuống các nước ở phía Nam Thái Bình Dương.
Phương pháp giải:
Trả lời:
a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
- Nguyên nhân: Ngày 22/9/1940 quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
- Diễn biến:
+ Đêm ngày 27/9/1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã nổi dậy chặn đánh quân Pháp. Chính quyền địch ở Bắc Sơn tan rã, nhân dân thành lập chính quyền cách mạng. Đội Du kích Bắc Sơn ra đời.
- Kết quả: Pháp - Nhật câu kết với nhau đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa.
- Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh. Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.
b) Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)
- Nguyên nhân:
+ Tháng 11/1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột. Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.
+ Trước tình hình đó, tháng 11/1940 Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.
- Diễn biến:
+ 11-1940 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đình Bảng - Từ Sơn- Bắc Ninh, xác định kẻ thù chính là đế quốc Pháp - Nhật; duy trì đội du kích Bắc Sơn, lập căn cứ du kích và đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì vì thời cơ chưa chín muồi.
+ Kế hoạch bị lộ nhưng lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy đã đến các địa phương, nên khởi nghĩa vẫn nổ ra đêm 22 rạng sáng 23/11/1940.
+ Khởi nghĩa bùng nổ từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ: Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long,... Chính quyền cách mạng thành lập ở nhiều nơi, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa này.
- Kết quả: Pháp cho máy bay ném bom tàn sát nhân dân những vùng nổi dậy và bắt nhiều người. Nghĩa quân còn lại rút về Đồng Tháp và U Minh để củng cố lực lượng.
- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.
c) Binh biến Đô Lương (13/01/1941)
- Nguyên nhân: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp hết sức bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.
- Diến biến:
+ Ngày 13/1/1941 binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) dưới sự chỉ huy của Đội Cung đã nổi dậy với mục tiêu chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh kết hợp với binh lính ở đây chiếm thành. Nhưng kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp đàn áp dã man.
- Kết quả: toàn bộ binh lính nổi dậy đều bị bắt. Đội Cung với 10 đồng chí của ông bị xử bắn, nhiều người bị tù đày.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung và binh lính người Việt trong quân đội Pháp nói riêng.
Câu hỏi và bài tập (trang 86 SGK Lịch Sử 9)
Bài 1 trang 86 SGK Lịch Sử 9: Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.
Phương pháp giải:
Trả lời:
a) Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27/9/1940)
- Nguyên nhân: Ngày 22/9/1940 quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
- Ý nghĩa:
+ Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh.
+ Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.
+ Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập - đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.
b) Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)
- Nguyên nhân:
+ Tháng 11/1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột. Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.
+ Trước tình hình đó, tháng 11/1940 Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.
- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.
c) Binh biến Đô Lương (13/01/1941)
- Nguyên nhân: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp hết sức bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.
- Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung và binh lính người Việt trong quân đội Pháp nói riêng.
=> Ý nghĩa của ba sự kiện trên:
- Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
- Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.
- Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
- Bài thơ “Đói” của Bàng Bá Lân.
ĐÓI
Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu ngoài đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì… đói!
Đói tự Bắc Giang, đói về Hà Nội
Đói ở Thái Bình, đói tới Gia Lâm
Khắp đường xa những xác đói rên nằm
Trong nắng lửa trong bụi lầm co quắp
Giữa đống trẻ chỉ còn đôi hố mắt
Đọng chút hồn sắp tắt của thây ma;
Những cánh tay gầy quờ quạng khua khua
Như muốn bắt những gì vô ảnh,
Dưới mái tóc rối bù và kết bánh
Một làn da đen sạm bọc xương đầu
Răng nhe ra như những chiếc đầu lâu
Má hóp lại, răng hằn sâu gớm ghiếc
Già, trẻ, gái, trai không còn phân biệt
Họ giống nhau như là những thây ma
Như những bộ xương còn dính chút da
Chưa chết đã bốc xa mùi tử khí!
Mùi nhạt nhẽo nặng nề kỳ dị
Một mùi tanh, lộn mửa thoảng mà kinh
(Mùi tanh hôi ám ảnh mãi bên mình
Khiến cả tháng ăn không còn ngon bữa!)
Những thây đó cứ xỉu dần tắt thở,
Nằm cong queo mắt mở trừng trừng
Trong con ngươi còn đọng lệ rưng rưng
Miệng méo xệch nhưng khóc còn dang dở
Có thây chết ba hôm còn nằm đó
Ruồi tám phương bâu lại khóc vo vo
Rồi ven đường đôi nhát cuốc hững hờ
Đắp đệm với những nấm mồ nông dối
Đói tự Bắc Giang, đói về Hà Nội
Đói ở Thái Bình, đói tới Gia Lâm
Rải ven đường những nấm mộ âm thầm
Được đánh dấu bằng ruồi xanh, cỏ tốt
Có nấm mộ quá nông, trơ hài cốt
Mùi tanh hôi nồng nặc khắp không gian
Sau vài trận mưa nước xối chan chan
Ôi! thịt rửa xương tàn phơi rải rác!
Tại Hà Nội cũng như bao tỉnh khác
Những thây ma ngày lếch đến càng đông
Đem ruồi theo cùng hơi hớm tanh nồng
Rồi ngã gục khắp đầu đường cuối ngõ
Thường sớm sớm cửa mỗi nhà hé mở
Rụt rè xem có xác chết nào chăng!
Từng chiếc xe bò bánh rít khô khan
Mỗi sáng dạo khắp nẻo đường nhặt xác,
Đó đây thò khô đét một bàn chân
Hay cánh tay gầy tím ngắt teo răn
Giơ chới với như níu làn không khí
Như cầu cứu, như vẫy người chú ý
Có hơi thở tàn thoi thóp chưa thôi,
Có tiếng của mình, tiếng nấc những tròng ngươi
Nhìn đẫm lệ người chôn người chưa chết!
Bốn ngoại ô mở ra từng dãy huyệt
Được lấp đầy bằng xác chết thường xuyên
Ruồi như mây bay rợp cả một miền
Chết! Chết! Chết! Hai triệu người đã chết!
Họ là những người quê non nước Việt
Sống cần lao bên ruộng lúa đồng khoai
Lúa xanh rờn nhờ họ đổ mồ hôi
Năm ấy, thuở Nhật Tây cùng đô hộ
Chúng thi nhau cướp của dân ta
Hết lúa rồi, hết sạch cả khoai ngô
Hết củ chuối, hết nhẵn khô cả sắn!
Ngày giáp hạt không còn chi gặm nhấm
Đói cháy lòng đành nhá cả mo cau,
Nhai cả bèo và nuốt cỏ khô dầu!
Đói! Đói! Đói! Người nhao lên vì đói!
Đói tự Bắc Giang, đói về Hà Nội
Đói ở Thái Bình, đói tới Gia Lâm
Tạm biệt quê hương lê gót âm thầm
Trên rải rác mỗi nẻo đường đất nước
Từng gia đình dắt díu nhau lê bước
Đi lang thang mong sống tạm qua ngày
Đợi lúa lên hương, bông trĩu đầu cây
Hơn tháng nữa, sẽ hồi sinh, sẽ sống
Nhưng đau đớn hỡi ơi là ảo mộng!
Họ ra đi hi vọng có ngày về
Nhưng chẳng bao giờ về nữa hỡi người quê
Dần ngã gục khắp đầu đường xó chợ
Cùng lúc ấy trên đường rộn rã
Từng đoàn xe rộn rã thóc vàng tươi
Thóc của dân đen thóc của những người
Họ đang chết đói vì thực dân cướp thóc
Thóc chúng cướp phần vung xài huy hoắc,
Phần chúng đem đổ nát trong kho
Ô đau thương chưa từng thấy bao giờ
Trong lịch sử chưa bao giờ từng có
Hai triệu người vì thực dân lìa bỏ
Nước thân yêu, oan uổng chết đau thương
Trong lúc đầy đồng bát ngát ở quê hương
Lúa mơn mởn đang ra đồng trổ trái
Lúa trĩu hạt vàng tươi say gấp bội
Ngạt ngào hương thơm báo hiệu ấm no vui
Nhưng người đi không về nữa than ôi!
Lúa chín gục, chẳng còn ai gặt hái!
Ta nhớ mãi cái thời kỳ đen tối
Quên làm sao tội lỗi kẻ xâm lăng!
Những con người không còn khóc được
Quên làm sao mối thù hận không cùng!
Quên sao được hai triệu người chết đói!
Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống lạc hồng cực trãi lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu ngoài đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì… đói!
Đói tự Bắc Giang, đói về Hà Nội
Đói ở Thái Bình, đói tới Gia Lâm.
(Bàng Bá Lân 5/1957)
Lý thuyết Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
I. Tình hình thế giới và Đông Dương
- Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu, quân đội phát xít Đức tấn công nước Pháp, Chính phủ phản động Pháp đầu hàng làm tay sai cho Đức (6-1940).
- Ở Viễn Đông, quân đội phát xít Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt-Trung.
- Tháng 9-1940, Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật rồi cấu kết với Nhật để cùng áp bức bóc lột nhân dân Đông Dương.
+ Thủ đoạn gian xảo của Pháp: Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, tăng các loại thuế.
+ Thủ đoạn thâm độc của Nhật: Thu mua lương thực (chủ yếu là gạo, lúa) theo lối cưỡng bức.
- Dưới hai tầng lớp áp bức, bóc lột của Pháp-Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.
II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
- Đêm 22-9-1940, quân Nhật tiến đánh Lạng Sơn, quân Pháp thua bỏ chạy qua châu Bắc Sơn. Thừa cơ đó, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy tước khí giới của quân Pháp để tự võ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940). Nhưng mấy hôm sau, Nhật thoả hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, tập trung dân, bắn giết nghĩa quân, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt của cải.
- Lực lượng vũ trang Bắc Sơn rút vào rừng, bảo toàn lực lượng, thành lập đội du kích Bắc Sơn.
2. Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)
- Quân Xiêm (Thái Lan) với sự giúp đỡ của Nhật - lợi dụng cơ hội quân Pháp bại trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, tiến hành khiêu khích, xung đột dọc biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp bắt lính người Việt ra trận chết thay cho chúng (11-1940). Nhân dân, nhất là binh lính người Việt, rất bất bình và sôi sục khí thế đấu tranh.
- Tình thế cấp bách nên đảng bộ Nam Kì phải quyết định khởi nghĩa tuy chưa có sự chuẩn y của Trung ương, lệnh đình chỉ khởi nghĩa của Đảng ngoài Bắc vào chậm. Trước ngày khởi sự, một số cán hộ chi huy bị bắt, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, thực dân Pháp tìm cách đối phó.
- Tuy vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo dự kiến vào đêm 22 rạng sáng 23- 11-1940 ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân triệt hạ nhiều đồn bốt của giặc, phá tan nhiều chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng ở địa phương. Cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện từ trong khởi nghĩa quần chúng.
- Thực dân Pháp tập trung lực lượng, dùng nhiều thủ đoạn đàn áp cuộc khởi nghĩa. Cách mạng bị tổn thất nặng nề, nhưng một số cán bộ và nghĩa quân rút vào rừng, chờ thời cơ để hoạt động trở tại.
* Ý nghĩa và bài học 2 sự kiện trên:
- Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì nổ ra vào lúc kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị kĩ lưỡng nên trước sau đều thất bại.
- Các sự kiện oanh liệt đó đã “gây ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc”, nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh báo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân vào nước ta, “đó là những tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc".
- Các cuộc khởi nghĩa trên, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau.