Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước

Tải xuống 21 3.2 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 21 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước và 33 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước môn Lịch sử lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nướcLịch sử lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước:

LỊCH SỬ 10 BÀI 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

I. Các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương

Thời kỳ Chính trị Kinh tế Văn hóa-giáo dục Xã hội
Thời kỳ dựng nước đầu tiên VII TCN- II TCN

- Thế kỷ VII TCN - II TCN nhà nước Văn Lang - Âu Lạc thành lập ở Bắc Bộ (Bộ máy nhà nước quân chủ còn sơ khai.)

- Thế kỷ II T.CN ở Nam Trung Bộ Lâm Ấp, Chăm Pa ra đời.

- Nông nghiệp trồng lúa nước.

- Thủ công nghiệp: dệt, gốm, làm đồ trang sức.

- Đời sống vật chất đạm bạc, giản dị, thích ứng với tự nhiên.

- Tín ngưỡng: Đa phần.

- Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, chất phát, nguyên sơ.

- Giáo dục từ năm 1070 được tôn vinh, ngày càng phát triển.

Quan hệ vua tôi gần gũi, hòa dịu

Từ thế kỷ I - X bị phong kiến phương Bắc đô hộ - Bắc thuộc.

Thế kỷ I TCN quốc gia Phù Nam ra đời ở Tây Nam Bộ

     

Giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến độc lập X – XV.

- Tổ chức nhà nước quân chủ phong kiến ra đời:

+ 968 quốc hiệu Đại Cồ Việt .

+ 1054 Đại Việt

- Thế kỷ XV hoàn chỉnh bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương

- Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển

- Đời sống kinh tế của nhân dân được ổn định

- 1070 giáo dục Đại Việt ra đời

- Nho giáo, Phật giáo thịnh hành. Nho giáo ngày càng được đề cao.

- Văn hóa chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc

Quan hệ xã hội chưa phát triển thành mâu thuẫn đối kháng

Giai đoạn đất nước bị chia cắt XVI - XVIII

- Chiến tranh phong kiến nên đất nước chia cắt làm 2 miền: Đàng Trong Đàng Ngoài với 2 chính quyền riêng.

- Nền quân chủ không còn vững chắc như trước.

- Thế kỷ XVII kinh tế phục hồi.

+ Nông nghiệp: ổn định và phát triển nhất là ở Đàng Trong.

+ Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh(Thăng Long với 36 phố phường ); giao lưu với nước ngoài mở rộng tạo điều kiện cho các đô thị hình thành, hưng khởi.

- Nho giáo suy thoái,Phật giáo được phục hồi. Đạo Thiên chúa được truyền bá.

- Văn hóa tín ngưỡng dân gian nở rộ.

- Văn hoá dân gian phát triển mạnh .

- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng suy giảm

Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở hai Đàng khủng hoảng dẫn đến phong trào nông dân bùng nổ, tiêu biểu là phong trào nông nhân Tây Sơn

Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX

Năm 1820 nhà Nguyễn thành lập duy trì bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Song nền quân chủ phong kiến đã bước vào khủng hoảng suy vong.

Chính sách “đóng cửa” của nhà Nguyễn hạn chế sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam trở nên lạc hậu, kém phát triển

- Nho giáo được độc tôn.

- Văn hóa giáo dục có những đóng góp đáng kể

- Sự cách biệt giữa các giai cấp càng lớn, mâu thuẫn xã hội tăng cao ,phong trào đấu tranh liên tục bùng nổ

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Lược đồ địa phận Đàng Trong – Đàng Ngoài

II. Công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Tần năm 214-209 TCN.

Thống kê các cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập của dân tộc ta từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XVIII

Tên cuộc đấu tranh Vương triều Lãnh đạo Kết quả

Kháng chiến chống xâm lược Tần(cuối thế kỷ III TCN)

 

thục

Sáu năm sau giết được Hiệu úy Đồ Thư , nhà Tần bãi binh

Năm 207 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc

Thục An Dương Vương

Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm, có thành Cổ Loa kiên cố, có quân đội mạnh, có tướng giỏi, đã đánh bại được quân Triệu Đà, giữ vững được độc lập.

Năm 179 TCN sau khi chia rẽ nội bộ Triệu Đà dùng mưu tấn công và chiếm được Âu Lạc. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43)

Trưng Vương

Hai Bà Trưng

3/43 (6/2 Âm lịch), Hai Bà Trưng hi sinh ở Cấm Khê.

Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược 545-550

Lý Nam Đế

Lý Bí, nghĩa quân chiếm được thành Long Biên.

Năm 544, Lý Bí lên ngôi hòang đế. Đặt tên nước là Vạn Xuân.

Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Hán ( 930-931)

Dương Đình Nghệ

Quân Nam Hán bị đánh tan, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Quân Nam Hán bị đánh tan.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

 

Ngô Quyền cho đóng cọc sắt xuống lòng sông Bạch Đằng

Trận Bạch Đằng kết thúc hòan tòan thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

Tiền Lê

Lê Hoàn

Thắng lợi nhanh chóng

Kháng chiến chống Tống thời Lý

Thời Lý

Lý Thường Kiệt

Năm 1077 kết thúc thắng lợi

Kháng chiến chống Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)

Thời Trần

Vua Trần (lần I)

-Trần Quốc Tuấn (Lần II - Lần III)

Cả 3 lần kháng chiến đều giành thắng lợi.

Chống quân xâm lược Minh

Thời Hồ

Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1907 ở Hà Tĩnh.

Kháng chiến chống quân Xiêm 1785

Thời Tây Sơn

Nguyễn Huệ

Đánh tan 5 vạn quân Xiêm

Kháng chiến chống quân Thanh 1789

Thời Tây Sơn

Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)

Đánh tan 29 vạn quân Thanh

Phần 2: 33 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

A. Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước

Câu 1: Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến là  

A. Nông nghiệp trồng lúa nước gắn với làm thủy lợi

B. Thủ công nghiệp hàng hóa

C. Mậu dịch hàng hải

D. Công- thương nghiệp hàng hóa

Đáp án : Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến là nền nông nghiệp trồng lúa nước gắn với làm thủy lợi. Thủ công nghiệp và thương nghiệp chỉ là những ngành kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lê sơ có ý nghĩa gì đối với xã hội?  

A. Ổn định đời sống nhân dân và tình hình xã hội

B. Là điều kiện để Đại Việt mở mang bờ cõi 

C. Là cơ sở để củng cố chế độ phong kiến chuyên chế

D. Tạo điều kiện để văn hóa phát triển rực rỡ

Đáp án : Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lê sơ có tác dụng ổn định đời sống nhân dân. Từ đó đảm bảo sự ổn định của tình hình xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Điểm giống nhau giữa văn hóa của quốc gia Cham Pa và Phù Nam là  

A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

B. Chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo

C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán 

D. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Nam Á hải đảo

Đáp án : Cả văn hóa của Cham Pa và Phù Nam đều chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ như tôn giáo (Hindu giáo và Phật giáo), chữ viết (ảnh hưởng của chữ Phạn), nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc(ảnh hưởng của kiến trúc Hindu và Phật giáo)…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Bản chất của chính quyền vua Lê- chúa Trịnh là  

A. Chế độ đại nghị

B. Chế độ phong kiến tập quyền

C. Cơ chế lưỡng đầu

D. Cơ chế thượng hoàng- quan gia

Đáp án : Bản chất của chính quyền vua Lê- chúa Trịnh là chế độ phong kiến phân quyền, hay còn gọi là lưỡng đầu chế. Vua Lê vẫn còn tồn tại trên danh nghĩa, còn quyền lực thực tế đều nằm trong tay họ Trịnh- chúa Trịnh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Thế kỉ nào được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa” trong lịch sử Việt Nam?  

A. Thế kỉ XVI

B. Thế kỉ XVII

C. Thế kỉ XVIII

D. Thế kỉ XIX

Đáp án : Từ thế kỉ XVIII, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ, trong lúc chính quyền ở các hai miền đều thiếu quan tâm đến đời sống của nông dân. Điều này đã khiến cho đời sống người nông dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, khởi nghĩa nông dân nổ ra trên khắp cả nước với quy mô và tần suất lớn => thế kỉ XVIII được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Phong trào nông dân Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?  

A. Lật đổ các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước

B. Lật đổ các thế lực phong kiến, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

C. Mới chỉ giải phóng được vùng đất Đàng Trong

D. Đánh thắng các thế lực ngoại xâm, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước

Đáp án : Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là    

A. Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước

B. Văn minh công nghiệp

C. Văn minh thủ công nghiệp

D. Văn minh thương nghiệp

Đáp án : Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Quốc hiệu Đại Cồ Việt xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại nào?  

A. nhà Đinh

B. nhà Tiền Lê

C. nhà Lý

D. Nhà Ngô

Đáp án : Năm 968, quốc hiệu Đại Cồ Việt được xác định dưới thời nhà Đinh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nguồn tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời Lê sơ là  

A. Thi cử

B. Tiến cử

C. Nhậm tự

D. Mua bán

Đáp án : Dưới thời Lê sơ, quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua thi cử. Nhà nước đặt lệ 3 năm thi hội một lần. Những người đỗ tiến sĩ sẽ được dựng bia ở văn miếu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Biểu hiện khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII là  

A. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra

B. Sự hình thành các thế lực phong kiến cát cứ

C. Cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc

D. Sự thay đổi liên tiếp các triều đại

Đáp án : Trong thế kỉ XVI-XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng với biểu hiện là sự phát triển của các thế lực phong kiến cát cứ: chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn dẫn tới sự chia đôi đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Từ đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế Đại Việt có đặc điểm gì nổi bật?  

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành quan hệ sản xuất chủ đạo

B. Kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng

C. Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng đi liền mở rộng ngoại thương

D. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh mẽ

Đáp án : Từ đầu thế kỉ XVII, kinh tế hàng hóa phát triển nhóng chóng với việc mở rộng ngoại thương. Số lượng sản phẩm thủ công ngày càng tăng và trở thành những mặt hàng hấp dẫn thương nhân nước ngoài. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị như Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An, Gia Định…

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 9)
Trang 9
Lịch Sử 10 Bài 27 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Quá trình dựng nước và giữ nước (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 21 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống